Sản xuất đậu phụ và các vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.2.Sản xuất đậu phụ và các vấn đề môi trường

2.2. Tổng quan về làng nghề sản xuất đậu phụ

2.2.2.Sản xuất đậu phụ và các vấn đề môi trường

- Môi trường nước

Tại các làng nghề ở Việt Nam, 100% mẫu nước thải đều có các thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, như ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm... nước thải cống chung tại khu vực sản xuất chứa hàm lượng BOD5 rất cao, có khi lên tới 2.003 mg/ lít, như làng nghề bún thôn Đoài (Bắc Ninh). Hoặc hàm lượng COD trong nước thải cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 3,2 – 8,93 lần (Đặng Kim Chi, 2005).

Chế biến lương thưc, thực phẩm là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng nước thải không nhỏ, giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh,… đều có BOD vượt quá TCCP từ 12,8 – 140 lần; COD vượt quá TCCP từ 9,7 – 87 lần. Hầu hết nước thải có pH thấp, thể hiện chất thải hữu cơ đã bị phân giải yếm khí. Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng khí gây ô nhiễm môi trường như

Bảng 2.2. Lượng nước thải trong sản xuất đậu phụ (trên 1 tấn sản phẩm)

STT Công đoạn sản xuất Mức nước thải (m3) Tỷ lệ

1 Ngâm đỗ 0,58 38,2%

2 Lắng đậu 0,63 41,4%

3 Đóng khuôn 0,31 20,4%

Tổng 1,52 100%

Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) Qua bảng trên ta thấy, lượng nước thải ra từ quá trình sản xuất khoảng 1,52 m3/ 1 tấn sản phẩm. Lượng nước thải này có chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn và gây ô nhiểm môi trường nếu không qua xử lý.

Môi trường không khí:

Ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, nhựa...Làng nghề sản xuất đậu phụ sử dụng nguyên liệu than là nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất. Theo Đặng Kim Chi ( 2005) lượng than tiêu thụ cho quá trình sản xuất đậu phụ khoảng 80 kg than/ 1 tấn nguyên liệu. Lượng than sử dụng tuy không nhiều nhưng nếu mà không có các biện pháp giảm thiểu thì sẽ gây ô nhiễm môi trường làng nghề.

Chất thải rắn: Bã đậu thải ra ngoài có hàm lượng ẩm rất cao khoảng W=88,68%, định mức thải là 2 tấn bã/1 tấn nguyên liệu(~ 0,625 tấn bã/ tấn sản phẩm). Ngoài ra còn có lượng xỉ than khá lớn từ sản xuất với khối lượng chiếm 20% lượng than sử dụng. Do đó, ta cần có những biện pháp xử lý chất thải rắn của quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường.

Bảng 2.3. Khối lượng chất thải rắn do sản xuất đậu phụ

STT Chất thải Lượng thải

TB,tấn/tấnSP TB tấn/năm

1 Bã đậu 1,25 1000

2 Xỉ than 0,016 12,5

Nguồn: Đặng Kim Chi (2005) Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không chỉ đem lại hiệu quả về mặt môi trường, mà

còn giúp các doanh nghiệp giảm chỉ phí sản xuất, chi phí xử lý và thải bỏ chất thải và giảm trách nhiệm pháp lý. Các kết quả áp dụng sản xuất sạch hơn ở các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada cũng như ở các nước đang pháp triển như Ấn Độ, Trung Quốc và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đều cho thấy tính ưu việt của SXSH: vừa mang lại hiệu quả về môi trường, vừa mang lại hiệu quả về kinh tế.

Ở Việt Nam, sản xuất sạch hơn được giới thiệu và áp dụng thử nghiệm trong công nghiệp vào năm 1995. Đến nay, sản xuất sạch hơn đã được áp dụng rộng rãi, có 8 ngành sản xuất có trên 100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may, rau quả nông sản, mỏ và khai thác, xi măng- gạch –gốm, thủy sản, gỗ- tre- nứa và nhựa cao su và thực phẩm khác.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 31-12- 2014 số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096. Sự phát triển ồ ạt và thiếu định hướng từ nhà quản lý tại các làng nghề đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt là vấn đề môi trường: ô nhiễm đất, nước, không khí và tiếng ồn từ hoạt động làm nghề. Sản xuất sạch hơn được đề xuất như một giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề (trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội, 2014). Ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động sản xuất sạch hơn đang được các địa phương triển khai. Điển hình như một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) cũng đã áp dụng sản xuất sạch hơn, đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt; cũng ở khâu này, thêm 10% nguyên liệu tiếp tục bị hao hụt. Khi thực hiện sản xuất sạch hơn, kết quả mang lại rất khả quan, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh mà doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt, giảm phát thải ra môi trường.

Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm sử dụng lượng lớn nước và lượng nước thải tạo ra vô cùng lớn. Do đó, việc áp dụng sản xuất sạch hơn vừa đem lại hiệu quả về kinh tế vừa đem lại những lợi ích về môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)