Trên các lĩnh vực hợp tác khác 1 Trên lĩnh vực hợp tác năng lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 62 - 66)

2.2.3.1 Trên lĩnh vực hợp tác năng lƣợng

Về hợp tác năng lượng, sự hợp tác giữa ASEAN-Trung Quốc phát triển nhanh và trở thành điểm sáng trong hợp tác kinh tế mậu dịch ASEAN-Trung Quốc. Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc với ASEAN hiện nay đã được nâng lên ở tầm chiến lược. Nội dung hợp tác từ mậu dịch dầu khí đơn thuần đã dần chuyển sang cùng thăm dị và khai thác dầu khí, bảo đảm an toàn tuyến đường vận chuyển dầu mỏ trên biển và xây dựng những tuyến đường vận chuyển năng lượng mới.

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN được bắt đầu từ năm 1978 việc việc Trung Quốc và Philippines ký hiệp định mậu dịch dầu lửa dài hạn, theo đó từ năm 1979 đến năm 1983 Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines 1,2 triệu tấn dầu thô. Đây là hiệp định năng lượng đầu tiên ký kết giữa Trung Quốc với một nước thành viên ASEAN. Sau đó, cùng với việc khơi phục quan hệ kinh tế mậu dịch ASEAN-Trung Quốc, Trung Quốc đã tiến hành hợp tác năng lượng với các nước Brunei, Indonesia, Myanmar. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, kim ngạch mậu dịch dầu mỏ và khí đốt giữa ASEAN và Trung Quốc đã tăng lên liên tục. Trong thời gian từ năm 2001 đến 2004m kim ngạch nhập khẩu tài nguyên dầu khí và sản phẩm dầu khí của Trung Quốc từ các nước ASEAN lần lượt là 3,12 tỷ USD; 3,82 tỷ USD; 5,53 tỷ USD, và 6,47 tỷ USD. Đồng thời, trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu tài nguyên dầu khí và các sản phẩm dầu mỏ của Trung Quốc sang các nước ASEAN lần lượt là 1,25 tỷ USD; 1,55 tỷ USD; 2,46 tỷ USD và 2,33 tỷ USD. Từ tháng1-10/ 2005, Trung Quốc đã nhập khẩu từ các nước ASEAN 7,93 tấn dầy thô và 5,56 triệu tấn dầu thành phẩm, lần lượt chiếm 7,2% và 2,2% tổng lượng dầu thô và dầu thành phẩm nhập khẩu của Trung Quốc[72, tr.11]. Trong khi Việt Nam, Indonesia và Malaysia là ba nước ASEAN nhập khẩu dầu lớn nhất của Trung Quốc. Trung Quốc lại chủ yếu nhập khẩu dầu thành phẩm từ Singapore. Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2001, Trung Quốc cũng đã ký hợp đồng đặt mua dầu mỏ dài hạn của Myanmar. Hiện nay, mỗi năm Thái Lan lại xuất sang Trung Quốc 350.000 tấn khí hố lỏng, chiếm 1/2 tổng lượng khí hố lỏng xuất khẩu của nước này, chiếm 5% tổng lượng khí hố lỏng nhập khẩu của Trung Quốc [72, tr.12].

Việc hợp tác thăm dị và khai thác tài ngun dầu khí giữa các nước ASEAN và Trung Quốc ngày càng phát triển. Trước đây, các nước ASEAN về cơ bản đều lựa chọn hợp tác với các cơng ty dầu mỏ phương Tây. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi. Từ sau năm 2002, hợp tác năng lượng ASEAN-Trung Quốc đã phát triển mạnh với việc các công ty dầu mỏ Trung Quốc thực hiện chiến lược “hướng ra bên ngoài”. Trong

việc mua, sáp nhập cổ phần, đầu năm 2002, Tập đồn dầy khí ngồi khơi của Trung Quốc đã bỏ ra 585 triệu USD để mua một phần cổ phần trong 5 giếng dầu lớn của hãng YPE của Tây Ban Nha ở Indonesia, trở thành nhà sản xuất dầu trên biển lớn nhất của Indonesia. Trong khi đó, Tập đồn hố dầu Trung Quốc cũng thành công trong việc mua tài sản dầu khí của Hãng DEVON của Mỹ ở Indonesia, lần đầu tiên bước vào thị trường thăm dị dầu khí. Điều đặc biệt cần nêu là vào tháng 3 năm 2005, Tập đồn dầy khí ngồi khơi của Trung Quốc, Công ty dầu khí quốc gia của Philppines và Tổng Công ty dầu khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định cùng tiến hành thăm dò tiềm năng dầu mỏ tại khu vực đang có tranh chấp ở biển Đơng. Theo đó, cả ba cơng ty sẽ cùng tiến hành đánh giá tình hình tài nguyên dầu mỏ tại khu vực có tổng diện tích 143.000km2 trong thời gian 3 năm. Việc ký kết và tiến hành thực hiện Hiệp định này là một sự kiện mang tính lịch sử, cho thấy các bên đã thực hiện tuân thủ quy định “Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên có liên quan tại biển Đông”, tiến hành theo phương châm “ gác lại tranh trấp, cùng nhau khai thác” tại biển Đông.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm an tồn tuyến đường vận chuyển năng lượng ở eo biển Malacca, biển Đông và xây dựng tuyến đường vận chuyển năng lượng ( bao gồm xây dựng kênh đào Kara ở miền Nam Thái Lan, xây dựng đường ống dẫn khí Trung Quốc-Myanmar) cũng một nội dung mới khiến dư luận chú ý trong hợp tác năng lượng ASEAN-Trung Quốc. Hiện nay, phần lớn lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải vận chuyển qua eo biển Malacca, trong khi các nước như Mỹ, Ấn Độ, và Nhật Bản đều có ý đồ giành quyền kiểm sốt eo biển này. Có thể nói, eo biển Malacca trấn giữ yết hầu an ninh của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành thương lượng với các nước ở hai bờ eo biển Malacca như Indonesia, Malaysia và Singapore xung quanh vấn đề bảo đảm an toàn ở eo biển này.

Như vậy, rõ ràng là hợp tác năng lượng giữa ASEAN và Trung Quốc hiện nay đã được nâng lên tầm chú ý chiến lược, bước đầu đã hình thành các cơ chế hợp tác. Ngày 25/9/2002, với sự thúc đẩy của Chính phủ Trung Quốc và Indonesia, lần đầu tiên

Diễn đàn năng lượng Trung Quốc-Indonesia được tổ chức ở Bali, đánh dấu việc khởi động chính thức cơ chế đối thoại của diễn đàn năng lượng song phương Trung Quốc- Indonesia. Tháng 6/2004, Trung Quốc đã chính thức tham gia Hội nghị Bộ trưởng năng lượng 10+3 (gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Điều này cung cấp thêm một kênh và cơ chế mới cho Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN tham gia các kế hoạch năng lượng của nhau, tăng cường đối thoại và điều hoà lẫn nhau trong hợp tác năng lượng. Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo giữa ASEAN và Trung Quốc lần thứ 8 diễn ra hồi tháng 11/2004, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng đã đưa ra kiến nghị thành lập cơ chế đối thoại cấp Bộ trưởng năng lượng ASEAN-Trung Quốc, nhằm mục đích tiến hành đối thoại hợp tác xung quanh vấn đề ổn định nguồn cung cấp năng lượng và bảo đảm an toàn vận chuyển dầu mỏ.

Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh về hợp tác năng lượng ASEAN-Trung Quốc có liên quan chặt chẽ đến đặc tính tài ngun song phương, tình hình phát triển kinh tế hai bên và môi trường kinh tế thế giới. Sự khác biệt về đặc tính tài nguyên là cơ sở hợp tác năng lượng ASEAN-Trung Quốc. Trên các mặt vốn, kỹ thuật thăm dò khai thcs và thị trường, cả ASEAN và Trung Quốc đều có lợi thế riêng của mình và có tính bổ sung mạnh mẽ cho nhau. Đông Nam Á là khu vực tài nguyên dầu khí tương đối phong phú của thế giới. Indonesia, Malaysia và Brunei là các nước sản xuất truyền thống và là những nước xuất khẩu dầu lửa và khí hố lỏng quan trọng của thế giới. Việt Nam, Thái Lan, Myanmar có tiềm lực khai thác rất lớn. Singapore là một trong những trung tâm hóa dầu lớn nhất thế giới. Còn Trung Quốc là nước có đơng dân số, tài nguyên năng lượng bình quân đầu người tương đối thấp, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế và khai thác năng lượng đã tích luỹ được vốn năng lượng, lý luận địa chất thăm dò, cơ sở kỹ thuật của cơng nghệ thăm dị khai thác dầu khí và có nhu cầu năng lượng rộng rãi, vì thế có ưu thế tương đối về vốn, kỹ thuật và thị trường. Như thế, trên lĩnh vực năng lượng, giữa ASEAN và Trung Quốc tồn tại quan hệ chiến lược bổ sung

cho nhau, đây là điều kiện cơ bản để hai bên tiến hành hợp tác năng lượng. Bên cạnh đó, việc mở rộng nhu cầu năng lượng do yêu cầu tăng trưởng kinh tế và việc hạ thấp hàng rào mậu dịch và đầu tư xuyên quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế, đã tạo thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác năng lượng ASEAN-Trung Quốc. Ngoài ra, ASEAN và Trung Quốc có vị trí địa lý gần nhau, giá thành vận chuyển năng lượng và rủi ro mậu dịch thấp, tạo ưu thế địa lý nhất định cho việc tăng cường hợp tác năng lượng ASEAN-Trung Quốc.

Cùng với quá trình xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc liên tục được thúc đẩy, hợp tác năng lượng giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ có bước phát triển ngày càng lớn trong các vấn đề về mậu dịch về dầu thơ và dầu thành phẩm, khí đốt tự nhiên, hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác năng lượng và trong vấn đề bảo đảm an toàn tuyến đường vận chuyển dầu mỏ qua eo biển Malacca và xây dựng tuyến đường vận chuyển năng lượng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)