Xu hướng mà Nguyễn Tuân gọi là “Yêu ngôn”

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 54 - 60)

Chƣơng 3 : GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN

3.3. Vai trò của ẩn dụ đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân

3.3.3 Xu hướng mà Nguyễn Tuân gọi là “Yêu ngôn”

Văn học đi phản ánh hiện thực cuộc sống, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu hiện thực. Để phản ánh đời sống một cách chân thực và độc đáo. Việc xác định đề tài phù hợp là đều quan trọng trong các tác phẩm để cho chúng ta dễ dàng tìm hiểu và phân tích. Chùa Đàn nổi bật lên đề tài “yêu ngôn”, một mang truyện kỳ ảo của Nguyễn Tuân viết trước cách mạng tháng Tám. Điều này, đã mang đến cho ông sự sáng tạo vượt bậc và bước sang tầm cao mới khi cho ra đời tác phẩm độc đáo và riêng biệt. Không khí “yêu ngôn” đứng riêng biệt với dòng văn học giai đoạn sau 1945.

“Yêu ngôn” là một yếu tố kỳ ảo, nhưng trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân đã đẩy ngôn từ nghệ thuật ra xa hơn và trở thành một thứ lạ là “yêu ngôn”. Trong Chùa Đàn, khi còn là Tâm sự của nước độc, kể câu chuyện đậm màu Liêu Trai, ẩm hưởng chung làm nên một vệt truyện “yêu ngôn” của Nguyễn Tuân lúc này, những Đới roi, Loạn âm, Lửa nến trong xanh, Rượu bệnh,... Tính chất ma quái trong Tâm sự của nước độc, vốn đã manh nha từ Vang bóng một

thời được triển khai trong thiên truyện này một cách độc đáo. Về sau này,

Chùa Đàn (sau năm 1945) gồm 3 phần: Dựng – Tâm sự của nước độc – Mưỡu.

Bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là sự ma quái, rùng rợn, kì ảo và linh thiêng của ấp Mê Thảo đã tách biệt với đời sống bên ngoài, là nơi chưa đựng lòng thù hận, sự khắc kỷ, u mê trong tình yêu, sự chung thủy, lòng trung thành và cả trái

tim dành cho nghệ thuật. Một thế giới liên tưởng tượng mở ra những tình tiết ly kì và huyền ảo. Một thế thới tràn ngập tình yêu và lòng hận thù nhưng lòng yêu nghệ thuật và sẵn sàng cống hiến vì cái đẹp. Một giới mà ma người lẫn lộn, sống chung với nhau đã làm nên đều mới mẻ.

Trong tác phẩm Chùa Đàn không gian đậm chất liêu trai bao trùm lên toàn bộ tác phẩm như cảnh núi non sông nước, cảnh nương dâu,...gợi lên nếp sống, nếp sinh hoạt thời còn phồn thịnh của ấp Mê Thảo. Điển hình cho kiểu không gian bên bức thư của Mợ Lãnh, những hình ảnh mà Cậu Lãnh đọc những lời di cảo đang mường tượng dưới dáng dấp ngôn ngữ người sắp chết, hình ảnh Cậu Lãnh ngồi bên thắp cây sáp ong khiến cho chúng ta hình dung được phong thái của người địa chủ giàu có với những cảnh sinh hoạt truyền thống được Nguyễn Tuân kết hợp với từ Hán Việt như “cây hoàng lạc”, “án thư”, “trang trọng”, “bức tranh trung đường” làm tăng thêm vẻ cổ kính cho tác phẩm.

Với bút pháp kinh dị, Nguyễn Tuân biến không gian tự nhiên trở nên kỳ ảo, ma quái: “cây gạo xiêu dần xuống rồi vật mạnh xuống như một kẻ chiến tranh bị trúng độc kế ở mặt trận, làm tung bắn lên những thân hình người đang oằn oại trên những đoạn luồng già dùng làm bẫy cấm chèn vào kẽ gốc. Suối Vầu tung nước. Rừng Vầu vang lên một tiếng quật gốc già. Đầu rễ cái gốc gạo nhụa rỉ tuôn tợ máu phun”. Mở ra một không gian chiến tranh nhưng không kém phần kinh dị.

Với bút pháp miêu tả Nguyễn Tuân đã mở ra một không gian heo vắng khiến cho con người có cảm giác ớn lạnh, rờn rợn: “ Thời tiết cuối xuân sang hè. Rừng lim trổ hoa sáng bỗng nổi cơn giông. Gió ngàn bị quấn trong kẹt thung lũng đâm ra cuồng và cứ vật mãi vào hàng rào nứa tép của đất tập trung. Gió xoay quanh căn chúng tôi đủ bốn hướng tám mặt. Mỗi lần gió đổi chiều, lướt qua những đầu nứa vát tréo nhọn, cái hàng rào lại rung lên như một cái cây phong cầm đồ sộ bị hiếp bởi một tây nhạc công cường bạo. Có những âm thanh gùn ghè, có rất nhiều cung bật của than thở”. Mở ra một không gian của

một buổi hòa nhạc hoặc là một khúc hòa tấu với những âm thanh du dương, gào thét, hậm hực, rỉ rên.

Nguyễn Tuân đã truyền tải vào Chùa Đàn một khối lượng kiến thức về ngôn ngữ đặc tả phong cách sáng tác của ông trước và sau cách mạng. Biết đến ông là một người say mê Tiếng Việt, luôn trân trọng và tìm cách làm giàu thêm thứ ngôn ngữ mà ông tự hào gọi là “tiếng ta”. Ông dùng ngôn ngữ để nhắc lại các từ ngữ trong hoài cổ, u uẩn xa xôi trong giọng kể từ tốn, tạo cho người đọc cảm thấy đang đi giữa một nền văn hóa của một thời kỳ quá vãng. Những từ Hán Việt gây cảm giác cổ kính: “hoàn lạc, thổ trạch, bồi rựu, thiên cổ”. Đó là cái tài sử dụng từ Hán Việt của ông đã bộc lộ rõ tính cách, văn khí, sở trường của mình trong giọng điệu riêng biệt của nhân vật. Ngoài ra, từ ngữ gợi liên tưởng về cái kỳ ảo trong Chùa Đàn, đã làm cho câu văn tăng thêm ma lực cho ngôn ngữ nghệ thuật. Những từ ngữ ấy đã gây ra những ảo giác, sự tò mò của bạn đọc khi chứng kiến những gì xảy ra trong tác phẩm: “những đêm tối giời không tiếng gà gáy chó kêu”, “đêm nọ gần về sáng, Cô Tơ nữa thức nữa ngủ trờn trợn”. Cái độc đáo ở đây là cách cụ thể hóa bằng sự chọn lọc gọt giũa kỹ lưỡng, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ trong quá trình sáng tác của ông.

3.4. Tiểu kết

Nội dung của chương 3, chúng tôi đã chỉ ra các vai trò của ẩn dụ lần lượt đối với: ngôn ngữ người kể truyện, ngôn ngữ nhân vật, phong cách ngôn ngữ nhà văn. Tuy chúng tôi đã chỉ ra được vai trò sử dụng ẩn dụ tu từ trong chùa đàn, nhưng các luận điểm trên chỉ là nhận xét có tính chủ quan của tôi. Dù vậy chúng tôi vẫn tin rằng đó là những nhận xét chung thực nhất dưới sự chỉ dẫn của một hướng nghiên cứu đáng tin cậy. Sau này, nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu bổ sung thì chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu và rộng hơn.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mỹ. Ông yêu cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, luôn luôn tìm tòi và học hỏi để làm giàu vốn từ tiếng Việt. Đồng thời, luôn trân trọng, yêu quý và khám phá ra nhiều điều mới lạ trong ngôn ngữ. Ông đã khiến cho bạn đọc ngạc nhiên và các nhà nghiên cứu phải kính nể cái tài sử dụng ngôn từ. Tác phẩm của ông không chỉ đặc sắc và mới mẻ trong cách sử dụng ngôn từ “yêu ngôn” nhằm chỉ loại truyện ở đó cuộc đời rờn rợn như ở cõi âm. Truyện Chùa Đàn đã thành công hoàn mỹ từ việc xây dựng nhân vật, hình ảnh tự nhiên và hình ảnh con người, ngôn từ “yêu” tất cả tạo nên một không khí u ám, rùng rợn, chuyện xảy ra ở ấp Mê Thảo trở nên ly kỳ quái đản. Xây dựng được cá tính nhân vật một cách độc đáo, nhân vật tự mình hành động, thể hiện quan điểm và tính cách riêng. Trong Chùa Đàn tất cả con người đều là con người tài hoa nhưng cũng không kém phần yếu đuối, lạc hướng nên mới tách biệt với thế giới bên ngoài, con người đầy chung thủy, và cả những con người có tài nghệ thuật. Chùa Đàn là sự tích hợp của nét đẹp văn hóa của cái nghề ca trù. Giúp cho bạn đọc có thêm những kiến thức về ca trù như hình thức tổ chức, cấu tạo của các dụng cụ, am hiểu về thanh âm. Truyện Chùa Đàn

là cái nhìn mới mẻ của nhà văn về “yêu ngôn” kết nối với nét đẹp văn hóa – phong tục để lý giải mối quan hệ giữa quá khứ - thực tại, bỏ quên bản thân ở thực tại – sống trong thế giới trong quá khứ với nhiều hận thù và thói quen xấu được hình trong quá trình sống. Chùa Đàn là một tuyệt tác, là tác phẩm trải qua hai giai đoạn (trước và sau năm 1945) để hoàn thiện, là một hiện tượng độc đáo và phức tạp trong văn chương.

2. Trong đề tài này, chúng tôi đã trình bày toàn bộ những vấn đề chính và việc đáng chú ý nhất là việc sử dụng ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn. Chúng nhận thấy ẩn dụ tu từ trong truyện tương đối nhiều, khi đưa vào tác phẩm lại có sức biểu đạt lớn lao. Dù là ẩn dụ chân thực hay là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thì sắc thái biểu đạt riêng. Riêng ẩn dụ chân thực là khá nhiều, nó đã ẩn dụ cho những thứ trong thực tế, chính vì thế mà ta có thể tri nhận

được nhiều kiến thức về con người, thói quen, và cả ca trù của người miền Bắc một cách toàn diện. Qua đó, hình ảnh chồng chất hình ảnh được biểu đạt một cách sinh động và gợi cảm đem lại cảm giác như bạn đọc đang xem một thước phim đầy ma mị, quái đản. Sự liên tưởng tượng cũng không kém phần đặc sắc, giúp cho chúng ta thấy được chiều sâu tính cách của nhân vật khi họ liên tưởng những đồ vật như một con người. Ngôn từ thể hiện qua những lớp nghĩa đa diện, đa chiều. Làm cho bạn đọc như đọc một quá trình đối thoại và cộng cảm với tác giả. Thông qua ẩn dụ tu từ đã tạo nên một phong cách nghệ của nhà văn.

3. Vai trò của ẩn dụ tu từ được sử dụng trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân có nhiều màu sắc màu và mang nhiều giá trị biểu đạt cao. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ đi khảo sát hai loại ẩn dụ tu từ. Ở đề tài này, chúng tôi đã củng cố kiến thức đã học và cơ chế chuyển đổi nghĩa. Chúng tôi mong có thể phát triển công trình này một cách hoàn chỉnh và đầy đủ nếu có cơ hội vào một dịp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách:

1. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt, ĐH Quốc Gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Duyên (2000), Luận án Thạc sĩ Ẩn dụ tu từ trong một số tác phẩm văn học được giảng dạy ở bậc phổ thông cơ sở dưới ánh sáng của

ký hiệu học, ĐH Quốc gia Hà Nội.

3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục.

4. Nguyễn Thái Hòa (2005), Giáo trình Phong cách học Tiếng Việt, NXB ĐH Sư Phạm.

5. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo Dục. 6. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học

Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

7. Hồ Thị Lành (2013), Luận văn Thế giới nghệ thuật trong yêu ngôn, NXB ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng.

8. Tôn Thảo Miên tuyển chọn (2002), Nguyễn Tuân – Tác phẩm và dư luận,

NXB Văn học.

9. Tôn Thảo Miên (2008), Nguyễn Tuân – Tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục.

10. Hoàng Thị Năm (2014), Luận văn Phong cách nghệ thuật của Nguyễn

Tuân qua Chùa đàn, NXB ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng.

11. Bùi Trọng Ngoãn, Bài giảng Phong cách học Tiếng Việt, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.

12. Nguyễn Tuân (1946), Chùa Đàn, NXB Hội Nhà văn.

13. Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hòa, Võ Bình (1982), Phong

cách học Tiếng Việt, NXB Giáo Dục.

14. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Hoàng Trinh (1992), Từ kí hiệu học đến Thi pháp học, Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Tuân (2005), Nguyễn Tuân tuyển tập 1, 2, 3, Văn học.

17. Nguyễn Thị Kim Trang (2013), Đặc điểm tu từ ngữ nghĩa trong thơ Hàn

Mặc Tử, NXB Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

18. Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục.

Tài liệu mạng

19.Nguyễn Tuân – Người đi tìm và sáng tạo cái đẹp

http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/VanhocVietNamhiendai/tabid/103/ newstab/2959/Default.aspx

Ngày truy cập: 14/08/2017

20.Nguyễn Tuân nghĩ về văn xuôi

http://chimviet.free.fr/vanhoc/thutu/thutn154_NgTuan_VeVanXuoi.htm

21.Định ngữ nghệ thuật trong ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Tuân

http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-

CN/Dinh-ngu-nghe-thuat-trong-ngon-ngu-tran-thuat-cua-Nguyen-Tuan- 9534.html

Ngày truy cập: 26/7/2006.

22. Võ Hà Vân (2009), Luận án Thạc sĩ Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật

truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ĐH

Thái Nguyên.

https://123doc.org/document/4151136-ngon-tu-va-giong-dieu-nghe-thuat- truyen-ngan-nguyen-tuan-truoc-cach-mang-thang-tam-1945.htm

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 54 - 60)