Giới thiệu những nhận định về ngôn ngữ Chùa Đàn

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Giới thiệu những nhận định về ngôn ngữ Chùa Đàn

Nguyễn Tuân là một tác gia lớn của văn học hiện đại vốn được xem là nhà ảo thuật ngôn từ. Vì trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, ông luôn đi làm mới ngôn từ của chính mình bằng vốn từ phong phú. Đã phong phú màu sắc ngôn ngữ của ông luôn đổi mới và khiến bạn đọc không cảm thấy nhàm chán trong các sáng tác. Tác phẩm Chùa Đàn được đánh giá là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất lớn. Đặc biệt là phong cách sử dụng ngôn ngữ trong Chùa Đàn

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến các tác phẩm của Nguyễn Tuân nhất là ở ngôn ngữ Chùa Đàn.

Trong bài viết Nguyễn Tuân- Một phong cách nghệ thuật độc đáo, Phan Cự Đệ khen Nguyễn Tuân: “Tin tưởng vào khả năng diễn tả của tiếng nói mẹ đẻ, cố gắng tìm cách nói lên cái tiếng nói ấy cho đúng, cho chắc, cho từng chữ, từng câu độc thoại, giao thoại, đối thoại trở nên có tình cảm và tâm hồn” [9; tr.134]. Phan Cự Đệ khen Nguyễn Tuân rất sành sử dụng các nghệ thuật đến mức độ nào khiến anh nhận được cảm tình của độc giả. Cho ta thấy được sự trân trọng và cố khám phá tiếng Việt của ông ngày càng mềm dẻo và tinh tế.

Trong bài viết Định ngữ nghệ thuật trong ngôn ngữ trần thuật của

Nguyễn Tuân, đã khẳng định: “Cách sử dụng định ngữ nghệ thuật của Nguyễn

Tuân đã ảnh hưởng rõ rệt đến lối kiến trúc câu văn”. Giả sử: “Trong đời sống

hàng ngày của trại an trí, ngƣời tù bị đầy kia là tượng trưng cho đời tù của bọn trí thức say đắm với công cuộc, vƣớng luỵ vì hoài bão, đƣa cách mệnh lên thành một tôn giáo, và trong cảnh đày ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng

vững vàng như cái thái độ bất diệt của bậc chân tu chuyên nhất trong niềm

đạo hạnh” (Trích theo [21]). Nguyễn Tuân thường dùng những định ngữ dài,

trổ nhiều nhánh, nhiều tầng bậc, có cấu trúc phức hợp. Rất hiếm gặp trong lời văn của các tác giả khác.

Ở bài luận văn nghiên cứu về Phong cách nghệ Thuật Nguyễn Tuân qua

Yêu ngôn của Phạm Ngọc Thúy, tác giả đã cho rằng: “Nói đến Nguyễn Tuân là

nói đến một phong cách sống, một phong cách viết độc đáo, tạo dựng một thế giới riêng của ông” (trích theo [10;tr.6]).

Vương Trí Nhàn trong cuốn Cây bút và đời người có nhận định về cây bút Nguyễn Tuân và Yêu ngôn như sau: “Bắt gặp những khi Nguyễn Tuân như mê, đi trong ma lực của ngôn ngữ. Ngòi bút như bị ốp đồng để mà viết ra những áng văn rùng rợn, một thứ chất kỳ quái. Trước cách mạng cộng với những bế tắt trong tìm tòi nghệ thuật. Những giây phút tự mê hoặc này, đã làm nãy sinh

trong ông những “yêu ngôn” như Xác Ngọc Lam, Đới roi, Rượu bệnh, Trên đỉnh non tàn và đỉnh cao là Chùa đàn” (trích theo [7;tr.5]).

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 31 - 33)