Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 48 - 52)

Chƣơng 3 : GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN

3.2.Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ nhân vật

3.2.1 Cá tính hóa nhân vật

Thanh âm- không

nắm được Cảm giác- cảm nhận được bằng tri giác Thị giác- có thể sờ nắm được Thính giác Xúc giác- sờ nắm được Xúc giác- có thể sờ nắm được

Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân từ xưa đã chiếm một số lượng lớn cho sự góp phần của cá tính hóa nhân vật. Đối với Nguyễn Tuân các nhân vật của ông phải có một tính cách riêng biệt, hành động riêng, cách nhìn nhận quan điểm cũng phải riêng biệt, thói quen ngôn ngữ riêng. Có những nhân vật tài giỏi, có nhân vật thích cái đẹp, có nhân vật thích trau chuốt ngôn từ. Xây dựng nhân vật thì phải xây dựng như thế mới là Nguyễn Tuân.

Điều này thể hiện sự gia công của ông về cách cấu tạo câu cũng như về các biện pháp tu từ. Cho ta thấy sự trau chuốt trong câu văn Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện ở bình diện cấu trúc mà còn ở mặt tu từ. Bởi, các phép tu từ đã biểu đạt được đặc điểm của cấu trúc. Cụ thể, trong Chùa Đàn thì các nhân vật của ông không cần theo một sắp đặt nào, cứ mỗi nhân vật sẽ có tính cách đặc thù riêng, quan điểm riêng. Đấy là nét độc đáo trong văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho bạn đọc nhớ không thể nào quên hình tượng nhân vật.

Sử dụng ngôn từ để tạo ra những câu văn hoa mĩ có sự uốn lượn của các ẩn dụ tu từ để làm bậc lên cá tính nhân vật. Giả sử:

a) Còn cái khối óc thì hình như là đã trót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc về được nữa rồi [12; tr.65].

Ẩn dụ tu từ diễn đạt rõ nét về tính cách của Cậu Lãnh Út tự khẳng định bản thân mình là người chìm trong men rượu và sống trong quá khứ để tưởng nhớ về người vợ đã mất, điều này là chắc chắn và chính Cậu sẽ sống mãi như thế.

b) Lãnh Út – nước mắt vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư lường

im vắng ghê lạnh [12; tr.95].

Ẩn dụ tu từ sử dụng ở trường hợp này đã diễn tả tính cách thầm kín bên trong của Cậu Lãnh, cho ta thấy Cậu cũng có lúc mềm yếu trong cuộc sống hiện tại của mình.

Nhân vật trong truyện Chùa Đàn không chỉ nhìn bằng một phương diện mà còn nhiều phượng diện khác để có thể lột tả hết tính cách của tất cả nhân vật trong tác phẩm. Nhiệm vụ cá tính hóa nhân vật, các ẩn dụ tu từ đã miêu tả diễn biến tâm trạng, suy nghĩ, và đời tư của các nhân vật đã tạo nên nhiều điểm nhấn cho tác phẩm. Qua cách miêu tả như vậy khiến cho bạn đọc như đang xem một thước phim. Miêu tả cận cảnh chuyện đời thường của một con người, những diễn biến tâm trạng, có khi đau khổ đến tự giằng xé tâm can đến chết. Bá Nhỡ biết rõ nếu mình đánh cây đàn thiêng của Chánh Thú hậu quả có thể sẽ chết nhưng chính nhân vật này đã không lo sợ, vì Bá Nhỡ muốn cho Cậu Lãnh khỏe mạnh nhằm để cảm ơn ơn cưu mang. Cô Tơ luôn giằng xe tâm can mình về lời báo mộng của Chánh Thú là để cho Bá Nhỡ đánh đàn, nếu Bá Nhỡ chết thì Chánh Thú được đầu thai. Cô luôn khó xử về cách làm của mình và luôn bồn chồn không yên, cắn rứt cho đến lúc chết. Lãnh Út quyết tâm sống trong quá khứ tình yêu, chìm trong men rượu, và trở nên kì quái dần dần tách khỏi cuộc sống thực tại, luôn trốn tránh thế giới bên ngoài. Rồi Cậu Lãnh tự giác ngộ, tự theo cách mạng và trung thành với cách mạng, bắt đầu học hỏi nhiều đều để trở thành người tài giỏi, đồng thời cũng nuôi quan điểm là không uống một chén rượu nào chỉ trừ khi uống vì chuyện vui chiến thắng. Qua đó, truyện đã hiện lên đầy đủ những mặt của đời sống và diễn biến của tính cách nhân vật. Tất cả những đều này thể hiện thông qua ngôn ngữ nghệ thuật nói chung. Ẩn dụ tu từ nói riêng đã góp phần làm nên sự sống động cho nhân vật trong Chùa Đàn.

3.2.2 Sống động nhưng lộ rõ tầm vóc văn hóa

Ẩn dụ tu từ cùng với đơn vị ngôn ngữ tạo nên những nhân vật trong Chùa Đàn đã di chuyển, sinh hoạt, cách suy nghĩ như những nhân vật trong một bộ phim. Mà một bộ phim, ngoài nói về tính cách nhân vật, thì văn hóa – phong tục tập quán cũng đều nhắc đến nhằm giúp cho chúng hiểu được nguồn gốc xuất xứ của các nhân vật đó. Đến với Nguyễn Tuân là đến với kho tàng các tác phẩm nói về văn hóa vùng miền như người lái đò sông Đà, Chữ người tử tù,

Ẩm thực Việt trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Văn hóa lịch sử, địa lý từ xa xưa nhưng khi được sử dụng trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, nó đã trở nên sống động nhằm gợi nhắc lại các kiến thức đã bị lãng quên của độc giả. Tương tự, trong Chùa Đàn nét đẹp văn hóa cũng được miêu tả rất sinh động. Tạo cho chúng ta có cảm giác kì quái nhưng vẫn gần gũi. Toàn bộ tác phẩm đang nhắc đến ca trù của các nhân vật Cô Tơ – Chánh Thú – Bá Nhỡ, thể hiện nét văn hóa của người miền Bắc. Văn hóa ca trù có từ rất xưa của người miền Bắc, và tính đến thời điểm tác phẩm được xuất bản cho đến nay. Khi bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm thì khó mà biết về nghề đàn hát của cô ả đào, cũng như hình thức của chiếc đàn, cấu tạo thanh âm, cách chơi đàn. Thì tác phẩm đã cung cấp một lượng thông tin đầy đủ về ca trù- một nét đẹp văn hóa truyền thống từ xưa. Bằng cách sử dụng các ẩn dụ tu từ cho chúng ta dễ dàng thu thập các thông tin về nghề đàn. Điều này khiến cho ta không cảm thấy nhàm chán và dễ dàng tiếp thu lượng tri thức về nghề đàn khi đọc về truyện, nó khác hẳn với việc chúng ta cứ đi đọc một quyển sách nói về kết cấu thanh âm, hình thức và cách thức về ca trù thế này sẽ tạo sự rập khuôn. Nên trong văn chương Nguyễn Tuân, ông đã khéo léo tích hợp phương diện văn hóa vào văn một cách phù hợp, sinh động và tạo cảm giác mới lạ khi đặt mắt và cảm xúc vào Chùa

Đàn.

Việc sử dụng ẩn dụ tu từ đã khiến người đọc phải ngỡ ngàng không chỉ ở bề diện khó hiểu của Chùa Đàn nhưng đổi lại nó cung cấp cho chúng ta lượng kiến thức uyên thâm về nét đẹp văn hóa. Nhờ một cái nhìn bao quát, tác phẩm của Nguyễn Tuân không khiến bạn đọc nhàm chán bởi ngôn từ khó hiểu mà còn giúp người đọc nhìn nhận được cái hay cái hấp dẫn của nghề ca trù của các nhân vật trong lịch sử. Chính điều này đã làm nên phong cách của Nguyễn Tuân.

Chùa Đàn đã tái hiện cả một quy trình về ca trù. Nhờ vào ẩn dụ tu từ, mà

ta hiểu được cấu tạo của một chiếc đàn là phải có cái đầu gảy (chỉ phần đầu của phím đàn), thành đàn, thùng đàn, trống. Hình thức chơi đàn là có một cô ả đào

đứng hát, một người chơi đàn, một người đánh trống. Giúp chúng ta hình dung ra âm thanh của nghề đàn, đối với người mới bắt đầu chơi sẽ có những âm thanh bật bông, đối với những người chơi thành thạo là biết luyến láy đúng chỗ, biết siết chặt không buông và chuốt dây đàn. Qua đó, biểu đạt hình ảnh đánh đàn ta nhận biết được nhân vật Cô Tơ – Chánh Thú – Bá Nhỡ là những người tài hoa và chơi vì đam mê, nhiệt huyết, có chết cũng quyết định chơi (Bá Nhỡ). Nhưng cái nghề nào cũng có cái nghiệp của nó, tài giỏi bị ép phải chơi liên tục dẫn đến ngán ngẫm (đoạn Chánh Thú phải hầu đàn cho Diêm Vương), hết đam mê và chỉ muốn thoát khỏi cái nghề. Nhờ cách chọn lọc trau chuốt của Nguyễn Tuân mà Chùa Đàn là một tác phẩm đỉnh cao và đổ vỡ nhất của Nguyễn Tuân. Sử dụng phương diện văn hóa cũng là một cách giúp ông tạo hình, tạo ảnh, tạo độ so sánh giữa tác phẩm và thực tế. Qua đó, thể hiện được chiều sâu thông qua sự liên tưởng của bạn đọc.

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 48 - 52)