“HỢP TÁC TRUNG QUỐC ASEAN HƢỚNG TỚI THẾ KỶ XXI”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 137 - 139)

1. Các nhà lãnh đạo Nhà nước và chính phủ các thành viên ASEAN và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa bày tỏ sự hài lòng với mối quan hệ đang phát triển rất nhanh giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như giữa các thành viên ASEAN với Trung Quốc. Họ nhất trí rằng sự đồn kết của những mối quan hệ này phục vụ những lợi ích cơ bản của mỗi người cũng như vì hồ bình ổn định, và thịnh vượng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

2. Họ khẳng định rằng Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp định Thân hữư và Hợp tác ở Đơng Nam Á, năm ngun tắc chung sống hồ bình và luạt pháp được quốc tế thừa nhận cần được áp dụng như là những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ. Họ tái khẳng định sự tôn trọng của họ đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đối tác nói riêng và ngun tắc khơng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

3. Họ cam kết thúc đẩy mối quan hệ thúc đẩy láng giềng thân thiện, tăng mức độ trao đổi, củng cố cơ chế đối thoại và hợp tác trên tất cả cá lĩnh vực để tăng thêm hiểu biết và lợi ích chung.

4. Họ nhất trí thúc đẩy hợp tác tại Diễn đàn khu vực ASEAN và các tổ chức quốc tế và khu vực.

5. Họ cam kết nâng hợp tác lên tầm cao mới cả ở quan hệ song phương và đa phương để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và tiến bộ xã hội về các ngun tắc cơ bản của lợi ích chung bình đẳng và chia sẻ trách nhiệm về sự phát triển của quốc gia và sự thịnh vượng của khu vực trong thế kỷ 21. Họ có thể tăng cường hợp tác thông qua các cơ chế như là Uỷ ban hợp tác chung Trung Quốc-ASEAN về hợp tác kinh tế và thương mại và Uỷ ban Trung Quốc-ASEAN về hợp tác khoa học kỹ thuật. Họ tiếp tục hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong các tổ chức và dự án khu vực và liên khu vực, chẳng hạn như APEC và ASEM.

trong khu vực Đông Nam Á và triển vọng tương lai các nền kinh tế đó, tơn trọng các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế các nước ASEAN. Trung Quốc nhấn mạnh niềm tin của họ rằng các nền kinh tế ở Đơng á sẽ tiếp tục có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Các thành viên ASEAN và Trung Quốc nhất trí về sự cần thiết phải đoàn kết chặt chẽ các mối quan hệ kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư và thương mại, tạo điều kiện thâm nhập thị trường, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy sự phát triển và thâm nhập đối với thương mại và đầu tư có liên quan đến thơng tin. Họ xác nhận lợi ích chung của họ về phát triển Tiểu vùng sông Mê Công và cam kết củng cố sự ủng hộ của họ đối với các nước có con sơng chảy qua bằng cách thúc đẩy các hoạt động thương mại, du lịch và vận tải ở khu vực này. Họ khẳng định sự ủng hộ đối với các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và sự gia nhập sớm của Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN vào WTO.

7. Họ lưu ý rằng Bộ trưởng tài chính của ASEAN và của nước CHND Trung Hoa tại Hội nghị ở Kuala Lumpur tổ chức ngày 2/12/1997 đã thoả thuận về nỗ lực của quốc gia và hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết tình trạng tài chính lúc đó trong khu vực. Họ tán thành Hiệp định của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính về sự thực thi nhanh chóng của khung hợp tác Manila như là một bước xây dựng hướng tới thúc đẩy ổn định tài chính trong khu vực. Họ khuyến khích những nỗ lực để thực hiện các sáng kiến theo khung hợp tác trên và kết hợp chặt chẽ với Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các Hiệp ước quốc tế chung. Các nước thành viên ASEAN lưu ý đối với sự đóng góp to lớn của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính gần đây ở khu vực và cả hai bên đều khẳng định của việc tăng cường hợp tác về các lĩnh vực tài chính, kinh tế giữa các Bộ trưởng Tài chính ASEAN và CHND Trung Hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)