Sáng tác của Nguyễn Tuân và những nhận định về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 29 - 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân và những nhận định về ngôn ngữ

nghệ thuật của Nguyễn Tuân

1.2.1.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân trong suốt 77 năm miệt mài tìm tòi ra những cái mới và có nhiều tác phẩm để đời đáng nhớ với bạn đọc. Sự nghiệp cầm bút của ông, bắt đầu vào nghề làm báo và viết văn. Về viết văn, ông đã sáng tác nhiều thể loại như truyện ngắn, kí, thơ, hát nói,... Trong mỗi tác phẩm văn chương đều phản ánh một khía cạnh nào đó đối với đời sống khách quan, tất cả các tác phẩm đều được ông trân trọng và nâng niu, ông thiết tha với quê hương, đồng cảm và chia sẻ với cuộc đời. Những mốc đánh dấu sự thành công vang dội trong sự nghiệp sáng tác của ông:

 Nguyễn Tuân thật sự để lại tiếng vang trên văn đàn vào năm 1938 khi tập

Vang bóng một thời được in và xuất bản.

 Năm 1943, ông tiếp tục cho xuất bản tập Tùy bút II, Tóc chị Hoài. Và trong thời gian này thì hàng loạt các truyện yêu ngôn ra đời.

 Năm 1945, tác phẩm Chùa Đàn – kiệt tác nghệ thuật ra đời đánh dấu sự thành công vang dội của tác giả.

Xuyên suốt trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, đã thể hiện hai mạch chủ đề gắn liền với sự nghiệp sáng tác của ông là cảnh sắc, hương vị quê hương, đất nước và người tài hoa, tài tử. Các chủ đề này chứa đựng một hệ thống đề tài mang đậm phong cách của Nguyễn Tuân. Đề tài “yêu ngôn” là mảng đề tài được xem là đang được quan tâm nhất ở giai đoạn trước Cách Mạng. Đó là sự thành công đỉnh điểm trong Chùa Đàn vốn đã manh nha từ trong Vang bóng một thời và đạt tới thành công trong Chùa Đàn thể hiện thêm về ý thức truy cầu cái đẹp nghệ thuật vị nghệ thuật.

Chùa Đàn là một đoản thiên tiểu thuyết trinh thám – kinh dị láng bẩy chất liệu Liêu Trai là đỉnh cao của tài năng, của tư duy sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân. Chùa Đàn gồm 3 chương: Dựng – Tâm sự nước độc – Mưỡu.

Trong đó phần chính yếu có giá trị nghệ thuật là Tâm sự nước độc, khúc này kể về một nhân vật chính và bốn nhân vật phụ, họ không hoàn toàn đồng hiện nhưng luôn luôn trong mọi lúc có: một người sống (Bá Nhỡ) – một người thoi thóp (Lãnh Út) – một bóng ma (người vợ chết trẻ). Nhân vật chính (Bá Nhỡ) là người giữ vai trò kéo đẩy và hối đoái trạng thái sống – thoi thóp –

bóng ma của các nhân vật khác cũng như chính bản thân mình.

1.2.1.2. Những nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân được biết đến là bậc thầy sử dụng ngôn từ độc đáo nhất trong làn văn chương. Ông quan niệm về nghề: “Nghề văn là nghề của chữ”(Trích theo [13]). Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà “sinh sự”. Đến với ông, chúng ta như chạm vào thế giới ngôn từ đa sắc màu, và vô vàn sái thái biểu cảm được thể hiện trong các tác phẩm của ông. Người đọc dần quen với chiều sâu câu chữ của ông và cho thấy ông là một nhà văn trau chuốt từng chút một trong cách dùng từ. Đồng thời, cũng có rất nhiều ý kiến, nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Lại Nguyên Ân khen: “Con người ông, phong cách ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông, loại câu văn có một không hai trong nghệ thuật ngôn từ tiếng việt” (Trích theo [4; tr.256]). Vì đối với Nguyễn Tuân, thì ông luôn đặt ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp thu khi đến với tác phẩm nghệ thuật.

Trong lễ trao giải thưởng cho những nhà văn được “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, nhà thơ Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là “Người thợ kim hoàn của chữ”(Trích theo [9]). Nhà thơ Tố Hữu gọi Nguyễn Tuân như vậy, vì văn

chương của ông chứa một thế giới nghệ thuật, phong phú, kì diệu, mới mẻ và đem lại bao hứng thú đặc biệt cho bạn đọc mọi thời điểm cho đến thời điểm hiện tại.

N. I. Niculin – Tiến sĩ Viện văn học thế giới Nga đã gọi Nguyễn Tuân là “nghệ sĩ ngôn từ”. Hoài An nhận xét: “Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn học Việt Nam”(Trích theo [22]). Lời nhận xét nói rất đúng về Nguyễn Tuân, ông dùng ngôn từ không chỉ để diễn đạt mà nó còn phải nói lên cái đẹp trong con người của từng nhân vật mà ông đã viết. Và còn sử dụng ngôn từ rất khéo léo trong diễn đạt tạo nên giọng điệu đặc trưng trong từng nhân vật chỉ có trong văn Nguyễn Tuân.

Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho văn đặc biệt của ông và những ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay, khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như một bức họa, nhưng bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”. Cho chúng thấy rõ về văn Nguyễn Tuân đã trở nên thành công trong thể tùy bút. Với tài năng của mình ông đã đưa tùy bút trở nên sang trọng, lịch lãm và đặc sắc hơn. Bên cạnh đó, truyện ngắn của Nguyễn Tuân không kém phần đặc sắc. Bởi nhà văn Nguyễn Tuân có rất nhiều khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu.

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 29 - 31)