B. NỘI DUNG
2.1. Những yếu tố tác động đến nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên
2.1.5. Tác động của cơ chế, chính sách trong phát triển giáo viên trung học
trung học
Chủ trương, chính sách đối với giáo dục ở mọi góc độ đều ảnh hưởng rất lớn đến sự pháp triển giáo dục. Ở Trung ương cũng như địa phương, việc ban hành các chính sách và tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong đó có công tác quản lý giáo dục là yếu tố cơ bản giúp ngành giáo dục vận hành theo đúng quỹ đạo. Nơi nào các cấp quản lý nhận thức đúng đắn về tầm quan
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì nơi đó sẽ làm tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên và nâng cao được nhận thức chính trị của đội ngũ đó.
Về chính sách phát triển giáo dục ở huyện Yên Sơn đã có nhiều đổi mới đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều bất cập như nhiều quy định trong chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo đã ban hành từ lâu, không còn phù hợp song chậm được bổ sung, sửa đổi, chậm khi triển khai thực hiện như chế độ làm việc và định mức lao động của nhà giáo, chế độ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép; Bất cập trong việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, cụ thể như: chưa giải quyết triệt để bất hợp lý trong hệ thống thang, bảng lương, chế độ phụ cấp cho nhà giáo, biên chế giáo viên THCS rất khó khăn, trong khi lương của giáo viên dạy hợp đồng quá thấp, không được hưởng các khoản tiền trợ cấp và không được tăng lương dẫn đến tình trạng nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường không muốn đi làm đúng ngành nghề đã được đào tạo mà đi xin việc khác để làm. Chưa quan tâm kịp thời và có chế độ ưu đãi đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục cong dân trong các trường trung học.
Chính sách luân chuyển nhà giáo và nghĩa vụ làm việc trong ngành giáo dục sau tốt nghiệp đối với sinh viên sư phạm còn thiếu cơ chế và thiếu biện pháp khả thi để triển khai thực hiện có hiệu quả.
Công tác đánh giá phân loại nhà giáo đã có nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang; chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, định lượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ.
2.2. Tình hình nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc trung học ở huyện Yên Sơn (2013 - 2017)