Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 39)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Quy trình sản xuất đậu phụ tại làng nghề thôn Xuân Lôi, các chỉ tiêu nghiên cứu như đầu vào, đầu ra về nguyên liệu, năng lượng và chất thải.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: Tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Thời gian nghiên cứu: tháng 5/2015 - tháng 9/2016.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm làng nghề và quy trình sản xuất đậu phụ thôn Xuân Lôi; - Phân tích, đánh giá quy trình sản xuất đậu phụ;

- Phân tích đánh giá công đoạn;

- Xây dựng và lựa chọn các cơ hội sản xuất sạch hơn; - Đánh giá tính khả thi của các giải pháp lựa chọn;

- Đề xuất kế hoạch hoạt động để thực hiện các giải pháp SXSH.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đề tài tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. Các số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình phát triển làng nghề, quy trìnhsản xuất của làng nghề, tài liệu SXSH và hiện trạng áp dụng các giải pháp SXSH trong ngành nghề,...từ các nguồn đáng tin cậy như:

- Phòng Tài nguyên & Môi trường , huyện Văn Lâm: Tình hình phát triển làng nghề của huyện Văn Lâm, tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề của huyện.

- UBND xã Đình Dù: Điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội, tình hình kinh tế làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi.

- Thư viện trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam và thư viện khoa Môi trường.

- Thu thập trên sách báo, tạp chí, internet, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan được công bố.

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu

* Đối với mẫu không khí

Tiến hành lấy mẫu tại 6 điểm:

XLK1: Đường làng gần nhà thờ họ Đỗ (Tọa độ:20°58'38,67"N; 106°00'33,48" E)

XLK2: Hộ SX ông Lê Xuân Đảo (Tọa độ: 20°58'26,80"N;106°00'23,70" E) XLK3: Khu vực SX hộ ông Đỗ Văn Chung (Tọa độ: 20°58'38,67"N; 106°00'33,48" E)

XLK4: Hộ SX ông Đỗ Ngọc Dư (Tọa độ: 20°58'41,20"N; 106°02'21,70" E) XLK5: Đường làng cuối thôn (Tọa độ: 20°58'48,20"N; 106°32'32,80" E) XLK6: Hộ SX ông Lê Văn Dũng (Tọa độ: 20°58'40,60"N; 106°28'32,50" E)

* Đối với mẫu nước

- Nước thải sản xuất tại làng nghề: tiến hành lấy mẫu tại 2 điểm:

XLNT1: Nước thải giữa làng, gần đình làng (Tọa độ: 20º58’38,67” N; 106º00’33,48” E)

XLNT2: Nước thải cuối làng (Tọa độ: 20º58’11,12” N; 106º58’16,38” E) -Nước mặt tại làng nghề sản xuất đậu phụ: tiến hành lấy mẫu tại hai điểm: XLNM1: Ao thôn Xuân Lôi (Tọa độ: 20º58’11,12” N; 106º58’16,38” E) XLNM2: Ao cuối làng Xuân Lôi (Tọađộ:20º58’38,67”N;106º00’33,48” E) - Nước ngầm: tiến hành lấy mẫu tại hai điểm

XLNN1: Nước tại hộ ông Lê Văn Dũng (Tọa độ: 20°58'40,60"N; 106°28'32,50" E)

XLNN2:Nước tại hộ ông Đỗ Ngọc Dư (Tọa độ: 20°58'41,20"N; 106°02'21,70" E)

Đối với mẫu đất

XL-Đ1: Đất cuối thôn Xuân lôi (Tọa độ: 20º58’38,67”N ;106º00’33,48”E) XL-Đ2: Đất gần ao thôn Xuân Lôi (Tọa độ: 20º58’11,12” N; 106º58’16,38” E) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.3. Thu thập số liệu sơ cấp

3.4.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa

- Quan sát trực tiếp về tình hình sản xuất của người dân, quy mô, dây chuyền, quy trình công nghệ sản xuất tại các hộ gia đình sản xuất đậu phụ tại

thôn Xuân Lôi. Thông qua quan sát trực tiếp ta sẽ thu được những thông tin sơ bộ về:

+ Hiện trạng môi trường

+ Đặc điểm sản xuất: hiện trạng sản xuất, quy trình sản xuất, chi phí đầu tư và nhu cầu nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất.

- Chụp ảnh khảo sát để có cái nhìn tổng quan về làng nghề.

3.4.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Đề tài tiến hành phỏng vấn các cơ sở sản xuất về quá trình sản xuất, các công đoạn và mức tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng theo các quy mô khác nhau:

+ 3 phiếu đối với hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ (10kg đậu nành/1 ngày) + 5 phiếu đối với hộ gia đình có quy mô sản xuất trung bình (20 kg đậu nành/ 1 ngày)

+ 2 phiếu đối với hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn (30 kg đậu nành/1 ngày)

3.4.4. Phương pháp cân bằng vật chất

- Dựa vào các yếu tố đầu vào, đầu ra để tính toán cân bằng vật chất và sơ đồ dòng cho từng công đoạn và cho cả quy trình sản xuất để xác định các khâu lãng phí và kém hiệu quả trong quy trình sản xuất.

- Phương trình cân bằng vật chất:

∑ vật chất vào = ∑ vật chất ra + ∑ tổn thất

3.4.5. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

Muốn áp dụng sản xuất sạch hơn phải phân tích, chứng minh được những lợi nhuận mà khi áp dụng sản xuất sạch hơn một cách rõ ràng. Đồng thời, xem xét tính khả thi về mặt kinh tế và môi trường của các phương pháp áp dụng sản xuất sạch hơn mang lại.

-Tính khả thi về mặt kinh tế:

Tính khả thi về mặt kinh tế là một thông số quan trọng để quyết định việc chấp nhận hoặc loại bỏ cũng như xem xét thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn. Phân tích tính khả thi về kinh tế được thực hiện bằng phương pháp tính thời gian thu hồi vốn

Có thể sử dụng tiêu chí đơn giản là “ Thời gian hoàn vốn” để đánh giá. Thời gian hoàn vốn đơn giản là thời gian cần thiết để các dòng tiền tương lai dự tính có thể hoàn lại được dòng tiền đầu tư ban đầu.

Thời gian hoàn vốn đơn giản sử dụng chủ yếu để đánh giá các đầu tư về thiết bị khi thời gian hoàn vốn ngắn ( 1-3 năm) mà không cần thiết phải sử dụng đến các phương pháp đánh giá chi tiết hơn.

•Phương pháp tính T: Thời gian hoàn vốn

V: Vốn đầu tư ban đầu đề thực hiện giải pháp( đồng)

K: Số tiền tích kiệm được khi thực hiện giải pháp ( đồng/năm) T=

Ta có:

Tính khả thi về mặt kinh tế được đánh giá theo các mức độ cao, trung bình, thấp phụ thuộc vào chi phí đầu tư, thời gian hoàn vốn và khoản tiết kiệm của từng giải pháp.

+ Cao: Thời gian hoàn vốn dưới 1 năm + Trung bình: Thời gian hoàn vốn < 3 năm + Thấp: Thời gian hoàn vốn không thay đổi

3.4.6. Phương pháp họp nhóm

Tiến hành họp nhóm bao gồm lãnh đạo UBND xã Đình Dù, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Lâm, cán bộ địa chính môi trường xã Đình Dù, Trưởng thôn Lành Nghề, và các hộ gia đình sản xuất đậu phụ để tiến hành xây dựng, đánh giá các giải pháp theo các khía cạnh.

3.4.7. Phương pháp đánh giá các đề xuất sản xuất sạch hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân chia các đề xuất sản xuất sạch hơn thành 3 nhóm giải pháp:

-Giải pháp có thể thực hiện ngay: thường nằm trong nhóm giải pháp quản

lý nội vi. Đó là các giải pháp dễ dàng thực hiện, chi phí thấp, đem lại hiệu quả ngay sau quá trình áp dụng.

-Giải pháp cần đánh giá thêm: Đó là những phải giải pháp có tính khả thi, tuy nhiên cần phải xem xét, đánh giá trên những phương diện kỹ thuật, môi trường và kinh tế.

-Giải pháp bị loại bỏ: Là những giải pháp khó thực hiện, tính khả thi của giải pháp không cao.

Số liệu sau khi được thu thập từ nguồn sơ cấp và thứ cấp được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel,...

*Phương pháp phân tích so sánh

Trên cơ sở thu thập các kết quả phân tích môi trường của Làng nghề sản xuất đậu phụ Xuân Lôi đã có, so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

QCVN 05: 2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.

QCVN 26: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

QCVN 03: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

Dựa trên những so sánh với quy chuẩn môi trường để đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại làng nghề sản xuất đậu phụ thôn xuân lôi, tỉnh hưng yên (Trang 34 - 39)