Nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc Trung họ cở huyện Yên Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc trung học ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 40 - 59)

B. NỘI DUNG

2.2. Tình hình nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc trung họ cở

2.2.2. Nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc Trung họ cở huyện Yên Sơn

huyện Yên Sơn

2.2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân

- Nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên được nâng cao gắn với nâng cao bản lĩnh chính trị nghề nghiệp

Việc nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học của Yên Sơn được gắn liền với tích cực thực hiện đổi mới công tác giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu của năm học đã đề ra.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học của Yên Sơn cũng gắn liền đề cao các phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn cuộc sống, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn…

Đồng thời, việc nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học của Yên Sơn gắn liền với việc thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Qua đó, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ “trồng người” thiêng liêng và cao quý.

Tại các cuộc họp chi bộ định kỳ hàng tháng, các giáo viên là Đảng viên luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chấp hành và thực hiện đầy đủ theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, gương mẫu trong các hoạt động chung của tập thể, trong công tác chuyên môn, là tấm gương cho quần chúng noi theo.

Trong những năm qua các chi bộ đã triển khai, thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả thiết thực. Nhiều Chi bộ đã có nhiều sáng tạo trong việc gắn nội dung của cuộc vận động với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị phù hợp với cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác cụ thể. Từ đó đã làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành động trong cán bộ,

Đảng viên, góp phần vào thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội của các Chi bộ theo từng nhiệm kỳ. Cuộc vận động thực sự đã đi vào chiều sâu góp phần quan trọng vào việc khắc phục và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên; nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, tích cực sửa đổi lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thông qua việc coi trọng nâng cao nhận thức chính trị gắn với nâng cao bản lĩnh chính trị nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ nhà giáo có đức, có tài, nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giáo viên trung học ở huyện Yên Sơn luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội; giữ gìn tư cách đạo đức, nhân cách và hình mẫu "mô phạm" của người thầy; nghiêm túc chấp hành quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp; có ý thức thực hiện cuộc vận động "hai không" trong giáo dục với bốn nội dung "Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp".

- Nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên trung học ở huyện Yên Sơn được nâng cao được gắn liền với xây dựng đạo đức nghề nghiệp..

Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với "Người

thầy", là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội, với nhiệm vụ cao cả là "dạy chữ" và "dạy người".

Trong các năm qua lớp lớp thế hệ nhà giáo của ngành giáo dục của tỉnh Tuyên Quang nói chung và của huyện Yên Sơn nói riêng đã nỗ lực vượt qua bao khó khăn gian khổ để đào tạo cho quê hương, đất nước những thế hệ con người mới có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đa số đội ngũ nhà giáo tâm huyết, có ý thức phẩm chất đạo đức chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo trong công tác quản lý, trong giảng dạy và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho đất nước và cho tỉnh.

Các giáo viên của ngành giáo dục huyện luôn chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp; tích cực học tập, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kiên định trước khó khăn, thách thức, không ngừng tham gia học tập và tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nhận thức chính trị, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội.

Việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã được ngành Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa trong toàn ngành. Nhờ đó, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành Giáo dục đã có những cách làm hay, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành tấm gương sáng.

Dù dạy học ở bất cứ đâu, ở vùng trung tâm huyện lỵ hay vùng sâu vùng xa, nhiều thầy, cô giáo trên địa bàn đã luôn nỗ lực hết mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chính tình yêu nghề và sự đam mê của các thầy, cô giáo đã “truyền lửa” giúp các thế hệ học sinh nhà trường trung học học tốt hơn. Không quản ngại núi cao, đèo sâu,

hàng ngày, các thầy, cô giáo đến với học sinh thân yêu; tích cực vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của việc học đến nhân dân.

Giáo viên các trường phổ thông trong huyện đăng ký và thực hiện thành công việc giúp đỡ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, như: tặng sách, vở; tổ chức dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh còn hạn chế, yếu kém; thường xuyên tổ chức quyên góp, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em vươn lên trong cuộc sống và học tập,…

Xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong đội ngũ giáo viên trung học ở huyện Yên Sơn. Trong năm học 2016 - 2017, toàn ngành giáo dục huyện có 3 tập thể được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh và Bộ Giáo dục & Đào tạo; 5 tập thể, 26 cá nhân được nhận bằng khen của UBND tỉnh; 5 cá nhân được công nhân danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Chủ tịch UBND huyện tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cho 49 đơn vị; danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở cho 210 cá nhân; danh hiệu lao động tiến tiến cho 1.364 cá nhân. [47]. Xuất hiện nhiều tấm gương được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú tỉnh Tuyên Quang năm 2017: Cô giáo Hán Thị Tố Anh (Hiệu trưởng Trường PTDTNT THCS huyện Yên Sơn); Cô giáo Nguyễn Xuân Hoa (Hiệu trưởng Trường THCS Phú Lâm); Cô giáo Phạm Thanh Xuân (Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Khai),…

Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trường PTDTNT THCS huyện Yên Sơn với ý thức chính trị cao, tích cực hưởng ứng và tham gia nhiệt tình các hoạt động do nhà trường phát động. Có thể thấy rõ ý thức chính trị trong tham gia phong trào thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm tốt vấn đề này, nhà trường thực hiện tốt các khâu từ đặt thực phẩm, giao nhận đến chế biến, với tinh thần “Tất cả vì con em dân tộc chúng ta, coi các em như con em mình”, các cô cấp dưỡng không quản ngày đêm vất vả, phục vụ các em học sinh ngày 3 bữa: sáng, trưa, tối đầy đủ. Công việc chính của các cô là chế biến

thức ăn đảm an toàn, đủ dinh dưỡng và có nhiều các món ăn ngon cho các em học sinh. Kết quả, trong năm học 2016 - 2017 tính tại thời điểm này, bếp ăn tập thể của nhà trường đã đạt đảm bảo chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo tốt việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh toàn trường.

- Nhận thức chính trị được nâng cao gắn liền với việc thực hiện nền nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học

Để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học, thì việc nâng cao nền nếp, kỉ cương hoạt động dạy học luôn góp phần quan trọng ổn định nền nếp nhà trường. Nền nếp kỉ cương trong hoạt động dạy học của giáo viên trung học huyện Yên Sơn đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học của nhà trường. Đó là việc nâng cao chất lượng thực hiện giờ lên lớp, kế hoạch giảng dạy của giáo viên; về tác phong sư phạm và chuẩn mực giao tiếp; về tham gia mục tiêu xây dựng và thực hiện tốt “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ nghiêm túc, chất lượng, giúp các em học sinh đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, những thầy, cô giáo bậc trung học đã luôn tận tụy đã dìu dắt, giúp đỡ con em đồng bào.

Các trường trung học trên địa bàn huyện Yên Sơn đã thực hiện tốt việc quản lí nền nếp kỉ cương trong hoạt động dạy học. Các nội dung quản lí hoạt động quản lí nền nếp kỉ cương, như: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “quy định cụ thể về giờ lên lớp và các loại sổ sách”, “quy định về chuẩn mực sư phạm và tác phong giao tiếp” ở các trường thực hiện rất nền nếp. Chất lượng hai mặt giáo dục ở các trường phổ thông trong huyện có sự chuyển biến tích cực.

- Nhận thức chính trị được nâng cao trên cơ sở tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên trung học

Để thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giáo viên trung học huyện Yên Sơn đã nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Công tác này giúp giáo viên nâng cao được kiến thức cơ bản cho bản thân, vững vàng về trình độ nghiệp vụ sư phạm tự tin, sáng tạo trong quá trình lên lớp và không ngừng đổi mới phương pháp truyền đạt của mình, giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Cụ thể là việc tự bồi dưỡng trong: Lập kế hoạch về công tác tự bồi dưỡng cho giáo viên; Phân công tổ chuyên môn thực hiện các chuyên đề khoa học và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm; Tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên và theo chu kỳ; Xây dựng hệ thống mạng Internet trong nhà trường để giáo viên cập nhật kiến thức và khai thác thông tin; Tổ chức các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho giáo viên và có kiểm tra đánh giá; Các giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm thông qua việc tự bồi dưỡng thường xuyên tại cơ sở, tham gia thi bồi dưỡng thường xuyên do Phòng Giáo dục huyện tổ chức vào cuối các năm học. Cử giáo viên đi học chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.

Hàng năm giáo viên là Đảng viên của các trường đều tham gia vào các lớp học tập Nghị quyết tại các UBND xã cấp cơ sở, viết bài thu hoạch sau quá trình học tập. Vào thời gian hè, Trung tâm chính trị huyện kết hợp với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện mở các lớp bồi dưỡng Chính trị hè cho toàn bộ các cán bộ quản lý và giáo viên trong huyện nhằm nâng cao NTCT, truyền đạt những thông tin chính trị trong nước và trong ngành Giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường trong huyện nắm bắt kịp thời, có quan điểm đúng đắn và giữ vững lập trường tư tưởng chính trị.

- Nhận thức chính trị được nâng cao gắn liền với nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trung học

Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên luôn được quan tâm. Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ, tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi làm đồ dùng dạy học, thi năng khiếu… để giáo viên trung học tham gia. Các tổ bộ môn của các trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm theo định kỳ. Ban Giám hiệu các trường họp giao ban chuyên môn theo định kỳ tháng để tra đổi, học tập chuyên môn, rút kinh nghiệm cho trường mình. Từ đó góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tạo không khí phấn khởi, sôi nổi để việc dạy học tại các trường đạt kết quả cao hơn.

Việc tổ chức các cuộc thi, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ là dịp để giáo viên trung học Yên Sơn cũng như toàn tỉnh có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm dạy tốt, đồng thời, nâng cao kiến thức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong việc gắn nâng cao nhận thức chính trị với nâng cao công tác chuyên môn, đội ngũ giáo viên trung học huyện Yên Sơn đã chú trọng tới ý thức chính trị trong đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lí nâng cao chất lượng dạy học - là nhiệm vụ không thể thiếu của người cán bộ, giáo viên, nhất là đội ngũ giáo viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý. Đội ngũ này ở các trường trung học đã sử dụng nhiều biện pháp để thực hiện, đó là: việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy; việc nâng cao trình độ nhận thức cho giáo viên; xây dựng phong trào thi đua hai tốt; khuyến khích giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học; khen thưởng giáo viên có thành tích cao, tổ chức phổ biến kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện để giáo viên nghiên cứu về hoạt động dạy học.

Việc tổ chức triển khai phong trào thi đua “Hai tốt” được thực hiện tốt trong các trường, đã chú ý tạo mọi điều kiện để giáo viên nghiên cứu về hoạt động học, tìm ra những đặc điểm riêng trong hoạt động dạy học của địa

phương, từ đó có những biện pháp, hoạt động thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập, góp phần tạo nên uy tín cho nhà trường. Việc nâng cao trình độ cho giáo viên cũng được quan tâm chú ý.

Điểm mạnh của đa số giáo viên của huyện Yên Sơn là phần lớn đã đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo và phần lớn đang đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; có năng lực phát triển nghề nghiệp, có ý thức phấn về chuyên môn (tự học, tự rèn luyện); chuyên môn giỏi; năng lực đánh giá học sinh; khả năng tìm tòi, sáng tạo trong công việc. Đội ngũ này luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công tác quản lý và giảng dạy. Có nhiều giáo viên là người dân tộc nên đây cũng là điều kiện thuận lợi khi làm công tác dân vận.

Do nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên trung học ở huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc trung học ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)