hệ hợp tác với Trung Quốc.
Có thể nhận thấy xuất phát từ lợi ích của chính các nước ASEAN, các nước ASEAN đã vận dụng chính sách kép đối với Mỹ, một mặt vẫn duy trì một khoảng cách nhất định với Mỹ, mặt khác vẫn tích cực hợp tác với Mỹ chống khủng bố để có thể nhận được viện trợ của Mỹ nhiều hơn. Ngoài mục tiêu hợp tác chống khủng bố, hợp tác với ASEAN sẽ giúp Mỹ có cơ hội khống chế các tuyến hàng hải nối liền Ấn Độ Dương quan trọng và Thái Bình Dương, nối Australia, New Zealand với các nước Đông Bắc Á. Những tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với an ninh và thương mại quốc tế. Nếu đảm bảo được an ninh cho các tuyến đường này, Đơng Nam Á sẽ có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc cũng có thêm động cơ để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với ASEAN. Tuy nhiên, sự có mặt về mặt quân sự của Mỹ trong khu vực ASEAN có thể làm này sinh mối nghi ngờ từ phía Trung Quốc và khiến các thế lực thân Mỹ cản trở sự trỗi dậy ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã để lại nhận thức sâu sắc về sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế Đơng Á và Trung Quốc đã thể hiện mình là một cường quốc có trách nhiệm với khu vực đã góp phần nâng cao hình ảnh của Trung Quốc đối với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, sự trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự và tác động của tiến trình hợp tác Đơng Á trong đó ASEAN+1 của khn khổ ASEAN+3 chính là tính chất mới, tạo xung lực mới cho quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc.
2.2 Những tiến triển trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc từ sau năm 1997 đến nay nay