Cạnh tranh Trung-Nhật ở Đông Na mÁ và tác động của nó tới quan hệ ASEAN Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 103 - 105)

ASEAN-Mỹ bị xấu đi, thì quan hệ ASEAN-Trung Quốc sẽ có điều kiện để phát triển hơn. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, quan hệ Mỹ-ASEAN khó có thể có những bước đột phá vì Mỹ đang sa lầy ở Trung Đơng.

Chính sách kiềm chế Trung Quốc của Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục trong những năm còn lại của nhiệm kỳ của Tổng thống Bush và có thể của cả những người kế nhiệm ơng ta vào đầu 2008. Bởi vì, Trung Quốc càng trỗi dậy mạnh mẽ bao nhiêu, vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ càng lung lay bấy nhiêu. Để kiềm chế Trung Quốc, vị trí địa- chiến lược của Đơng Nam Á sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với Mỹ. Trong bối cảnh như vậy, các lực lượng thù địch Trung Quốc trong khu vực sẽ càng có cơ hội trỗi dậy chống lại chính sách cùng chung sống hồ bình với Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc và hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc mà ASEAN và các nhà nước thành viên của nó đang theo đuổi hiện nay.

3.2.3.2 Cạnh tranh Trung - Nhật ở Đông Nam Á và tác động của nó tới quan hệ ASEAN - Trung Quốc ASEAN - Trung Quốc

Đối với ASEAN, cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều là các cường quốc kinh tế to lớn và là đối tác quan trọng nhất. Sự can dự tích cực của 2 nước này với ASEAN là điều kiện cần thiết đối hồ nhập khu vực vốn có lợi cho tất cả các quốc gia trong khu vực. Rõ ràng, việc điều chỉnh mối quan hệ thích hợp và hữu ích giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có lợi cho sự phát triển này nói chung và cho quan hệ ASEAN-Trung Quốc nói riêng.

Hiện nay, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có quan hệ tốt với ASEAN. Cùng với ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản đang đóng vai trị chủ chốt trong các tiến trình

hợp tác ASEAN+3, Hợp tác Đơng Á. Tuy nhiên, tất cả những điều đó, khơng ngăn cản hai bên cạnh tranh với nhau gay gắt ở Đông Nam Á. Nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản cạnh tranh với nhau quyết liệt ở khu vực này là do Đông Nam Á có vai trị cực kỳ quan trọng trong chiến lược vươn lên thành một cường quốc toàn cầu của Trung Quốc, cũng như trong chiến lược “đuổi kịp về chính trị” để trở thành một cường quốc hồn chỉnh của Nhật Bản.

Thật vậy, Trung Quốc sẽ khơng thể có được chỗ đứng ngang bằng với Mỹ và EU trong nền chính trị thế giới, nếu khơng có được một vùng ảnh hưởng riêng. Nhật bản sẽ vẫn chỉ là một cường quốc kinh tế, nếu khơng xác lập được vai trị chính trị rõ ràng trong các vấn đề khu vực và quốc tế, ít nhất là ở châu Á. Vùng ảnh hưởng chính trị mà Trung quốc có thể xác lập hiện nay chỉ có thể là Đơng Nam Á. Ở phía Đơng, Trung Quốc vấp phải Nhật Bản, phía Bắc và là vùng ảnh hưỏng của Nga; ở phía Tây, ảnh hưởng của Mỹ chiếm ưu thế, phía Tây Nam vấp phải sự cạnh tranh của Ấn độ. Khu vực thuận lợi nhất để Nhật Bản tập dượt vai trị cường quốc chính trị cũng chính là khu vực ASEAN. Chính vì vậy, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc tới nay, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997-1998, Trung Quốc và Nhật Bản đã bước vào cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt ở Đơng Nam Á. Cuộc cạnh tranh đó diễn ra trong mọi lĩnh vực. Về chính trị, hai bên đều tiến hành họp thượng đỉnh với ASEAN. Khi Trung Quốc đưa ra ý tưởng khu mậu dịch tự do với ASEAN thì Nhật bản cũng lập tức đưa một ý tưởng tương tự. Trung quốc đề xuất khu mậu dịch tự do Đông Á, Nhật Bản đáp lại bằng ý tưởng cộng đồng kinh tế Đông Á. Để xây dựng ACFTA, Trung Quốc đưa ra cách tiếp cận khối. Nhật Bản áp dụng cách tiếp cận nước. Khu mậu dịch tự do ASEAN –Nhật Bản sẽ được xây dựng thông qua việc thiết lập các khu mậu dịch song phương giữa Nhật Bản và từng nước ASEAN trước. Sau đó, các FTA song phương này sẽ được kết nối lại để trở thành AJFTA.

Bằng việc đưa ra cách tiếp cận FTA với ASEAN trái ngược với Trung Quốc, Nhật Bản dường như đang buộc ASEAN phải lựa chọn giữa họ và Trung Quốc. Điều

này thật sự đã gây phức tạp cho sự phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong những năm qua và cả trong thời gian tới .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)