Cá tính hóa nhân vật

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 48 - 50)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1 Cá tính hóa nhân vật

Thanh âm- không

nắm được Cảm giác- cảm nhận được bằng tri giác Thị giác- có thể sờ nắm được Thính giác Xúc giác- sờ nắm được Xúc giác- có thể sờ nắm được

Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân từ xưa đã chiếm một số lượng lớn cho sự góp phần của cá tính hóa nhân vật. Đối với Nguyễn Tuân các nhân vật của ông phải có một tính cách riêng biệt, hành động riêng, cách nhìn nhận quan điểm cũng phải riêng biệt, thói quen ngôn ngữ riêng. Có những nhân vật tài giỏi, có nhân vật thích cái đẹp, có nhân vật thích trau chuốt ngôn từ. Xây dựng nhân vật thì phải xây dựng như thế mới là Nguyễn Tuân.

Điều này thể hiện sự gia công của ông về cách cấu tạo câu cũng như về các biện pháp tu từ. Cho ta thấy sự trau chuốt trong câu văn Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện ở bình diện cấu trúc mà còn ở mặt tu từ. Bởi, các phép tu từ đã biểu đạt được đặc điểm của cấu trúc. Cụ thể, trong Chùa Đàn thì các nhân vật của ông không cần theo một sắp đặt nào, cứ mỗi nhân vật sẽ có tính cách đặc thù riêng, quan điểm riêng. Đấy là nét độc đáo trong văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho bạn đọc nhớ không thể nào quên hình tượng nhân vật.

Sử dụng ngôn từ để tạo ra những câu văn hoa mĩ có sự uốn lượn của các ẩn dụ tu từ để làm bậc lên cá tính nhân vật. Giả sử:

a) Còn cái khối óc thì hình như là đã trót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc về được nữa rồi [12; tr.65].

Ẩn dụ tu từ diễn đạt rõ nét về tính cách của Cậu Lãnh Út tự khẳng định bản thân mình là người chìm trong men rượu và sống trong quá khứ để tưởng nhớ về người vợ đã mất, điều này là chắc chắn và chính Cậu sẽ sống mãi như thế.

b) Lãnh Út – nước mắt vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư lường

im vắng ghê lạnh [12; tr.95].

Ẩn dụ tu từ sử dụng ở trường hợp này đã diễn tả tính cách thầm kín bên trong của Cậu Lãnh, cho ta thấy Cậu cũng có lúc mềm yếu trong cuộc sống hiện tại của mình.

Nhân vật trong truyện Chùa Đàn không chỉ nhìn bằng một phương diện mà còn nhiều phượng diện khác để có thể lột tả hết tính cách của tất cả nhân vật trong tác phẩm. Nhiệm vụ cá tính hóa nhân vật, các ẩn dụ tu từ đã miêu tả diễn biến tâm trạng, suy nghĩ, và đời tư của các nhân vật đã tạo nên nhiều điểm nhấn cho tác phẩm. Qua cách miêu tả như vậy khiến cho bạn đọc như đang xem một thước phim. Miêu tả cận cảnh chuyện đời thường của một con người, những diễn biến tâm trạng, có khi đau khổ đến tự giằng xé tâm can đến chết. Bá Nhỡ biết rõ nếu mình đánh cây đàn thiêng của Chánh Thú hậu quả có thể sẽ chết nhưng chính nhân vật này đã không lo sợ, vì Bá Nhỡ muốn cho Cậu Lãnh khỏe mạnh nhằm để cảm ơn ơn cưu mang. Cô Tơ luôn giằng xe tâm can mình về lời báo mộng của Chánh Thú là để cho Bá Nhỡ đánh đàn, nếu Bá Nhỡ chết thì Chánh Thú được đầu thai. Cô luôn khó xử về cách làm của mình và luôn bồn chồn không yên, cắn rứt cho đến lúc chết. Lãnh Út quyết tâm sống trong quá khứ tình yêu, chìm trong men rượu, và trở nên kì quái dần dần tách khỏi cuộc sống thực tại, luôn trốn tránh thế giới bên ngoài. Rồi Cậu Lãnh tự giác ngộ, tự theo cách mạng và trung thành với cách mạng, bắt đầu học hỏi nhiều đều để trở thành người tài giỏi, đồng thời cũng nuôi quan điểm là không uống một chén rượu nào chỉ trừ khi uống vì chuyện vui chiến thắng. Qua đó, truyện đã hiện lên đầy đủ những mặt của đời sống và diễn biến của tính cách nhân vật. Tất cả những đều này thể hiện thông qua ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. Ẩn dụ tu từ nói riêng đã góp phần làm nên sự sống động cho nhân vật trong Chùa Đàn.

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 48 - 50)