Những thành tựu hợp tác trong những năm qua tạo thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm sắp tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 90 - 94)

sự phát triển quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm sắp tới

Quan hệ ASEAN-Trung Quốc đang phát triển theo một tầm nhìn rõ ràng. Những thành tựu hợp tác trong 15 năm qua (1991-2006) sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sẽ phát triển quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm sắp tới.

ASEAN và Trung Quốc đã và đang tạo ra được nền tảng pháp lý vững chắc cho

quan hệ hợp tác ASEAN-Trung Quốc cho những năm đầu thế kỷ XXI. Tuyên bố chung

ASEAN – Trung Quốc hướng tới thế kỷ XXI. Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hịa bình và thịnh vượng, Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên có liên quan tại biển Đơng, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tồn diện ASEAN-Trung Quốc, Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, Tuyên bố chung hướng tới tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc chính là những nền tảng pháp lý vững chắc định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quan hệ giữa hai bên. Việc Trung Quốc chính thức ký Hiệp ước thân hữu và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á (TAC) và trở thành một bên tham gia hiệp ước này đã làm cho bản hiệp ước này trở thành bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa hai bên. Trong hợp tác kinh tế ASEAN-Trung Quốc, nền tảng pháp lý quan trọng tính đến nay chính là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc và triển khai xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Thực hiện Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc, ASEAN

và Trung Quốc cũng đã ký Hiệp định về mậu dịch hàng hoá và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp.

Một kết quả đáng ghi nhận trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm qua là sự tin cậy lẫn nhau đang ngày càng tăng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Một ASEAN hịa bình và thịnh vượng là nhân tố sống cịn đối với an ninh của

Trung Quốc. Tương tự như vậy, sự phát triển và cách mà Trung Quốc tự bộc lộ mình với thế giới cũng là yếu tố chủ chốt có tác động tới ASEAN trong thời gian tới.

Đối với Trung Quốc, ASEAN là tổ chức mà tất cả các nước thành viên ASEAN đều không phải là cường quốc chủ chốt và bản thân ASEAN đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc quan tâm tới khu vực này. Điều này đã tạo điều kiện cho ASEAN trở thành cầu nối để tất cả các cường quốc chủ chốt xích lại gần nhau hơn. ASEAN ngày càng trở thành một tổ chức quốc tế, góp phần giúp cho Trung Quốc trong việc xây dựng lịng tin khơng chỉ với ASEAN mà cả với các nước lớn khác.

Các nước ASEAN có phản ứng tích cực đối với Trung Quốc trước hết vì sự gần gũi gũi về địa lý của Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc là nước đầu tiên thương lượng về khả năng thiết lập một khu mậu dịch tự do với ASEAN, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN. Trung Quốc cũng đang mong muốn trở thành nước đầu tiên ký Hiệp ước khu vực khơng có vũ khí hạt nhân ở Đơng Nam Á. Những động thái tích cực này của Trung Quốc đã khiến cho các đối tác khác phải bày tỏ thiện chí của mình với các nước ASEAN. Học tập quan điểm của Trung Quốc, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đều chìa cành ơ liu của mình ra ve vãn ASEAN [71, tr.10]. Điều đó cho phép chiến lược hợp tác khu vực của ASEAN được diễn ra thuận lợi hơn.

Như vậy, có thể nói, hình ảnh ngoại giao và các chính sách của Trung Quốc đang được các nước ASEAN chấp nhận và ASEAN có phản ứng tích cực trước sự nổi lên của Trung Quốc. Sự nổi lên của Trung Quốc tạo ra nhiều cơ hội hơn là mối đe dọa đối với ASEAN. Nhận thức về Trung Quốc đang thay đổi theo hướng tích cực: từ chỗ

xem Trung Quốc là mối đe dọa tới nhận thức Trung Quốc chính là cơ hội phát triển của ASEAN. Từ những nhận thức này cho thấy sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên cũng được tăng lên. Ngoài ra, một nền tảng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc chính là ý chí hợp tác đang lên của các nhà lãnh đạo để phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên.

ASEAN và Trung Quốc đã tạo ra được những kênh để triển khai có hiệu quả quan hệ hợp tác giữa hai bên.

ASEAN đã tạo ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương một bộ khung quan hệ hình quạt, với ASEAN là gốc quạt, các nước ASEAN10+1 và khối hợp tác khu vực Đông Á là xương quạt và mặt quạt. ASEAN đã lần lượt cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ thiết lập cơ chế hợp tác ASEAN+1. Hiện nay, hợp tác Đông Á đã hình thành xu thế phát triển cơ bản lấy ASEAN làm hạt nhân, ASEAN10+3 làm kênh chính, Hội nghị thượng đỉnh Đơng Á (10+6: ngồi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong 10+3, cịn có thêm Australia, New Zealand, Ấn Độ) làm diễn đàn thảo luận các vấn đề chiến lược.

Việc ASEAN và Trung Quốc ký FTA là bước mở đầu quan trọng cho tiến trình nhất thể hố kinh tế Đơng Á. Tiến trình hợp tác ASEAN+1 và ASEAN+3 ra đời là một bước quan trọng trên lộ trình hợp tác Đơng Á. Kịch bản về nhất hố Đơng Á có thể chia thành ba bước: từ khu mậu dịch tự do ASEAN đến các khu mậu dịch tự do ASEAN+1 và khu mậu dịch tự do Đông Á. Bước thứ nhất và thứ hai đang dần trở thành hiện thực và bước thứ ba có nhiều triển vọng. Từ sáng kiến ASEAN+3 năm 1997 đến “Tuyên bố chung hợp tác Đông Á giữa ASEAN và ba nước Đông Á đã từng bước hiện thực hố sự liên kết tồn Đơng Á. Triển vọng của tiến trình liên kết Đơng Á càng trở nên hiện thực hơn khi Hội nghị cấp cap ASEAN+3 (11/2004-Vientiane, Lào) đã đạt được thoả thuận sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tại Malaysia vào năm 2005. Để tiến tới EAS, lãnh đạo cấp cao của các nước ASEAN và 3 nước Đơng

Bắc Á đã nhất trí tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN+3 tại Kyoto vào tháng 5/2005 để thảo luận khái niệm Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất tại Malaysia (12/2005). Đồng thời, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 cũng đã thảo luận vấn đề thiết lập khu vực mậu dịch tự do Đơng Á (EAFTA) và thành lập nhóm chun gia nghiên cứu tính khả thi của EAFTA.

Do đó, có thể nói các tiến trình hợp tác khu vực ASEAN+3, EAS mà ASEAN và Trung Quốc là hai trong số những nước đồng sáng lập cũng đòi sự hợp tác và tham khảo lẫn nhau thường xuyên hơn giữa hai bên. Ở góc độ nào đó, nó thể hiện tinh thần tự tôn khu vực của các nước Đông Nam Á và phù hợp với xu thế khu vực hóa và tồn cầu hố sơi động hiện nay. Đối với Trung Quốc, tham gia các cơ chế hợp tác này nhất là trong lĩnh vực kinh tế là góp phần đảm bảo lợi ích kinh tế của Trung Quốc, nâng cao vị thế của Trung Quốc ở Đông Nám Á và khẳng định vai trò tiên phong của Trung Quốc trong các tiến trình hợp tác khu vực ở Đơng Á.

Như vậy, các cơ chế hợp tác đa phương này đã tạo thêm một kênh đối thoại mới để xây dựng lịng tin giữa ASEAN và Trung Quốc, góp phần giải quyết một số vấn đề an ninh chung và kinh tế, tăng cường mối quan hệ hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN và Trung Quốc đều đánh giá cao về những thành tựu đã đạt được trong hợp tác ASEAN – Trung Quốc. Tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho rằng “tuy quan hệ ASEAN-Trung Quốc mới được thiết lập và trải qua 15 năm, nhưng đây là thời kỳ quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc phát triển tốt đẹp nhất. Các quan hệ đều có bước phát triển, nổi bật là các quan hệ kinh tế, trong đó quan hệ thương mại đang phát triển, đóng góp ngày càng tích cực vào hịa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực thế giới” [90, tr.2].

Với tư cách là chủ tịch luân phiên ASEAN, Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo cũng đã đánh gia cao thành tựu hợp tác ASEAN –Trung Quốc đã đạt được trong 15 năm qua.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tưởng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật những bước phát triển năng động và tích cực trong quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc 15 năm qua. Thủ tướng khẳng định “ở cả cấp độ đa phương và song phương, quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc chưa bao giờ tốt đẹp như hiện nay, ASEAN và Trung Quốc đã trở thành đối tác hàng đầu của nhau. Quan hệ ASEAN-Trung Quốc luôn phát triển đi trước và giúp thúc đẩy các mối quan hệ đối thoại khác của ASEAN cũng như tiến trình hợp tác Đơng Á, đóng góp tích cực cho hịa bình, ổn định và thịnh vượng khu vực” [85, tr.11].

Hiện nay, cả ASEAN và Trung Quốc đều có mục đích và nguyện vọng chung là hịa bình, ổn định và phát triển, quan hệ chính trị hịa bình hữu nghị giữa hai bên đã và đang được củng cố sẽ góp phần đảm bảo cho việc mở rộng hợp tác kinh tế giữa hai bên với nhau.

Các nước ASEAN và Trung Quốc trên nhiều vấn đề trọng đại về quan hệ song phương, quan hệ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và những vấn đề quốc tế đều có những quan điểm chung nhau. Đó là các vấn đề ủng hộ hịa bình, ổn định và phát triển cùa khu vực và thế giới, đều coi trọng mục tiêu phát triển kinh tế, cùng nhau thúc đẩy hợp tác bình đẳng cùng có lợi ở khu vực và toàn cầu, đều tuân thủ nguyên tắc cùng chung sống hịa bình, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, chủ trương tăng cường đối thoại và hợp tác, giải quyết hịa bình những tranh chấp giữa các nước, chia sẻ quan điểm không ủng hộ việc lợi dụng nhân quyền để phá hoại chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và chính trị độc lập của nước khác. Tất cả những điểm trên có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)