Làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 39)

4.1.1. Giới thiệu về làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi

Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội xã Đình Dù

Vị trí địa lý

Hình 4.1. Vị trí làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi

Xã Đình Dù là một xã nằm ở phía bắc của tỉnh Hưng Yên, bao gồm 5 thôn. Tổng diện tích đất tự nhiên là 447,5 ha, có vị trí:

-Phía Bắc giáp xã Lạc Đạo và thị trấn Như Quỳnh

-Phía Nam giáp xã Lạc Hồng và xã Trưng Trắc

-Phía Đông giáp xã Minh Hải

Xã có vị trí địa lý thuận lợi, có đường quốc lộ 5, đường sắt, đường tỉnh 385 và đường tỉnh lộ 206 chạy qua. Nằm cách không xa thành phố Hưng Yên và thủ đô Hà Nội, đây là hai thị trường rộng lớn, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đến mọi miền đất nước và quốc tế. Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh nên Đình Dù có điều kiện phát triển những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao.Với vị trí địa lý như trên Đình Dù có nhiều điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Địa hình

Cũng như các xã khác của huyện Văn Lâm, Đình Dù nằm trong vùng địa hình bằng phẳng. Độ cao bề mặt hầu hết từ 4,9 - 5m so với mức nước biển, độ chênh lệch địa hình không quá 1m.

Khí hậu

Đình Dù nằm trong vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng nên có đầy đủ đặc trưng khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, đó là nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh.Mùa hạ thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô, lượng mưa ít. Nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ trung bình cao nhất khoảng 29,50C (tháng 7), thấp nhất 17,50C (tháng 1); biên độ nhiệt trong ngày <100C. Đình Dù có số giờ nắng trong năm từ 1.519 giờ, mùa nắng từ tháng 5 đến tháng 10 số giờ nắng chiếm 1080 – 1100 giờ, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm khoảng 500 – 520 giờ. Chế độ mưa ở xã thay đổi nhiều trong năm: lượng mưa hàng năm từ 1.450 – 1.650 mm, mưa tập trung nhiều vào các tháng 7,8 và 9. Ngày có lượng mưa cao nhất có thể đạt tới 200 – 300 mm. Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 – 1.300 mm chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa, mùa khô lượng mưa trung bình 200 – 300 mm chiếm khoảng 15 – 20% tổng lượng mưa. Số ngày mưa khoảng 140 – 150 ngày, mưa nhỏ, mưa phùn chiếm 60- 65 ngày. Độ ẩm không khí trung bình cả năm dao động từ 85 - 86%. Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 2 và tháng 3 lên tới 92%, thấp nhất là vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống tới dưới 80%. Có hai hướng gió chính là: gió Đông Nam thổi vào mùa hạ, gió Đông Bắc vào mùa đông. Gió Đông Nam chiếm ưu thế hơn sau đó đến gió Đông Bắc, các hướng gió khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần suất thấp, không thành hệ thống. Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ nên trung bình mỗi năm xã bị ảnh hưởng từ 4 - 6 cơn bão kèm theo mưa to và gió mạnh, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên không gây ứng lụt nghiêm trọng.

Thủy văn

Nguồn nước ngầm tương đối phong phú, khai thác ở độ sâu 80-100 m; chất lượng nước chưa cao, hàm lượng Cl, Fe cao cần được xử lý trước khi sử dụng. Hệ thống thủy văn xã Đình Dù chủ yếu là các ao hồ tự nhiên và nhân tạo để cung cấp nước phục vụ cho những khu vực đất sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Điều kiện về kinh tế - xã hội Tình hình phát triển kinh tế

Thực trạng phát triển kinh tế của xã trong những năm qua có bước đột phá, tổng giá trị sản phẩm toàn xã và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm liên tục tăng, đặc biệt là ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng rất cao, tạo công ăn việc làm thu nhập cho người dân.

Nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Từ năm 2012 đến năm 2013, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi, cụ thể là: cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm (từ 30,3% xuống 29,2); ngành công nghiệp – dịch vụ tăng từ 29,5% lên 30,3% và ngành dịch vụ - thương mại tăng từ 40,2 lên 40,5%.

Đất đai

Theo thống kê đất đai 2014, diện tích của xã Đình Dù chiếm 6.01% so với tổng diện tích huyện Văn Lâm; tổng diện tích đất tự nhiên là 447,5 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 240,98 ha với 227,15ha là đất sản xuất nông nghiệp và 13,83 ha đất nuôi trồng thủy sản; đất phi nông nghiệp có diện tích là 206,43 ha.

Bảng 4.1. Diện tích đất xã Đình Dù

TT Tên loại đất Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên 447.5

Trong đó:

1 Đất nông nghiệp 240.98

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 227.15 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 13.83

2 Đất phi nông nghiệp 206.43

Dân số và lao động

Nguồn lao động của xã là tương đối dồi dào chủ yếu là nguồn lao động nông nghiệp. Hiện nay toàn xã có 2.250 hộ với 8,282 nhân khẩu, trong đó lao động nông nghiệp là 6.652 người chiếm 80,32%.

Những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao, cơ cấu việc làm cũng có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng lao động tham gia vào các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. Tình trạng thiếu việc làm sau mùa vụ nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc đưa ra những ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao vào địa phương gặp nhiều khó khăn.

Hiện trạng sản xuất tại làng nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làng Xuân Lôi là một trong 4 thôn của xã Đình Dù, nằm ở phía Đông Nam của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Thôn Xuân Lôi có 300 hộ gia đình với dân số là 1.300 nhân khẩu.

Sản xuất đậu phụ tại thôn Xuân Lôi đã có từ rất lâu, các sản phẩm đậu phụ ở đây đã nổi danh và được nhiều vùng lân cận biết tới. Việc sản xuất đậu phụ tại thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm đã được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận là làng nghề truyền thống. Hiện nay, có khoảng 120 hộ gia đình ( chiếm 40%) trong thôn tham gia sản xuất đậu phụ với khối lượng trung bình 5 tấn đậu nành mỗi ngày. Các sản phẩm của làng nghề chủ yếu phục cho người dân địa phương và cho các KCN lân cận như: KCN Như Quỳnh, KCN Tân Quang, KCN Phố Nối A…Việc sản xuất đậu phụ không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình mà còn tạo ra việc làm cho người dân trong làng.

Tuy nhiên, gần đây những hộ gia đình sản xuất đậu phụ trong làng nghề gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao như: giá đầu nành, điện, than, nước….Trong khi đó, giá đậu phụ tăng không đáng kể. Ngoài ra, làng nghề còn gặp các vấn đề về môi trường xung quanh làng nghề như: ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí.

Theo ông Đỗ Mạnh Quỳnh - trưởng thôn thông Xuân Lôi cho biết: thì có hơn 100 hộ gia đình sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi. Nhưng chỉ có hơn 40 hộ gia đình xây dựng bể biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Còn lại chất thải chăn nuôi của các hộ gia đình được xả thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chạy quanh làng. Trong khi đó, hệ thống thoát nước của làng nghề ngày càng xuống

cấp. Chính điều này càng làm vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề trở lên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong làng.

* Quy mô sản xuất tại làng nghề:

Theo số liệu điều tra năm 2015, hiện nay có 120 hộ gia đình tham gia sản xuất đậu phụ có mức quy mô như sau:

-Quy mô sản xuất lớn có 24 hộ gia đình (chiếm 20%): Sản xuất 30 kg đậu/ ngày

-Quy mô sản xuất trung bình có 63 hộ gia đình (chiếm 52,5%): Sản xuất 20 kg đậu/ ngày.

-Quy mô sản xuất nhỏ có 33 hộ gia đình (chiếm 27,5%): sản xuất 10 kg đậu/ ngày)

Khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất cho thấy toàn bộ các hộ sản xuất xen kẽ trong khu dân cư có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động mang tính chất kinh tế hộ gia đình liên tục ngày đêm nên ảnh hưởng của các yêu tố sản xuất trực tiếp với người lao động cũng như các thành viên trong hộ gia đình.Hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng khu nhà ở làm nơi sản xuất, không có khu xử lý nước thải sản xuất riêng. Toàn bộ nước thải sản xuất được đổ trực tiếp ra cùng nước thải sinh hoạt.

Sản xuất đậu phụ sử dụng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Số người tham gia lao động bình quân là 2 - 3 người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hóa còn thấp.

Bảng 4.2. Quy mô về lao động làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

1 Lao động thường xuyên người/hộ 2

Trong đó: nữ % 80 2 Trình độ văn hóa: Chưa tốt nghiệp THCS % 0 Tốt nghiệp cấp THCS (hết lớp 9 hoặc hết lớp 7 theo hệ cũ) % 40 Tốt nghiệp cấp THPT ( hết lớp 12 hoặc hết lớp 10 theo hệ cũ) % 60

Tốt nghiệp đại học và sau đại học % 0

3 Thời gian lao động trung bình giờ/ngày 5

Sản xuất đậu phụ mang tính thủ công, đơn giản, tính chất công việc nhẹ nhàng ít nặng nhọc, không phát sinh chất thải độc hại nên đa phần lao động là nữ, kinh nghiệm sản xuất là tự học hỏi hoặc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phần lớn lao động có trình độ kỹ thuật chưa cao. Trình độ văn hóa thấp, đa phần chỉ dừng lại ở cấp THPT vì vậy ý thức bảo vệ môi trường chưa cao.

4.1.2. Hiện trạng môi trường làng nghề thôn Xuân Lôi 4.1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn 4.1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn

Quá trình sản xuất sử dụng than làm nhiên liệu, khi đốt cháy tạo ra một số khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường, cùng với đó xỉ than sau khi đốt tạo bụi ảnh hưởng đến môi trường không khí.

(1) QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

(2)QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh

(3) QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn Trong đó:

XLK1: Đường làng gần nhà thờ họ Đỗ (Tọa độ:20°58'38,67"N; 106°00'33,48" E)

XLK2: Hộ SX ông Lê Xuân Đảo (Tọa độ: 20°58'26,80"N;106°00'23,70" E) XLK3: Khu vực SX hộ ông Đỗ Văn Chung (Tọa độ: 20°58'38,67"N; 106°00'33,48" E)

XLK4: Hộ SX ông Đỗ Ngọc Dư (Tọa độ: 20°58'41,20"N; 106°02'21,70" E) XLK5: Đường làng cuối thôn (Tọa độ: 20°58'48,20"N; 106°32'32,80" E) XLK6: Hộ SX ông Lê Văn Dũng (Tọa độ: 20°58'40,60"N; 106°28'32,50" E)

Bảng 4.3. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Quy chuẩn so sánh XLK1 XLK2 XLK3 XLK4 XLK5 XLK6 1. Nhiệt độ oC 15,4 15,8 15,4 16,0 15,6 15,7 - 2. Độ ẩm % 90,2 90,3 90,6 89,7 90,2 90,2 - 3. Tốc độ gió m/s 0,6 0,6 0,8 0,5 0,6 1,1 - 4. Độ ồn Leq dBA 60 67 66 63 66 70 (3)70 Lmax dBA 67 81 72 70 74 - 70 Lmin dBA 53 60 58 58 56 - 70 5. TSP µg/m3 170 180 160 170 200 190 (1)300 6. CO µg/m3 3.300 3.400 3.000 4.100 3.500 4.100 (1)30.000 7. NO2 µg/m3 22 28 35 32 38 34 (1)200 8. SO2 µg/m3 24 26 32 44 28 36 (1)350 9. NH3 µg/m3 50 42 46 47 44 52 (2)200 10. H2S µg/m3 3 1 2 2 2 2 (2)42

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên (2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả khảo sát chất lượng môi trường không khí xung quanh làng nghề sản xuất đậu phụ kết hợp chăn nuôi lợn Xuân Lôi cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về bụi, SO2, CO, NO2 trong khu vực sản xuất và môi trường xung quanh đều nhỏ hơn QCCP ( QCVN 05:2013/BTNMT) cụ thể là TSP nhỏ hơn tiêu chuẩn từ 1,5 – 1,8 lần; SO2 thấp hơn 7 – 14 lần; CO nhỏ hơn 7,5 – 10 lần; NO2 nhỏ hơn 6 – 9 lần. Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung về chất lượng không khí xung quanh ở các vùng nông thôn thì các chỉ tiêu trên tương đối cao, ví dụ hàm lượng SO2. Nguyên nhân là do phần lớn nhiên liệu được sử dụng tại đây là kém chất lượng, hàm lượng lưu huỳnh cao dẫn đến chỉ số SO2 tương đối cao. Các chỉ tiêu NH3, H2S đều có giá trị thấp hơn QCCP nhiều lần, NH3 nhỏ hơn 4,3 – 5 lần; H2S nhỏ hơn 14 – 42 lần. Độ ồn lớn nhất tại các điểm lấy mẫu đã vượt quá tiêu chuẩn quy định, nguyên nhân chủ yếu là từ hoạt động chăn nuôi.

Trong công đoạn đun, các hộ sản xuất đều cho biết quá trình đốt nhiên liệu trong sản xuất có phát sinh khí thải tuy nhiên chưa có hộ gia đình nào có hệ thống xử lý khí thải. Quá trình đốt than còn tạo ra lượng xỉ than khá lớn, xỉ than sau sản xuất được xả thẳng ra môi trường hoặc tận dụng làm nguyên liệu đóng gạch. Xỉ than cũng là một trong những nguồn phát sinh bụi.

4.1.2.2. Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng môi trường nước thải

Nước thải sau quá trình sản xuất đậu phụ được tận dụng cho chăn nuôi vì thế không làm nguy hại đến môi trường. Tuy nhiên nước thải của hoạt động chăn nuôi lại là nguyên nhân chủ yếu làm nhiễm bẩn môi trường nước làng nghề.

Bảng 4.4. Hiện trạng môi trường nước thải tại làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

QCVN 40:2011/BTN MT XLNT1 XLNT2 (cột B) 1 pH - 8,0 7,9 5,5 - 9,0 2 Nhiệt độ oC 17,1 16,8 40 3 TSS mg/l 378 545 100 4 BOD5 mg/l 700 2100 50 5 COD mg/l 1.457 3.408 150 6 Amoni (NH4+) mg/l 156,5 156,65 10 7 Clorua (Cl-) mg/l 142 156 1 8 Florua (F-) mg/l <0,001 <0,001 10 9 Xianua mg/l <0,01 <0,01 0,1 10 Asen (As) mg/l 0,0073 0,0331 0,1 11 Cadimi (Cd) mg/l 0,0013 0,0021 0,1 12 Chì (Pb) mg/l 0,0141 0,0864 0,5 13 CromIII (Cr3+) mg/l 0,011 0,147 1 14 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,005 0,105 0,1 15 Đồng (Cu) mg/l 9,277 10,012 2 16 Kẽm (Zn) mg/l 1,055 4,55 3 17 Niken (Ni) mg/l 0,036 0,074 0,5 18 Sắt tổng (Fe) mg/l 4,996 8,221 5 19 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,0358 0,0198 0,01 20 Phenol mg/l <0,01 <0,01 0,5 21 Tổng dầu, mỡ mg/l 1,92 3,23 10 22 Coliform Vi khuẩn/ 100ml 120 430 5

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên (2013) QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, áp dụng cột B đối với các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

XLNT1: Nước thải giữa làng, gần đình làng (Tọa độ: 20º58’38,67” N; 106º00’33,48” E)

XLNT2: Nước thải cuối làng (Tọa độ: 20º58’11,12” N; 106º58’16,38” E)

Mẫu nước thải được lấy tại mương dẫn, thoát nước thải giữa làng, gần đình làng và cuối làng. Từ kết quả quan trắc cho thấy nước thải tại làng nghề đã có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng bởi các thông số TSS, COD, BOD5, amoni, đồng, sắt, thủy ngân và Coliform, cụ thể: TSS có nồng độ 378 – 545 mg/l vượt QCVN 40:2011/BTNMT 3,78-5,45 lần; BOD5 vượt 21 – 42 lần; COD vượt 9,71- 23 lần; Amoni vượt 15,65 – 15,66 lần; Đồng vượt 4,63 - 5 lần; kẽm vượt 1,51lần; sắt vượt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 39)