Hợp tác ASEAN–Trung Quốc trong phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 67 - 72)

rộng.

Mê Công xuất phát từ tỉnh Quý Châu miền Tây Nam Trung Quốc, là con sông lớn thứ 12 trên thế giới với chiều dài khoảng 4880km, chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tiểu vùng sơng Mê Cơng có tổng diện tích 2,32 triệu km2 và có số dân 250 triệu người [55, tr.67]. Đây là khu vực có

tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực, song đang cịn trong tình trạng chậm phát triển, với nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thủy điện và viễn thông; phát triển nguồn nhân lực, khai thác các tiềm năng kinh tế và du lịch, bảo vệ môi trường và tài nguyên gắn với sự phát triển của Tiểu vùng và cả khu vực.

Với tầm quan trọng của lưu vực sông Mê Công, hợp tác sông Mê Công bắt đầu được thực hiện từ năm 1957. Trước đó, vào năm 1928, Uỷ ban cấo cao thường trực sơng Mê Cơng (do Chính phủ Thái Lan và chính quyền thực dân Pháp ở Đơng Dương thiết lập) và Uỷ ban sông Mê Công (do Pháp và ba nước Đông Dươnng thành lập) đều đã tiến hành hoạt động khai thác vận tải trên dịng sơng này và từng xây dựng một số cơ sở hạ tầng giao thông đưởng thuỷ và cảng như cảng Phnompenh và cảng Sài Gòn. Từ năm 1978, Việt Nam tham gia hợp tác Mê Công cùng các nước Lào và Thái Lan trong Uỷ ban lâm thời Mê Công.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế quốc tế, dù thể chế chính trị khơng giống nhau, trình độ phát triển kinh tế xã hội, lợi ích tham gia hợp tác, mức độ cởi mở kinh tế và nguồn lực phát triển có khác nhau, các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công đều có ý thức tăng cường mở rông quan hệ hợp tác. Năm 1991, các nước hạ lưu sông Mê Công là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã bắt đầu tiến hành đàm phán và ngày 5/4/1995, đại diện chính phủ 4 nước đã ký Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, thành lập Uỷ ban Mê Công (MRC) để thực hiện Hiệp định này.

Sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ năm tại Bangkok (năm 1995), ASEAN đưa ra sáng kiến hợp tác phát triển lưu vực sơng Mê Cơng. Chương trình Hợp tác phát triển vùng lưu vực Mê Cơng là chương trình chung của ASEAN. Mục đích của Chương trình là tạo nên một sự phát triển bền vững và lôi cuốn các vùng kém phát triển của các nước thành viên vào luồng phát triển chung của khu vực, xoá dần khoảng cách phát triển giữa ASEAN 6 và ASEAN 4. Ngồi các dự án phát triển nơng lâm ngư

nghiệp và xoá đối giảm nghèo trong lưu vực, ASEAN đặt trọng tâm thúc đẩy triển khai dự án đường sắt nối từ Singapore đi Côn Minh (Trung Quốc). Đây là một phần quan trọng trong mạng lưới đường sắt liên Á (TAR) nối liền hai lục địa Á-Âu. Góp phần thúc đẩy phát triển lưu vực sông Mê Công, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ sáu (năm 1998), Việt Nam đưa ra sáng kiến Hành lang Đông Tây (WEC) phát triển vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông Tây nối Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Mục tiêu của dự án này là phát triển giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng, khai thác và sử dụng tài nguyên trong lưu vực, đẩy mạnh trao đổi thương mại, dịch vụ, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống ma tuý, lây truyền dịch bệnh qua biên giới.

Như thế, có thể nói phát triển quan hệ hợp tác trên lưu vực con sông này là một nội dung được nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á quan tâm. Các nước khác trong vùng cũng nhìn thấy những nguồn lợi về giao lưu kinh tế, mậu dịch, khai thác thủy sản, du lịch, giao thông vận tải từ dịng sơng này. Đối với Thái Lan, sông Mê Công được xem là tiềm năng du lịch của nước này. Đối với Trung Quốc, Mê Công được coi là nguồn tài nguyên khai thác phục vụ cho thủy điện. Lưu vực sông Lan Thương- Mê Cơng có thể coi là cửa khẩu xuất nhập cảnh quan trọng của các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Vân Nam và cịn có thể lan tỏa và hỗ trợ tăng trưởng tới Tứ Xuyên, Quý Châu và khu vực Tây Tạng của Trung Quốc. Vì thế, có thể nói lưu vực của sơng Mêkơng có vị thế chiến lược quan trọng. Hàng hóa của ba tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên của Trung Quốc vận chuyển sang khu vực Đông Nam Á nếu đi theo tuyến đường thủy trên sơng Mêkơng thì giá thành vận tải sẽ thấp so với tuyến đường vận tải biển qua biển Đơng. Từ đó, có thể mở rộng quy mơ mậu dịch, thúc đẩy phồn vinh kinh tế trong khu vực.

Tuy nhiên, hợp tác tiểu vùng sông Mê Công như thế nào để đảm bảo lợi ích hợp lý cho tất cả các nước ở thượng nguồn và những nước ở hạ lưu sông Mê Công cũng là một vấn đề nan giải.

Để có thể tham gia vào việc chia sẻ lợi ích ở đây, ngày 19/3/1996, Trung Quốc đã tuyên bố sẵn sàng đối thoại song phương với 4 nước thành viên của Uỷ ban sông Mê Cơng. Với vị trí địa lý nằm ở thượng nguồn, sự tham gia của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa về vấn đề môi sinh cho lưu vực sông Mê Công.

Trên phạm vị tiểu vùng sơng Mê Cơng cũng đã hình thành chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), quy tụ cả 6 nước trong lưu vưc sông Mê Công tham gia (bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam). Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển tiểu vùng sơng Mê Cơng mở rộng có thể góp phần biến khu vực này phát triển thành trung tâm khu vực quan trọng, đồng thời từ đó lan tỏa ra cả khu vực Đơng Nam Á, thậm chí là trên quy mơ liên khu vực. Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng sẽ trở thành một trung tâm khu vực quan trọng của “Khu vực mâu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc”. Đồng thời, Trung Quốc cịn có thể dựa vào hợp tác khai thác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng để phát triển quan hợp tác, tin cậy với các nước ASEAN. Thông qua việc khai thác các tiềm năng hợp tác ở tiểu vùng sông Mê Cơng mở rộng, Trung Quốc có thể truyền đi những tín hiệu hợp tác với các nước ASEAN. Điều này khơng chỉ góp phần xóa đi tâm lý cảnh giác lẫn nhau giữa hai bên Trung Quốc và ASEAN mà còn thúc đẩy các bên khám phá các kênh và phương pháp hợp tác trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Để tăng cường hơn nữa hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, tại Hội nghị cấp cao các nước Tiểu vùng Mê công lần thứ hai họp từ 4- 5/ 7/ 2005 tại Côn Minh Trung quốc, Thủ tướng Ôn gia Bảo đưa ra kiến nghị 7 điểm:

- Tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở - Thúc đẩy mậu dịch đầu tư

- Đi sâu phát triển nông nghiệp

- Coi trọng việc bảo vệ tài nguyên môi trường - Tăng cường bồi dưỡng tài nguyên nhân lực

Ngoài ra, Thủ tướng Ơn gia Bảo cịn tun bố: Trung Quốc cung cấp tiền cho Dự án đường Cơn Minh- Bangkok và các chương trình đào tạo trên nhiều lĩnh vực khác nhau và lập ra Quỹ 20 triệu USD trong Ngân hàng phát triển châu Á để thực hiện các dự án trên.

Hợp tác tiểu vùng sông Mê Cơng mở rộng muốn được hình thành trước hết cần có điều kiện là cùng chung nhu cầu và lợi ích hợp tác giữa các quốc gia có biên giới liền kề, có các nguồn lực liên kết bổ sung cho nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển và hội nhập thế giới. Thơng qua đó, các bên tham gia đều thu được lợi ích trên tinh thần hợp tác cùng có lợi. Cùng với các cuộc họp cấp Bộ trưởng GMS thường niên, hợp tác kinh tế trong GMS đã thành lập các diễn đàn tổ công tác chuyên sâu trên các lĩnh vực hợp tác và tổ chức các diễn đàn đầu tư để nhằm thu hút sự quan tâm và tranh thủ nguồn vốn của các nhà đầu tư trên thế giới tham gia vào các dự án phát triển GMS. Khai thác tiềm năng phát triển ở một khu vực có tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào nhưng cịn trong tình trạng nghèo, phải có sự hợp tác của cả tiểu vùng cộng với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Vốn và công nghệ của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư đặc biệt là các nước đối thoại của ASEAN, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế có ý nghĩa động lực thực thi các dự án phát triển tiểu vùng.

Hiện nay, các dự án về hợp tác tiểu vùng sông Mê Công đã được Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ một khoản tiền khá lớn với 18 triệu USD và với 300 triệu USD vốn vay hỗ trợ. Ngoài ADB là tổ chức khởi xướng và điều phiếu, các tổ chức quốc tế như Chươn trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU) và của các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Thụy Điển, Bỉ, Nhật Bản, Australia đã và đang thể hiện vai trò xúc tác, cam kết hỗ trợ và đầu tư vào các dự án phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng với các dự án cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thuỷ điện và một số dự án hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực hợp tác.

Như vậy, những kết quả tích cực thu được từ sự khai thác các tiềm năng hợp tác của tiểu vùng sồng Mê Công mở rộng chủ yếu là dựa trên tinh thần hợp tác thân thiện cùng có lợi của những nước có chung nguồn lợi ở khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ ASEAN trung quốc từ 1997 đến nay tình hình và triển vọng (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)