Tác động của tiến trình hợp tác Đôn gÁ đến quan hệ ASEAN–Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 40 - 41)

Về mặt địa lý, Đông Á bao gồm các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (là 10 nước thành viên của ASEAN và Đông Timor) và các nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hongkong, Đài Loan).

Hợp tác khu vực Đông Á được phát triển từ thập niên 90 của thế kỷ XX trong bối cảnh thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh và khi xu hướng tồn cầu hố đã trở nên rõ ràng. Bằng việc ra đời Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1989 và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, số các quốc gia tham gia vào hợp tác khu vực đã tăng lên đáng kể. Các nước Đông Á đã thông qua APEC để tiến hành hợp tác với các nước Bắc Mỹ.

Malaysia là nước đầu tiên đưa ra ý tưởng thành lập một cơ chế hợp tác ở khu vực Đơng Á. Ý tưởng về Nhóm hợp tác kinh tế Đông Á (EAEG) theo đề xướng của Thủ tướng Malaysia Mahathir đã vấp phải sự phản đối của Mỹ và thiếu nhiệt tình của Nhật Bản nên đã khơng được hiện thực hố cho đến cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998 và sự trợ giúp nhiệt tình của Trung Quốc và Nhật Bản nhằm khắc phục những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đã khiến các nhà lãnh đạo ASEAN nhận ra rằng những khó khăn của các nước ASEAN đã được chia sẻ bởi các nước láng giềng Đông Bắc Á. Mặc dù sự trợ giúp trước hết được thúc đẩy bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, lợi ích an ninh và những tính tốn chiến lược riêng của mỗi nước, nhưng sự ủng hộ của Trung Quốc, Nhật Bản đã góp phần quan trọng trong việc giúp nền kinh tế ASEAN bị khủng hoảng, không bị trượt sâu hơn vào sự phá sản và dần dần được hồi phục.

Nhận thức mới về vận mệnh cùng chia sẻ và bước phát triển mới trong tình cảm khu vực đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định họp hội nghị thường niên với các nhà lãnh đạo ba nước Đông Bắc Á vào dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hàng năm tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 họp tại Hà Nội năm 1998. Do tính chất đa

dạng, phức tạp của khu vực Đông Á, nơi bao gồm các quốc gia khác nhau về chế độ chính trị, tơn giáo, dân số, trình độ phát triển, nơi cịn nhiều vấn đề do lịch sử để lại, nên hợp tác Đông Á chưa thể xúc tiến trên cơ sở quốc gia mà trên cơ sở khối. ASEAN với tư cách là một khối bên trong tiến trình hợp tác khu vực Đơng Á, khối kia bao gồm ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, do Đông Bắc Á chưa có một cơ chế hợp tác khu vực thu hút sự tham gia của ba nước trên, nên hợp tác giữa ASEAN và các đối tác Đông Bắc Á chủ yếu tiến hành trên cơ sở song phương thơng qua các tiến trình ASEAN+1. Đặc điểm trên của hợp tác Đông Á đã quy định sự tham gia và đóng góp của các đối tác thành viên, trong đó phải kể đến vai trò của Trung Quốc trong sự phát triển của tiến trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)