Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. Phân tích tính khả thi của các phương pháp sản xuất sạch hơn
4.5.1. Mô tả giải pháp
4.5.1.1. Các giải pháp giảm thiểu chất thải tại nguồn
Các giải pháp quản lý nội vi: Đây là những phương pháp đơn giản, cần thực hiện ngay tránh gây sự thất thoát, lãng phí nguyên liệu.
- Giải pháp 1: Tắt vòi nước sau khi sử dụng
Quá trình sản xuất đậu phụ luôn đòi hỏi sử dụng lượng nước lớn, do đó việc rò rỉ và thất thoát nước trong quá trình sản xuất là điều không tránh khỏi. Một vòi nước bị rò rỉ có thể gây lãng phí rất nhiều nước dó đó hành động đơn giản như tắt vòi nước sau khi sử dụng sẽ giúp tích kiệm được rất nhiều nước. Trong quá trình sản xuất đậu phụ, có một số công đoạn sử dụng khá nhiều nước
như: công đoạn ngâm, công đoạn rửa đậu, công đoạn nghiền, công đoạn vệ sinh dụng cụ và nhà sưởng. Tất cả các cong đoạn ngày cần cấp nước liện tục, vì vậy nhiều người lao động để nước chảy liện tục mà không tắt gây ra hiện tượng lãng phí nguồn nước. Giải pháp này đòi hỏi người dân cần biết được tầm quan trọng của tài nguyên nước và dần dân quan tâm hơn về việc tích kiệm nó.
-Giải pháp 2: Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và tiết kiệm năng lượng
Để nâng cao kỹ năng sản xuất, giảm thiếu sự thất thoát trong quá trình sản xuất và cũng là để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động tại làng nghề thì chúng ta cần mở các lớp tập huấn về kỹ năng sản xuất, áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất.
-Giải pháp 3: Thường xuyên kiểm tra hệ thống nước, hệ thống điện, hệ thống máy móc
Một hệ thống khi mà đã đi vào sử dụng, hoạt động một khoảng thời gian nhất định thì sẽ có biểu hiện của sử rò rỉ hoặc hỏng hóc. Các vấn đề có thể gặp phải như: nứt ống, hỏng vòi nước, chập chờn ổ điện,đứt dây điện ….Các vấn đề này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mà còn có thể liên quan đến các vụ tai nạn sản xuất nếu không được chú ý.
Việc kiểm tra định kỳ giúp tìm ra các điểm rò rỉ và tránh lãng phí bằng cách sửa chữa kịp thời. Phương pháp này nên được áp dụng cho toàn bộ hệ thống sản xuất.
4.5.1.2. Thay đổi nguyên liệu
-Giải pháp 4: Thay thế đậu tương Trung Quốc bằng đỗ tương Việt Nam
Nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm. Nếu nguyên liệu mà ngon, sạch thì chất lượng sản phẩm sẽ cao, được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn. Theo khảo sát người dân tại làng nghề, đậu tương của Trung Quốc tuy giá thành có rẻ hơn đậu của Việt Nam nhưng đậu nành lại chứa nhiều tạp chất và chất lượng sản phẩm tạo ra ( đậu phụ) thường không thực sự ngon. Điều này có thể ảnh hưởng đến có năng suất và chất lượng sản phẩm.
-Giải pháp 5: Sử dụng than có chất lượng cao
Theo khảo sát điều tra, các hộ gia đình sản xuất nhỏ đa phần vẫn sử dụng than bùn cho quá trình đun nóng. Chính việc sử dụng than có chất lượng thấp này
làm cho lượng khí thải, và lượng xỉ than tạo ra nhiều hơn. Để cải thiện quá trình này ta có thể thay thế sử dụng than có chất lượng cao hơn nhằm giảm thiểu chất thải và giúp tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng than có chất lượng cao hơn vẫn tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, phương pháp này ta cần phải phân tích thêm.
4.5.1.3. Cải tiến thiết bị
-Giải pháp 6: Sử dụng các vòi nước có áp lực cao
Một trong những giải pháp tiết kiệm nước là thay đổi tất cả các vòi nước bình thường bằng các vòi nước có áp lực cao. Một vòi nước có áp lực cao có thể làm sạch tất cả các thiết bị một cách nhanh chóng và rõ rang hơn nó sẽ tiết kiểm được thời gian và tiết kiệm được nước dành cho quá trình sản xuất đậu phụ.
-Giải pháp 7: Trang bị máy ly tâm tách bã
Sau khi xay, ta có một dung dịch huyền phù gồm có dung dịch keo và những chất rắn không tan trong nước được gọi là sữa đậu. Sau đó, người ta đem đổ sữa đậu này vào một túi vải để thực hiện quá trình vắt. Theo khảo sát, điều tra thì quá trình vắt này hầu hết được thực hiện bằng cách vắt tay thủ công. Chính điều này làm cho lượng bã lọc sẽ có độ ẩm cao, sữa đậu bị rơi vãi nhiều và đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, trang bị máy ly tâm tách bã vừa giúp tăng hiệu quả sản xuất, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Giải pháp 8: Sử dụng nồi áp suất điện
Các nồi áp suất điện là thiết bị mới, trong đó sử dụng sức nóng cửa hơi nước áp suất cao để nấu và giữ sữa đậu nành ở nhiệt độ tiêu chuẩn. Nồi áp suất điện có thiết kế đơn giản, nó có thể được lắp đặt một cách dễ dàng với chi phí thấp. Nhờ sự điều chỉnh tự động và cơ chế kiểm soát nguồn nhiệt mà người sản xuất có thể dễ dàng hơn trong việc canh nhiệt độ của nồi sữa, và tránh hiện tượng khê sữa đậu.
Một lý do khác để lựa chọn giải pháp này là nồi áp suất điện có thể được coi là một sản phẩm than thiện với môi trường. Bằng cách sử dụng năng lượng thay vì đốt than, phương pháp này đã giảm hoàn toàn lượng khói thải và lượng xỉ than trong quá trình sản xuất đậu phụ. Điều này không những tạo một môi trường làm việc sạch sẽ cho người lao động mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
4.5.1.4. Tuần hoàn
Bã đậu tạo ra từ quá trình sản xuất rất giàu dinh dưỡng phù hợp cho việc làm thức ăn chăn nuôi. Theo điều tra, có nhiều hộ gia đình kết hợp vừa sản xuất vừa chăn nuôi lợn, các hộ gia đình đã tận dụng bã đậu này làm thức ăn cho lợn. Còn đối với những hộ không chăn nuôi thì họ liên hệ với các chủ trang trại chăn nuôi lợn trong làng để bán. Giá bán 1 kg bã đậu khoảng 1.500 VND. Điều này, đã góp phần làm tăng thu nhập của các hộ sản xuất và vừa hạn chế được ô nhiễm môi trường.
-Giải pháp 10: Sử dụng xỉ than đem bán
Lượng xỉ than tạo ra từ quá trình sản xuất không nhiều. tuy nhiên, nếu lượng xỉ này mà cứ được đổ ra môi trường mà không có biện pháp xử lý sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, cần tìm được nơi mua xỉ than để sản xuất gạch.
-Giải pháp 11: Tái sử dụng nước từ quá trình ngâm, rửa đậu nành và quá trình vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng
Theo quan sát thực tế thì một lượng lớn nước ngọt bị lãng phí cho việc ngâm, rửa và vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng mà không có bất kỳ một sự giám sát nào. Việc tuần hoàn nước từ quá trình ngâm, rửa đậu nành và quá trình vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng sẽ giúp tích kiệm được tài nguyên nước và giảm thiểu lượng nước thải đổ ra môi trường.