Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 43)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân ẩn dụ chuyển đổi cảm giác xuất hiện 13 lần trong số 71 ẩn dụ tu từ mà chúng tôi khảo sát được. Dưới đây là các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mà chúng tôi đã khảo sát được:

(1) “Mệt lắm thì tôi chợp đi một lúc, chờ một hồi kèn chiều bên đồn dựng đứng mình dậy để vào rừng làm nốt công việc trong một ngày tù” [12;

tr.24].

Kèn là một thanh âm (dùng thính giác để nghe), dựng đứng mình dậy chỉ sức mạnh của vật chất. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở đây là từ thính giác sang cảm nhận tri giác (sức mạnh của vật chất).

(2) “Có những âm thanh gùn ghè gầm thét, có rất nhiều cung bực của than

thở” [12; tr.33].

Gùn ghè diễn tả hình ảnh thị giác về người hay động vật hay chòm lên

cao, khi hạ xuống thấp. Dùng để diễn đạt âm thanh (thính giác).

(3) “Tôi không tách được tiếng rỉ rền nào là của hàng rào nứa và tiếng oán

tiếc thở dài nào là riêng của gió rừng biến động. Tôi chỉ biết tai tôi đang

nghe một thứ nhạc đàn đầy thanh âm tấm tức” [12; tr.29].

Tiếng oán tiếc diễn tả âm thanh (thính giác) để diễn đạt tri giác về nỗi bức

xúc trong lòng mình.

(4) “Lịnh ít nói, nhưng không trở nên người khó chịu; ít cười, nhưng vẫn tƣơi

sáng và cái sáng ấy làm lùi được bóng đen của nhà tù” [12; tr.29].

Tươi sáng ẩn dụ cho cảm nhận tri giác, cái sáng ẩn dụ cho tiếp xúc bằng

thị giác. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện tiếng cười từ cảm nhận tri giác sang thị giác.

(5) “Và điệu đàn gió ngạt thở đang gục dưới hàng rào nứa tối dần với ngày tắt gió tắt nắng” [12; tr.34].

Gió ngạt thở dùng cảm giác tri nhận về hơi thở ngạt diễn tả thanh âm của

điệu đàn (thính giác). Đang gục dùng thị giác để diễn đạt âm thanh điệu

đàn.

(6) “Từ khi bị bắt, bị giam cầm ở ty Mật thám rồi bị phát vãng lên chỗ rừng xanh, cái tâm sự ấy tôi đã hắt trả cho cuộc sống dưới đồng bằng” [12;

tr.35].

Hắt trả cái cụ thể, cái hành động trong đó cái tâm sự là trừu tượng (tri

giác)

(7) “Ngoài sự oan khiên về rượu, hẳn người bạn tù này còn đeo thêm một cái nghiệp trái nữa về âm nhạc” [12; tr.36].

Đeo là đeo một cái gì đó, một hành động cụ thể để diễn tả cái nghiệp trái

trừu tượng.

(8) “Đôi khi chủ ấp có tang cũng nhoẻn cười. Nhưng cái vui đột ngột gây nên bởi trò lại héo úa ngay trên chén rượu nhớ người thiên cổ” [12; tr.56].

Héo úa dùng để nói cái vui (thị giác). Nguyễn Tuân dùng hình ảnh thị

giác để nói cái cảm giác tri giác.

(9) “Ta muốn trở nên một chút ánh sáng, ta muốn trở nên một cái đốm lửa để làm bừng dậy lòng con người tê dại này” [12; tr.79- 80].

Chút ánh sáng như đo lường được, diễn tả thị giác (nhìn được ánh sáng)

sang tri giác (cân đo được ánh sáng).

Đốm lửa ẩn dụ cho một nguồn sáng dù là nhỏ bé, diễn tả thị giác (nhìn

được đốm lửa) sang tri giác.

(10) “Buông đầu gảy xuống đây, đàn vẳng ngân một tiếng cuồng loạn” [12; tr.87].

Tiếng cuồng loạn ẩn dụ cho âm thanh tiếng đàn (thính giác) để diễn tả

cảm nhận tri giác về trạng thái hoàn toàn buông thả đến mức như điên cuồng.

(11) “Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vươn mình dựng dậy như vách thành” [12; tr.91].

Tiếng là thính giác, đanh thép – sắc bén là cảm nhận bằng xúc giác. Tiếng tre từ thị giác diễn đạt thành xúc giác để cảm nhận âm thanh dày và thành thạo.

(12) “Hình như tới một chừng mực siêu thanh nào đó, âm thanh có cái vật tính là làm quắt lại da thịt và chuốt dài thân người ra” [12; tr.94].

Siêu thanh là âm thanh tuyệt hảo (thính giác), được diễn tả dưới sự cảm

nhận tri giác đem cảm giác quắt như hành động xiết chặt, chuốt như cách kéo đàn.

(13) “Niềm giác ngộ ấy, nếu có thành quả, thì lại càng đày sư thầy vào một tội vị kỷ” [12; tr.115].

Giác ngộ là trạng thái thức tỉnh. Ở đây Nguyễn Tuân sử dụng thanh âm

tiếng hát (thính giác) để diễn tả sự thức tỉnh trong cách nhìn nhận về tiếng hát (cảm nhận tri giác).

2.3. Tiểu kết

Các ẩn dụ tu từ mà chúng tôi đã tìm ở trên chưa hẳn là bao quát hết toàn bộ các loại ẩn dụ. Nhưng nó vẫn thể hiện được tầm vóc văn hóa qua tính cách nhân vật, câu văn mới mẻ nhờ các hình ảnh sống động và gợi cảm. Qua đó, cũng phần nào truyền đạt đến với bạn đọc một cái nhìn tổng quan và cụ thể về các mảnh ghép trong truyện.

Qua khảo sát, liệt kê và thống kê số lượng 2 loại ẩn dụ tu từ trong truyện

Chùa Đàn của Nguyễn Tuân chúng tôi thu được:

- Số lượng ẩn dụ chân thực trong truyện được sử dụng khá nhiều: 58 lần xuất hiện (chiếm 81, 7%) với tổng số 71 ẩn dụ tu từ.

- Số lượng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong truyện sử dụng không nhiều: 13 lần xuất hiện (chiếm 18,3%) với tổng số 71 ẩn dụ tu từ.

Trong chương này chúng tôi đã làm rõ vấn đề về các loại ẩn dụ tu từ qua khảo sát và phân tích một cách rõ ràng.

Chƣơng 3

GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN 3.1. Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ ngƣời kể chuyện

Văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu, ngôn ngữ có hiệu lực lớn không chỉ trong văn học mà cả trong đời sống hằng ngày. Ngôn ngữ được sử dụng như là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, có chức năng chứa đựng và truyền tải thông tin của chúng. Ở ngôn ngữ phi nghệ thuật chú trọng vào nội dung thông tin hàm chứa và chuyền tải. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong thơ ca và trong văn xuôi nghệ thuật (bao gồm: các loại kí, truyện, kịch) và các thể loại trung gian như tục ngữ, câu đố, thơ văn xuôi, văn xuôi thơ,...

Ngôn ngữ nghệ thuật khác với ngôn ngữ khoa học ở chỗ: tính hình ảnh hay còn gọi là tính hình tượng. Về mặt lý thuyết tất cả mọi biện pháp tu từ trong ngôn ngữ nghệ thuật đều có chức năng xây dựng hình tượng tức là đều có năng lực biểu đạt hình ảnh. Tuy nhiên, các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng, trong đó có ẩn dụ tu từ lại có vai trò lớn nhất trong việc xây dựng hình tượng. Xây dựng hình ảnh thể hiện rõ qua hình ảnh con người và hình ảnh tự nhiên.

Ẩn dụ tu từ trong truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân có vai trò rất lớn trong biểu đạt một cách hình ảnh trong ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật không phải dùng để giao tiếp, mà trong tác phẩm này còn thỏa mãn nhu cầu cái đẹp của con người cũng như tác giả. Và đã làm mới câu văn của Nguyễn Tuân bằng những hình ảnh chồng chất và đầy sống động. Bên cạnh đó, tính hình tượng nghệ thuật được phân ra làm 2 loại là: ngôn ngữ hình tượng và hình tượng của ngôn ngữ. Ngôn ngữ hình tượng là lời nói xuất hiện với chức năng giao tiếp. Hình tượng ngôn ngữ là hình tượng âm thanh, xuất hiện trong sự liên tưởng, tưởng tượng của con người. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bằng ngôn ngữ cũng là nghệ thuật khêu ngợi liên tưởng tưởng tượng.

Trong Chùa Đàn ngôn ngữ hình tượng không chỉ giúp cho ta hiểu các vai trò của ẩn dụ như một phép so sánh mà còn khắc họa giá trị biểu đạt trong từng hình ảnh. Từ đó, thể hiện cái quan niệm của tác giả về thế giới sâu kín bên trong của các lớp nhân vật. Các lớp hình ảnh chồng chất lên nhau từ hình ảnh con người, cho đến hình ảnh của tự nhiên được diễn đạt rất sinh động. Ở phần

Dựng, hình ảnh Lịnh- 2910 hiện lên hình ảnh một người tù phong lưu, nhưng gần kết thúc phần đầu này lại hiện lên hình ảnh quá khứ không muốn nhắc đến của Lịnh. Một nhân vật mà chất chồng hai lớp quá khứ, một là hình ảnh một người cách mạng tài ba tinh thông nhiều kiến thức, hai là hình ảnh về một con người say mê men rượu và tương tư. Ngoài việc, sử dụng ngôn từ để trình bày về quá khứ nhân vật, tác giả còn miêu tả kĩ lưỡng nét đặc thù của nhân vật qua cách sử dụng ẩn dụ tu từ để diễn đạt. Tính chất của việc sử dụng ẩn dụ tu từ đã làm cho hình ảnh Lịnh trở nên sống động như con người thật. Những tính cách, quan điểm, nỗi buồn của quá khứ cũng được hiện ra rõ mồn một.

Việc sử dụng hình tượng của ngôn ngữ trong Chùa Đàn tạo ra tính tưởng tượng, khắc họa việc liên tưởng rộng mở của các nhân vật như Cô Tơ, Bá Nhỡ.

Tâm sự của nước độc được viết ở ngôi thứ 3, kể lại một câu chuyện tại ấp

Mê Thảo, một địa danh tưởng tượng, chuyên nghề nuôi tằm dệt tơ, miệt trung du. Ẩn dụ tu từ được sử dụng liên tục trong phần Tâm sự của nước độc đã khơi dậy cảm xúc thẩm mĩ liên hồi, liên tục. Khắc họa việc con người có thể lột xác tựa như con bướm, con rắn và tô đậm sự sa đọa trong một xã hội sa đọa (hình ảnh Cậu Lãnh sống trong quá khứ và quên thực tại, tách biệt với thế giới bên ngoài). Giả sử : “Về sau cứ vào những đêm tối giời không có gà gáy chó kêu và thứ nhất là những đêm áp ngày giỗ nhà tôi, thường cây đàn vẫn giở giời, thành đổ mồ hôi cứ vã ra như tắm và thùng đàn phát đàn phát lên những tiếng

thở dài và vật mình vật mẩy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm” [12;

tr.75]; qua các ẩn dụ chân thực khắc họa việc liên tưởng liên hồi của Cô Tơ, liên tưởng cái thành đàn sáng bóng lên như đổ mồ hôi (giống với hình ảnh con người), thùng đàn để lâu năm dẫn đến mục nên nứt ra tạo thành tiếng mà Cô

Tơ liên tưởng như tiếng than thở của con người, các tiếng nứt của thùng đàn không giống nhau khiến cho Cô Tơ liên tưởng như con người đang vật vã tức giận với vách tường cứ liên tục suốt đêm với những âm thanh không đồng nhất.

Quan trọng nhất là quá trình chuyển hóa trừu tượng thành những đối tượng vật hoặc quá trình hiện thực hóa những hình tượng không nắm được thành những đối tượng hữu hình. Dùng những đối tượng nắm bắt được (hữu hình) để diễn đạt cho đối tượng không nắm bắt được (vô hình). Điều này có vai trò rất quan trọng trong việc khắc họa biểu cảm các đối tượng được nhắc đến trong Chùa Đàn. Giả sử:

a) Và điệu đàn/ gió ngạt thở /đang gục dưới hàng rào nứa tối dần với ngày

tắt gió tắt nắng.

Việc sử dụng cảm giác và thị giác để nói cái hữu hình. Làm cho câu văn trở nên gợi cảm hơn.

b) Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt được sợi tóc nào

vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vương mình dựng dậy như vách thành [12; tr.91].

Việc sử dụng xúc giác để nói cái hữu hình. Làm cho câu văn trở nên gợi cảm hơn, cho ta thấy được cảm giác chân thực của tiếng tre.

3.2. Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ nhân vật

3.2.1 Cá tính hóa nhân vật

Thanh âm- không

nắm được Cảm giác- cảm nhận được bằng tri giác Thị giác- có thể sờ nắm được Thính giác Xúc giác- sờ nắm được Xúc giác- có thể sờ nắm được

Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân từ xưa đã chiếm một số lượng lớn cho sự góp phần của cá tính hóa nhân vật. Đối với Nguyễn Tuân các nhân vật của ông phải có một tính cách riêng biệt, hành động riêng, cách nhìn nhận quan điểm cũng phải riêng biệt, thói quen ngôn ngữ riêng. Có những nhân vật tài giỏi, có nhân vật thích cái đẹp, có nhân vật thích trau chuốt ngôn từ. Xây dựng nhân vật thì phải xây dựng như thế mới là Nguyễn Tuân.

Điều này thể hiện sự gia công của ông về cách cấu tạo câu cũng như về các biện pháp tu từ. Cho ta thấy sự trau chuốt trong câu văn Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện ở bình diện cấu trúc mà còn ở mặt tu từ. Bởi, các phép tu từ đã biểu đạt được đặc điểm của cấu trúc. Cụ thể, trong Chùa Đàn thì các nhân vật của ông không cần theo một sắp đặt nào, cứ mỗi nhân vật sẽ có tính cách đặc thù riêng, quan điểm riêng. Đấy là nét độc đáo trong văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho bạn đọc nhớ không thể nào quên hình tượng nhân vật.

Sử dụng ngôn từ để tạo ra những câu văn hoa mĩ có sự uốn lượn của các ẩn dụ tu từ để làm bậc lên cá tính nhân vật. Giả sử:

a) Còn cái khối óc thì hình như là đã trót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc về được nữa rồi [12; tr.65].

Ẩn dụ tu từ diễn đạt rõ nét về tính cách của Cậu Lãnh Út tự khẳng định bản thân mình là người chìm trong men rượu và sống trong quá khứ để tưởng nhớ về người vợ đã mất, điều này là chắc chắn và chính Cậu sẽ sống mãi như thế.

b) Lãnh Út – nước mắt vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư lường

im vắng ghê lạnh [12; tr.95].

Ẩn dụ tu từ sử dụng ở trường hợp này đã diễn tả tính cách thầm kín bên trong của Cậu Lãnh, cho ta thấy Cậu cũng có lúc mềm yếu trong cuộc sống hiện tại của mình.

Nhân vật trong truyện Chùa Đàn không chỉ nhìn bằng một phương diện mà còn nhiều phượng diện khác để có thể lột tả hết tính cách của tất cả nhân vật trong tác phẩm. Nhiệm vụ cá tính hóa nhân vật, các ẩn dụ tu từ đã miêu tả diễn biến tâm trạng, suy nghĩ, và đời tư của các nhân vật đã tạo nên nhiều điểm nhấn cho tác phẩm. Qua cách miêu tả như vậy khiến cho bạn đọc như đang xem một thước phim. Miêu tả cận cảnh chuyện đời thường của một con người, những diễn biến tâm trạng, có khi đau khổ đến tự giằng xé tâm can đến chết. Bá Nhỡ biết rõ nếu mình đánh cây đàn thiêng của Chánh Thú hậu quả có thể sẽ chết nhưng chính nhân vật này đã không lo sợ, vì Bá Nhỡ muốn cho Cậu Lãnh khỏe mạnh nhằm để cảm ơn ơn cưu mang. Cô Tơ luôn giằng xe tâm can mình về lời báo mộng của Chánh Thú là để cho Bá Nhỡ đánh đàn, nếu Bá Nhỡ chết thì Chánh Thú được đầu thai. Cô luôn khó xử về cách làm của mình và luôn bồn chồn không yên, cắn rứt cho đến lúc chết. Lãnh Út quyết tâm sống trong quá khứ tình yêu, chìm trong men rượu, và trở nên kì quái dần dần tách khỏi cuộc sống thực tại, luôn trốn tránh thế giới bên ngoài. Rồi Cậu Lãnh tự giác ngộ, tự theo cách mạng và trung thành với cách mạng, bắt đầu học hỏi nhiều đều để trở thành người tài giỏi, đồng thời cũng nuôi quan điểm là không uống một chén rượu nào chỉ trừ khi uống vì chuyện vui chiến thắng. Qua đó, truyện đã hiện lên đầy đủ những mặt của đời sống và diễn biến của tính cách nhân vật. Tất cả những đều này thể hiện thông qua ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. Ẩn dụ tu từ nói riêng đã góp phần làm nên sự sống động cho nhân vật trong Chùa Đàn.

3.2.2 Sống động nhưng lộ rõ tầm vóc văn hóa

Ẩn dụ tu từ cùng với đơn vị ngôn ngữ tạo nên những nhân vật trong Chùa Đàn đã di chuyển, sinh hoạt, cách suy nghĩ như những nhân vật trong một bộ phim. Mà một bộ phim, ngoài nói về tính cách nhân vật, thì văn hóa – phong tục tập quán cũng đều nhắc đến nhằm giúp cho chúng hiểu được nguồn gốc xuất xứ của các nhân vật đó. Đến với Nguyễn Tuân là đến với kho tàng các tác phẩm nói về văn hóa vùng miền như người lái đò sông Đà, Chữ người tử tù,

Ẩm thực Việt trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Văn hóa lịch sử, địa lý từ xa

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 43)