Ẩn dụ chân thực

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 34 - 43)

Chƣơng II : KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN

2.1. Ẩn dụ chân thực

Trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, ẩn dụ chân thực xuất hiện 58 lần trong số 71 ẩn dụ tu từ mà chúng tôi đã khảo sát được. Dưới đây là các ẩn dụ tu từ chân thực mà chúng tôi đã khảo sát được:

(1) “Không, Lịnh không phải là một người tù cậu. Lịnh là một người tù thuộc, đời sống tinh thần đã được luyện qua gần khắp các nhà giam ở xứ ta, đã từng nhiều phen tuyệt thực, vượt ngục và sở dĩ chuyến này lại lên đây nữa là vì vẫn chưa chịu chán mỏi với hoài bão [12; tr.23].”

Tù cậu ẩn dụ cho tù nhân là con nhà khá giả mức sinh hoạt cao.

(2) “Còn mồ ma Mợ Lãnh, ấp Mê Thảo phồn thịnh là thế mà giờ thì sự làm ăn ở đây rời rạc và vẻ ấp gầy rạc hẳn đi [12; tr.48].”

Gầy rạc ẩn dụ chân thực, thể hiện sự kém phần sung túc của ấp Mê Thảo. Điều này nói về cái ấp Mê Thảo lúc Mợ Lãnh còn sống thì phồn thịnh và hiện tại ấp Mê Thảo việc làm ăn thì rời rạc. Ở đây gầy rạc ẩn dụ trái nghĩa với phồn thịnh.

(3) “Rồi để nối sự sản xuất và đổi chác của ấp với đô thị thương mại, mươi chiếc xe bò bánh gỗ đặc gập ghềnh trên đường đất đỏ khấp khểnh đã đánh thụt lùi ấp vào đáy thời gian một đời sống trung cổ [12; tr.48 - 49].”

Đáy thời gian ẩn dụ cho nơi tận cùng của thời gian, rất xưa từ nơi khởi sự một

cái gì đó.

(4) “Thật vậy, trong đời sống hằng ngày của trại an trí, người bị đi đày kia là tượng trưng cho đời tù của bọn trí thức say đắm với công cuộc, vướng lụy vì hoài bão, đưa Cách Mệnh lên thành một tôn giáo, và trong cảnh đầy ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng vững vàng như cái thái độ bất diệt của bậc chân

tu chuyên nhất trong niềm đạo hạnh [12; tr.21].”

Chân tu từ nói về những bậc tu hành đạt đến mẫu mực. Vì ở trên đã có từ

tôn giáo cho nên phần dưới này Nguyễn Tuân dùng từ chân tu. Từ chân tu lúc này là ẩn dụ cho sự chân chính tuyệt đối của người cách mạng.

(5) “Ai đời đã đi đày lên thượng du, mà ngày tết Nguyên đán còn có người lặn

ngòi ngoi nƣớc đến trại xin phép Tây cho gặp Lịnh để giao cho Lịnh một

củ thủy tiên, một cân mức sen trần kèm bình trà mạn! [12; tr.23]

“Lặn ngòi ngoi nước” là một câu thành ngữ ẩn dụ cho sự kì công phải bỏ

nhiều công phu.

(6) “Mỗi người chúng ta phải gởi xương vì sốt rét rừng, hàng ngũ về sau sẽ hở kẽ [12; tr.25].”

Cụm động từ “gởi xương” thì “gởi” là từ trung tâm, nên gởi trong cách dùng của Nguyễn Tuân ẩn dụ cho cái chết của người tù nhân và phải phơi xác ở rừng tù.

(7) “Lại một buổi chiều nữa, cuối xuân đất trích nhớ nhà, tôi say và 2910 ngồi cạnh lập- là tôi, xem tôi say [12; tr.33].”

Đất trích ẩn dụ cho nơi tù đầy. Tác giả lấy ý từ thơ “Tùy bà hành” của Bạch Cư Dị (772- 846): Đồng thiên nhai luân lạc nhân/ Tương phùng hà tất tằng tương thức/ Ngã tòng khứ niên từ đế kinh/ Trích cư ngọa bệnh Tầm Dương thành (Phan Huy Thực dịch: Cùng một lứa bên trời lận đận/ Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau/ Từ xa kinh khuyết bấy lâu/ Tầm Dương đất trích, gói sầu hôm mai.)

(8) “ Dư vị của bữa rượu tù nhớ trung châu để lại nơi đáy họng tôi một chất bồ

kết [12; tr.34].”

Chất bồ kết là một loại thực vật được dùng để nấu nước gội đầu hoặc dùng

như một vị đông dược. Ở đây, Nguyễn Tuân sử dụng ẩn dụ “một chất bồ kết” với ý nghĩa một loại thuốc chữa bệnh.

(9) “Câu nói vừa rồi của Lịnh đã như một thứ nước cường toan làm bốc khói độc ở một thứ kim khí trong ngƣời cũ tôi giắt theo lên đây [12; tr.35].”

Một thứ kim khí trong người cũ ẩn dụ cho những thứ mục nát, gỉ sét trong

con người cũ. Trước khi theo cách mạng.

(10) “Tôi đã đem một phần văn sĩ của tôi mà đặt vốn vào đàn hát. [12; tr.35].”

Đặt vốn ẩn dụ cho phần tiền bạc, tài sản nói chung để đặt đầu tư kinh

doanh. Nguyễn Tuân dùng “đặt vốn” là gửi hết tất cả cho việc đàn hát. (11) “Lờ lãi lấy về trong khoảng rung động, không phải là không có, nhưng hệ

lụy tự gây lấy, thực cũng không là ít vậy [12; tr.35].”

Lờ lãi ẩn dụ cho những gì thu hoạch được hoặc thu nhận được. Nguyễn

Tuân dùng “lờ lãi” là thể hiện việc mình đã nhận lại một nào đó về việc đặt vốn trong đàn hát.

(12) “Lão cứ củ mỉ củ mì thế mà tài hoa đáo để. Này không cái gì là không

biết [12; tr.35].”

“Củ mỉ củ mì” là một thành ngữ ẩn dụ cho cái giản dị, bình dị. Nguyễn

Tuân sử dụng để nói Lịnh là người không thích khoe khoang. (13) “Chắc trống 2910 cũng sắc tay lắm [12; tr.37].”

Sắc tay thì từ “sắc” là sắc bén thường nói về khả năng của dao. Ở đây

(14) “Tôi chắc 2910 không muốn đi hôm đó. Ra điều rằng không được hoàn toàn là người chính hiệu của bữa tiệc ấy thì anh không dự [12; tr. 38- 39].”

Chính hiệu là làm đúng với danh hiệu mà nó đại diện. Ở đây “chính hiệu”

được dùng theo nghĩa là tương đương với tư cách.

(15) “Bỗng một buổi chiều nắng như quay chín được người, tự nhiên Lịnh

đem chuyện hát ả đào ra thủ thỉ với tôi [12; tr.41].”

Quay chín ẩn dụ cho gay gắt và áp bức của tự nhiên.

(16) “Còn mồ ma Mợ Lãnh, ấp Mê Thảo phồn thịnh là thế mà giờ thì sự làm ăn ở đấy rời rạc thưa thớt và vẻ ấp gầy rạc hẳn đi [12; tr.48].”

Gầy rạc là nói về sự yếu ớt, gần như không có sức sống. Ở đây, Nguyễn

Tuân sử dụng “gầy rạc” ẩn dụ cho sự lụi tàn và cậu Lãnh chỉ tương tư về người đã mất mà bỏ bê việc làm ăn của ấp. So với thời Mợ Lãnh còn sống thì ấp rất phồn thịnh.

(17) “Mặt giời lệch bóng, ba chục dân ấp Tháo lực lưỡng bắt đầu thắt cổ cây gạo sừng sững trên dòng suối Vầu [12; tr.51].”

Thắt cổ ẩn dụ cho hành động buột dây vào cây gạo để kéo nhã.

(18) “Tiếng đồng vọng dô ta làm chấn động một cánh rừng bị thƣơng và vang theo mãi xuống bến sông Tấm đã ken sẵn mấy bè nứa [12; tr.52].”

Bị thương ẩn dụ cho sự tàn phá của cậu Lãnh Út đối với ấp Thảo.

(19) “Cây của người ta đang ra quả. Chỉ vì nó ở giáp hàng rào ấp mình, cành quả nó ngả sang đất mình, thế mà đòi bẻ và nhận lấy nhận để là của mình. Tai ngược hơn cả đàn bà một mắt [12; tr.53].”

“Đàn bà một mắt” là một phần của câu tục ngữ “voi một ngà, đàn bà một

mắt” ẩn dụ cho sự hung ác và càng quái của cậu Lãnh.

(20) “Mợ Lãnh chết vì nạn xe lửa, Bá Nhỡ buồn hơn cả người chủ ấp trẻ tuổi

gãy gánh tình [12; tr.55].”

Gãy gánh tình ẩn dụ cho sự cắt đứt một mối tình (ơn Mợ Lãnh cứu mạng)

(21) “Làn hát lắt léo nào, Bá Nhỡ cũng uốn giọng theo được miễn là cho y

“Uốn” một động từ hành động dùng cho “giọng” (lời nói, lời phát âm). Ở

đây uốn giọng ẩn dụ cho hoạt động nói của Bá Nhỡ.

(22) “Cậu Lãnh uống nhiều quá, lắm kỳ hụt cả vào tiền thuế thổ trạch. Một mình Bá Nhỡ lại vá víu bằng mọi cách [12; tr.55].”

Vá víu là dùng một tấm vải nhỏ để đắp vào chỗ khác. Ở đây, “vá víu” ẩn dụ

cho việc Bá Nhỡ dùng khoản tiền này để đắp lên khoản tiền khác.

(23) “Nhưng cái vui đột ngột gây nên bởi trò lại héo úa ngay trên chén rượu nhớ ngƣời thiên cổ [12; tr.56].”

Người thiên cổ ẩn dụ cho người đã chết.

(24) “Phải cho Cậu Lãnh tục huyền với đời sống mới được [12; tr.57].”

Tục huyền ẩn dụ cho việc tiếp tục cưới vợ sau khi vợ đã chết. Để một lần

nữa hòa nhập với đời sống.

(25) “Cỏ gò chôn rượu bừng dậy chất xanh bóng thạch xương bồ, bên cái

sáng bốc khói của đuốc lớn [12; tr.62].”

Chất xanh bóng ẩn cho sức sống mãnh liệt.

(26) “Vài con rắn cạp nong trườn từ hang ra, nuốt những tàn lửa đã nguội [12; tr.63].”

Tàn lửa ẩn dụ cho tro còn sót lại và đã nguội lạnh.

(27) “Tiếng thân chuối gãy gục và tàu lá toạc rách, làm chấn động cả cái ấp

ngái ngủ [12; tr.63].”

Ấp ngái ngủ ẩn dụ cho trạng thái im lìm như thể nửa thức nửa tỉnh của cái

ấp xa cách với thế giới bên ngoài.

(28) “Thân hình Cậu Lãnh khô xác chẳng khác gì thân hình kẻ vận hỏa tâm ra để tự diệt mình [12; tr.64- 65].”

Hỏa tâm ẩn dụ cho lửa lòng.

(29) “Còn cái khối óc thì hình như là đã trót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc về được nữa rồi [12; tr.65].”

Cầm ẩn dụ cho trí não đã cầm cố cho Rượu và Tương Tư.

(30) “Không nhận được nhời với ông lên hát trên ấp, thật là phụ cái bụng quý của người tri âm lắm [12; tr.69].”

Phụ cái bụng quý ẩn dụ cho tấm lòng. Ở đây, Nguyễn Tuân ẩn dụ cho thiện ý của thấm lòng cao cả.

Tri âm ẩn dụ điển cố Bá Nha – Tử Kì, người tri âm tri kỉ. Ở Nguyễn Tuân

đã sử dụng ẩn dụ này để thấu hiểu người khác như hiểu chính mình.

(31) “Thì ta sẽ làm người kép đó trong một buổi chứ sao. Ta không rõ ngon đàn ngày trước của ông Chánh Thú chồng cô ta ra sao, nhưng Bá Nhỡ này có cầm đến cây đàn đáy thì cũng không đến nỗi là những tiếng bật bông

[12; tr.70].”

Tiếng bật bông ẩn dụ cho hành vi đánh đàn đến thanh âm bật ra. Từ một

hành động đến một cái trừu tượng.

(32) “Để Cậu Lãnh có dịp đầu thai lại vào đời sống [12; tr.70].”

Đầu thai lại từ ngữ của Phật giáo nói về đạo luân hồi, ẩn dụ cho sự sống của

một kiếp khác.

(33) “Bá Nhỡ không thèm buông một tiếng tơ nào. Đã bấm đến tiếng đàn nào thì tiếng đàn ấy cứ chín nục đi [12; tr.70- 71].”

Chín nục nói về sự chín nhừ của loại quả. Nguyễn Tuân ẩn dụ hành động

bấm phím đàn thành thạo.

(34) “Tưởng có đi đàn thờ ở một cửa đình nào, thì ông thần làng giải cũng

không bắt được Bá Nhỡ đàn lỗi ở bất cứ khổ nào [12; tr.71].”

Đàn thờ ẩn dụ cho đàn cúng tế trong hội lễ.

(35) “Gỗ mặt bàn in sâu những thương tích của nghề do cái đầu gảy muôn

thuở của các bực tiền chủ đàn đã cẩn mãi vào tang [12; tr.71].”

Cái đầu gảy ẩn dụ cho phần đầu của phím.

Cẩn ẩn dụ cho khắc sâu đến đến mức y như cẩn vào gỗ.

(36) “Lần này tôi đem luôn cả đàn xuống, đàn thử Cô thẩm âm mấy khổ, hễ Cô thấy không đến nỗi sƣợng lắm, thì Cô nhận nhời mời nhé! Thế là ngồi vặn trục, thử lại dây, Bá Nhỡ đàn luôn” [12; tr.71].

Sượng ẩn dụ trái chưa chín, tương đương với ý Nguyễn Tuân là tiếng đàn

chưa nhuyễn.

Lấy cái non của động vật, thực vật để ẩn dụ cho tiếng đàn còn non kém.

Ghim ẩn dụ cho hành động giữ phím đàn để luyến láy.

(38) “Không phải. Đàn ông chín lắm. Nghe đàn của ông, đến ngƣời đá đấy

cũng phải bật ra tiếng hát. Tôi nói thực đấy ông ạ” [12; tr.73].

Chín ẩn dụ cho tiếng đàn thành thạo.

Người đá ẩn dụ cho cái vô tri vô giác.

Tiếng hát ẩn dụ cho những giai điệu đầy luyến láy cộng với cảm xúc.

(39) “Là vắng chồng rồi thì thề không uốn một tiếng hát nào cho thiên hạ nghe nữa, trừ phi... trừ phi lại có người nào dám cầm cây đàn đáy cũ của chồng mà đàn lên lúc tôi gõ” [12; tr.74].

Uốn ẩn dụ cho việc hát một cách công phu

(40) “Tang đàn làm bằng nắp ván thôi cỗ quan tài một ngƣời con gái đồng trinh” [12; tr.75].

Ván thôi tấm ván trên của cỗ quan tài đã cải táng.

Người con gái đồng trinh ẩn dụ cho người con gái chưa vướng bụi trần.

(41) “Về sau này, cứ vào những đêm tối giời không có gà gáy chó kêu và thứ nhất là vào những đêm áp giỗ nhà tôi, thường cây đàn vẫn giở giời, thành đổ mồ hôi cứ vã ra như tắm và thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mẩy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm” [12; tr.75].

Mồ hôi ẩn dụ mặt thành đàn sáng bóng lên như đổ mồ hôi.

Thở dài ẩn dụ cho âm thanh thùng đàn bị nứt ra như tiếng thở.

Vật mình vật mẩy ẩn dụ cho vết nứt không giống nhau.

Lủng củng ẩn dụ về âm thanh không thuần nhất.

(42) “Cây đàn ông Chánh đổ mồ hôi và thở dài?” [12; tr.75].

Mồ hôi ẩn dụ cho sự sáng bóng như loáng nước.

Thở dài ẩn dụ cho âm thanh tiếng nứt của thùng đàn như phát ra những âm

thanh não ruột.

(43) “Thì ra một sợi vừa đứt phựt, nó đang xoắn quấn và rung rung gởi lại vào phòng vắng ít dư ba của thanh âm dùng dắng rỉ rền” [12; tr.76].

Xoắn quấn không muốn rời xa, ẩn dụ cho trạng thái lưu luyến, đau đớn khi phải chia lìa.

Gởi tức là trao cho ai vật gì và có thái độ trân trọng.

Dùng dắng ẩn dụ cho sự vương vấn, quyến luyến.

(44) “Tôi vội bỏ cỗ phách đấy, chạy đến đỡ ông ta vì người ông ta cứ thế mà

thỉu dần đi” [12; tr.78].

Thỉu ẩn dụ cho sự lịm dần đi, không còn chút sinh lực.

(45) “Có còn vƣơng được tơ nữa về sau hay không thì chưa biết, nhưng rồi đây cầm đến cây đàn Chánh Thú ấy mà đánh lên thì cái thác của đời tằm

nào mà chẳng say sưa” [12; tr.80].

Vương ẩn dụ cho sự quan tâm, quyến luyến.

ẩn dụ cho tiếng đàn đầy đam mê.

Thác ẩn dụ cho tiếng đàn mà Chánh Thú để lại.

(46) “Đàn của em nghe chín lắm” [12; tr.82].

Chín ẩn dụ cho sự thành thạo.

(47) “Một con đom đóm vờn bay trên cây đàn nhễ nhại mồ hôi” [12; tr.84].

Nhễ nhại mồ hôi ẩn dụ cho sự sáng bóng như loáng nước nhiều đến nổi nhễ

nhại như mồ hôi.

(48) “Cần đàn ôm sát vào mặt, Bá Nhỡ ngửi thấy một mùi tanh tanh và gỗ

đàn đã truyền sang lòng tay một chất nhờn sánh” [12; tr.87].

Mùi tanh tanh ẩn dụ cho mùi tử khí.

Chất nhờn sánh ẩn dụ cho cây đàn như rỉ máu.

(49) “Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím” [12; tr. 89].

Khốn nạn khốn đốn ẩn dụ cho những đòi hỏi nghiệt ngã của nghề đàn hát

(50) “Có những tiếng tre đanh thép, sắc bén đến cái mực cắt đứt được sợi tóc nào vô tình bay qua khoảng nơi phách đang bốc cao vượn mình dựng dậy

như vách thành” [12; tr.91].

Cắt đứt ẩn dụ cho khả năng làm cho lìa ra.

Bốc cao ẩn dụ cho tiếng đàn như lửa khói bốc lên.

Đổ nhào ẩn dụ cho âm thanh tiếng trống không vững vàng, cứ vỡ vụn như ngói gạch.

(52) “Thôi thì đây cũng là những tiếng cuối cùng của đời, Cô Tơ cô bắt buông từng chữ cho thật chín nục để kẻ sắp hết làm người kia đem đi cho thật đầy đủ cái dƣ âm của cõi sống” [12; tr.93].

Dư âm ẩn dụ cho những gì được giữ lại.

(53) “Lãnh Út – nước mắt vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư tưởng im vắng ghê lạnh” [12; tr.95].

Im vắng ghê lạnh ẩn dụ cho nỗi sầu não hiện ra bên ngoài.

(54) “Nhưng sau cái thời kì hỗn loạn của ấp Mê Thảo, giờ Lịnh là ngƣời tình

nhân của Cách Mệnh, Lịnh chỉ nhận có những chén mà công cuộc trao cho

thưởng cho mỗi lúc phá một cái gì để dựng lên một cái gì” [12; tr.107].

Người tình nhân ẩn dụ cho sự gắn bó với nhau hết cả cuộc đời.

(55) “Tôi muốn xin phép anh, mượn anh những tài liệu sống để sau này xây

một chút không khí gì cho một thứ văn phẩm nào của đời tôi nghèo hẹp, anh có vui lòng chăng?” [12; tr.108].

Tài liệu sống ẩn dụ cho lượng kiến thức ngoài trong cuốn sổ thì còn có

người sống là Lịnh.

(56) “Nhưng ở thị trƣờng của đời sống, cái tiếng mõ gỗ của Nhà Chùa quả đã vượt ra ngoài mọi ước lệ của giao dịch” [12; tr.111].

Thị trường của đời sống ẩn dụ một đời như một cái chợ đổi chác bán mua.

(57) “Bạch sư thầy Tuệ Không – nhất danh nữa là Cô Tơ, đói với đời sống cần phải sòng phẳng, thái độ của sư thầy là một chuyện đánh bạc gian và cái thời khắc biểu của Nhà Chùa chỉ là những ngày tháng của một bệnh nhân trầm truệ” [12; tr.113].

Bệnh nhân trầm truệ ẩn dụ cho những tháng ngày không có một chút sinh

khí ở một cảnh chùa mà người vãi già như một con bệnh.

Một phần của tài liệu 24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH (Trang 34 - 43)