Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 43 - 46)

Chƣơng II : KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN

2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân ẩn dụ chuyển đổi cảm giác xuất hiện 13 lần trong số 71 ẩn dụ tu từ mà chúng tôi khảo sát được. Dưới đây là các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà chúng tôi đã khảo sát được:

(1) “Mệt lắm thì tôi chợp đi một lúc, chờ một hồi kèn chiều bên đồn dựng đứng mình dậy để vào rừng làm nốt công việc trong một ngày tù” [12;

tr.24].

Kèn là một thanh âm (dùng thính giác để nghe), dựng đứng mình dậy chỉ sức mạnh của vật chất. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở đây là từ thính giác sang cảm nhận tri giác (sức mạnh của vật chất).

(2) “Có những âm thanh gùn ghè gầm thét, có rất nhiều cung bực của than

thở” [12; tr.33].

Gùn ghè diễn tả hình ảnh thị giác về người hay động vật hay chòm lên

cao, khi hạ xuống thấp. Dùng để diễn đạt âm thanh (thính giác).

(3) “Tôi không tách được tiếng rỉ rền nào là của hàng rào nứa và tiếng oán

tiếc thở dài nào là riêng của gió rừng biến động. Tôi chỉ biết tai tôi đang

nghe một thứ nhạc đàn đầy thanh âm tấm tức” [12; tr.29].

Tiếng oán tiếc diễn tả âm thanh (thính giác) để diễn đạt tri giác về nỗi bức

xúc trong lòng mình.

(4) “Lịnh ít nói, nhưng không trở nên người khó chịu; ít cười, nhưng vẫn tƣơi

sáng và cái sáng ấy làm lùi được bóng đen của nhà tù” [12; tr.29].

Tươi sáng ẩn dụ cho cảm nhận tri giác, cái sáng ẩn dụ cho tiếp xúc bằng

thị giác. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện tiếng cười từ cảm nhận tri giác sang thị giác.

(5) “Và điệu đàn gió ngạt thở đang gục dưới hàng rào nứa tối dần với ngày tắt gió tắt nắng” [12; tr.34].

Gió ngạt thở dùng cảm giác tri nhận về hơi thở ngạt diễn tả thanh âm của

điệu đàn (thính giác). Đang gục dùng thị giác để diễn đạt âm thanh điệu

đàn.

(6) “Từ khi bị bắt, bị giam cầm ở ty Mật thám rồi bị phát vãng lên chỗ rừng xanh, cái tâm sự ấy tôi đã hắt trả cho cuộc sống dưới đồng bằng” [12;

tr.35].

Hắt trả cái cụ thể, cái hành động trong đó cái tâm sự là trừu tượng (tri

giác)

(7) “Ngoài sự oan khiên về rượu, hẳn người bạn tù này còn đeo thêm một cái nghiệp trái nữa về âm nhạc” [12; tr.36].

Đeo là đeo một cái gì đó, một hành động cụ thể để diễn tả cái nghiệp trái

trừu tượng.

(8) “Đôi khi chủ ấp có tang cũng nhoẻn cười. Nhưng cái vui đột ngột gây nên bởi trò lại héo úa ngay trên chén rượu nhớ người thiên cổ” [12; tr.56].

Héo úa dùng để nói cái vui (thị giác). Nguyễn Tuân dùng hình ảnh thị

giác để nói cái cảm giác tri giác.

(9) “Ta muốn trở nên một chút ánh sáng, ta muốn trở nên một cái đốm lửa để làm bừng dậy lòng con người tê dại này” [12; tr.79- 80].

Chút ánh sáng như đo lường được, diễn tả thị giác (nhìn được ánh sáng)

sang tri giác (cân đo được ánh sáng).

Đốm lửa ẩn dụ cho một nguồn sáng dù là nhỏ bé, diễn tả thị giác (nhìn

được đốm lửa) sang tri giác.

(10) “Buông đầu gảy xuống đây, đàn vẳng ngân một tiếng cuồng loạn” [12; tr.87].

Tiếng cuồng loạn ẩn dụ cho âm thanh tiếng đàn (thính giác) để diễn tả

cảm nhận tri giác về trạng thái hoàn toàn buông thả đến mức như điên cuồng.

(11) “Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vươn mình dựng dậy như vách thành” [12; tr.91].

Tiếng là thính giác, đanh thép – sắc bén là cảm nhận bằng xúc giác. Tiếng tre từ thị giác diễn đạt thành xúc giác để cảm nhận âm thanh dày và thành thạo.

(12) “Hình như tới một chừng mực siêu thanh nào đó, âm thanh có cái vật tính là làm quắt lại da thịt và chuốt dài thân người ra” [12; tr.94].

Siêu thanh là âm thanh tuyệt hảo (thính giác), được diễn tả dưới sự cảm

nhận tri giác đem cảm giác quắt như hành động xiết chặt, chuốt như cách kéo đàn.

(13) “Niềm giác ngộ ấy, nếu có thành quả, thì lại càng đày sư thầy vào một tội vị kỷ” [12; tr.115].

Giác ngộ là trạng thái thức tỉnh. Ở đây Nguyễn Tuân sử dụng thanh âm

tiếng hát (thính giác) để diễn tả sự thức tỉnh trong cách nhìn nhận về tiếng hát (cảm nhận tri giác).

2.3. Tiểu kết

Các ẩn dụ tu từ mà chúng tôi đã tìm ở trên chưa hẳn là bao quát hết toàn bộ các loại ẩn dụ. Nhưng nó vẫn thể hiện được tầm vóc văn hóa qua tính cách nhân vật, câu văn mới mẻ nhờ các hình ảnh sống động và gợi cảm. Qua đó, cũng phần nào truyền đạt đến với bạn đọc một cái nhìn tổng quan và cụ thể về các mảnh ghép trong truyện.

Qua khảo sát, liệt kê và thống kê số lượng 2 loại ẩn dụ tu từ trong truyện

Chùa Đàn của Nguyễn Tuân chúng tôi thu được:

- Số lượng ẩn dụ chân thực trong truyện được sử dụng khá nhiều: 58 lần xuất hiện (chiếm 81, 7%) với tổng số 71 ẩn dụ tu từ.

- Số lượng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong truyện sử dụng không nhiều: 13 lần xuất hiện (chiếm 18,3%) với tổng số 71 ẩn dụ tu từ.

Trong chương này chúng tôi đã làm rõ vấn đề về các loại ẩn dụ tu từ qua khảo sát và phân tích một cách rõ ràng.

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)