Những yêu cầu về phẩm chất chính trị của ngƣời giáo viê nở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc trung học ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 28)

B. NỘI DUNG

1.3. Những yêu cầu về phẩm chất chính trị của ngƣời giáo viê nở huyện

huyện Yên Sơn

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một vấn đề then chốt trong công tác quản lý trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường Trung học ở huyện Yên Sơn nói riêng. Đội ngũ giáo viên Trung học, lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục cấp trung học (THCS, THPT) góp phần từng bước nâng cao trình độ dân trí, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển.

Yêu cầu về phẩm chất chính trị của người giáo viên Việt Nam nói

chung trong đó có giáo viên trung học ở Yên Sơn ngày nay được thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của tổ chức mà giáo viên trung học ở huyện Yên Sơn là thành viên.

Đó là việc đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn và sâu sắc luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, luôn hướng theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, không bảo thủ, luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của những người xung quanh. Luôn là một người gương mẫu, có lối sống trong sạch, lành mạnh được mọi người quý mến. luôn gần gũi, sống hòa nhã với các đồng nghiệp, được đồng nghiệp và học sinh quý mến.

Người giáo viên có thế giới quan khoa học đúng đắn, giác ngộ xã hội chủ nghĩa gắn liền với lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, luôn say sưa học tập, không ngừng nâng cao sự hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, trước hết về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; Nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ tổ chức thực hiện thành công quá trình dạy học và giáo dục.

- Có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất quan trọng hàng đầu đối với "Người

thầy", nó là nền tảng, động lực thôi thúc trách nhiệm, nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình xứng danh với nghề cao quý trong xã hội, với nhiệm vụ cao cả là "dạy chữ" và "dạy người". Đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo gồm: Phẩm chất chính trị; ứng xử với học sinh; ứng xử với đồng nghiệp; lối sống, tác phong; ý thức cộng đồng; tham gia hoạt động chính trị, xã hội,...

Đội ngũ giáo viên có cái “tâm” trong nghề dạy học của mình. Người thầy phải có tâm huyết với nghề mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bài giảng, từng nội dung tiết giảng; thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học. Người thầy còn phải có tình yêu trong công việc, có động lực để họ trở thành người giáo viên tốt.

Người thầy giáo cần có cả “tài và đức”. “Tài” ở đây thể hiện tài năng về trí tuệ và tài năng nghiệp vụ sư phạm. Tài năng sẽ giúp cho người dạy nắm vững và nhuần nhuyễn nội dung hệ thống các kiến thức cơ bản của môn học, khả năng phát hiện vấn đề bổ sung vào nội dung bài giảng; tài năng nghiệp vụ sư phạm thể hiện ở việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, khả năng trình bày và khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy. Kết hợp được giữa nội dung và phương pháp sẽ làm cho bài

giảng thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao, làm cho người học hứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập.

Ngoài ra, người thầy còn phải có “Đức” , “Đức” là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giảng viên . Bác Hồ đã từng nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Muốn xây dựng được nhân cách cho người học, người thầy trước hết phải có “Đức” thể hiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống, trở thành tấm gương, vừa là người thầy, vừa chuẩn mực cho người học noi theo.

- Nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học là việc nâng cao tự bồi dưỡng nhận thức chính trị và thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên

Đây là một yêu cầu của việc nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đội ngũ giáo viên trung học phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng. Công tác này giúp giáo viên nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi kiến thức cơ bản cho bản thân, vững vàng về trình độ nghiệp vụ sư phạm tự tin, sáng tạo trong quá trình lên lớp và không ngừng đổi mới phương pháp truyền đạt của mình, giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Đồng thời, nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học còn là việc nâng cao nền nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học. Đó là việc nâng cao chất lượng thực hiện giờ lên lớp, kế hoạch giảng dạy của giáo viên; về tác phong sư phạm và chuẩn mực giao tiếp; về tham gia mục tiêu xây dựng và thực hiện tốt “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn định kỳ nghiêm túc, chất lượng, giúp các em học sinh đạt được nhiều thành tích cao trong học tập.

- Nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên trung học gắn liền với nâng cao chất lượng chuyên môn .

Giữa nâng cao nhận thức chính trị với nâng cao công tác chuyên môn có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận thức chính trị, đội ngũ giáo viên trung học mới vững vàng trong nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, qua đó nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, khi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên được nâng cao một cách toàn diện và vững chắc, thì khi đó, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao nhận thức chính trị, giúp đội ngũ giáo viên trung học hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của nhà giáo.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong xã hội hiện đại, thông qua chức năng dạy học và giáo dục, đội ngũ giáo viên có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ giáo viên trong xã hội mới, coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu “không có thầy giáo thì không có giáo dục”.

Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông là một bộ phận của đội ngũ giáo viên Việt Nam, là lực lượng chủ chốt ở tại trường trung học phổ thông, góp phần đào tạo những học sinh trung học phổ thông thành những người có đức, có tài, có năng lực và phẩm chất đủ sức làm chủ tương lai đất nước. Vai trò của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông cần được nghiên cứu và khảo sát trên một địa bàn cụ thể để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của đội ngũ này trong quá trình đào tạo một thế hệ trẻ của nước ta hiện tại và trong tương lai.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ CỦA

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẬC TRUNG HỌC Ở HUYỆN YÊN SƠN 2.1. Những yếu tố tác động đến nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên trung học trên địa bàn huyện Yên Sơn

Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, các yếu tố chủ quan, khách quan đều có những tác động đến giáo dục từ gia đình đến quốc gia, trong đó có việc xây dựng đội ngũ giáo viên và nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên trung học trên địa bàn huyện Yên Sơn.

Để nghiên cứu việc nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên trung học, bên cạnh các yếu tố chủ quan chúng ta cần xem xét các yếu tố khách quan tác động, gồm các yếu tố sau:

2.1.1. Tác động của điều kiện tự nhiên

Huyện Yên Sơn nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía Tây Nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía Đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Cả hai con sông Lô và sông Gâm đều chảy vào và gặp nhau tại huyện này. Thành phố Tuyên Quang nằm trong lòng huyện. Trên địa bàn Yên Sơn có quốc lộ 2, 37 chạy qua.

Huyện có địa hình mang đặc thù của khu vực trung du miền núi phía Bắc; nhiều sông, suối; núi đồi xen kẽ. Việc tiếp giáp với nhiều địa phương có vị trí chiến lược quan trọng về nhiều mặt là một điều kiện thuận lợi để Yên Sơn mở rộng sự giao lưu kinh tế - văn hóa, đi lại của nhân dân và mở rộng, phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn, trong đó có công tác Giáo dục - Đào tạo.

2.1.2. Tác động của điều kiện hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội

tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.210 km² và dân số 167.000 người. Đây là vùng đất mang đậm đà bản sắc văn hóa bản địa. Yên Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chí, Sán Dìu, Cao Lan,… Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV trung học nói riêng. Các thông tin về dân số trong độ tuổi học trung học theo quy định của Luật giáo dục là cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông trong đó có phát triển đội ngũ giáo viên bậc trung học. Do đặc thù trên địa bàn huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc, tốc độ tăng dân số tự nhiên còn cao, điều này gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý giáo dục của huyện trong việc phát triển mạng lưới trường lớp và dự báo số học sinh, số giáo viên.

Việc có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn là một đặc điểm tác động đến công tác giáo dục cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhận thức chính trị của đội ngũ này ở huyện Yên Sơn. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa - xã hội cũng đòi hỏi việc phát triển GD & ĐT phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và xu thế hội nhập, các quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, phong tục tập quán, những quan tâm và ưu tiên của xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc như huyện Yên Sơn có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và nhận thức chính trị của đội ngũ GV trung học nói riêng.

Huyện Yên Sơn có diện tích đất lâm nghiệp 87.780,81 ha, chiếm 72,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp. Yên Sơn là nơi thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm và các loại đại gia súc như: lợn, bò. Đất đai Yên Sơn phù hợp cho việc trồng rừng nguyên liệu, tre, nứa, trồng chè, lúa, đậu, mía, cây ăn quả… Đặc biệt là trồng gấc ở các xã Trung Môn, Lang Quán, Tứ Quận. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, Yên Sơn cũng phù hợp phát triển kinh tế rừng. Do đó, nhìn tổng thể,

huyện Yên Sơn có thế mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp như: Công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác lâm sản: Gỗ, tre, nứa. Đây là điều kiện, tiền đề để Yên Sơn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo các nguồn lực để phát triển giáo dục - đào tạo, giáo dục trung học và xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.

Mặc dù vậy, do là một huyện có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu,

điều kiện kinh tế của địa phương cũng như của mỗi hộ gia đình đồng bào các

dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Trong 30 xã, có 12 xã thuộc diện

135 và các chương trình, dự án giảm nghèo của Trung ương, gồm: Kiến Thiết, Trung Trực, Quý Quân, Trung Minh, Hùng Lợi, Công Đa, Kim Quan,

Trung Sơn, Đạo Viện, Phú Thịnh, Tân Tiến, Lực Hành.Bởi vậy, sự quan tâm

đầu tư cho giáo dục còn ít, chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình và sự nghiệp giáo dục địa phương… Điều kiện đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là từ làng cuối xã đến trung tâm xã tính trung bình gần 5 km, nên học sinh và giáo viên đi lại rất vất vả, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

2.1.3. Tác động của điều kiện khoa học - công nghệ

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên thế giới và tác động sâu sắc đến quá trình phát triển của các nước, nhất là các nước đang và chậm phát triển. Nó trở thành nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đưa nhân loại tiến đần đến một nền văn minh mới. Bởi vậy, để hoà vào dòng chảy chung, các nước chậm phát triển không thể không tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó khoa học và công nghệ có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng.

giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là đầu tư cho phát triển. Theo đó, công tác giáo dục, đào tạo cần gắn với tiến bộ khoa học và công nghệ, với quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực; chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn.

Đổi mới giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao tiềm năng, kỹ năng sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ của con người. Khoa học, công nghệ phải gắn bó và thông qua nguồn nhân lực được đào tạo để thâm nhập sâu vào sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ tới yêu cầu phát triển con người. Giáo dục trung học với vai trò là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện Yên Sơn tất yếu phải có sự cải tiến, bổ sung để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đội ngũ giáo viên là nhân tố chính trong quá trình phát triển giáo dục, vì vậy yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên và việc nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên trung học nói riêng cũng phải có sự đổi mới theo hướng tiếp cận khoa học công nghệ.

2.1.4. Tác động của điều kiện mở cửa và hội nhập

Giáo dục là yếu tố luôn giữ vai trò quyết định trong sự phát triển của một quốc gia trong quá trình hội nhập. Việt Nam đã và đang có những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn trong việc khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Muốn tận dụng triệt để mọi cơ hội để khắc phục tất cả những khó khăn thì không có con đường nào khác bằng con đường xây dựng một nền giáo dục tiên tiến.

Vai trò, vị trí người giáo viên cũng có những thay đổi căn bản và ngày càng quan trọng. Người giáo viên không chỉ thuần túy truyền đạt kiến thức mà còn giúp cho học sinh có cách thức tiếp cận các kiến thức rộng lớn bên

ngoài nhà trường. Giáo viên và người học cần có sự trao đổi, hợp tác, khám phá và sáng tạo. Giáo viên không chỉ thường xuyên kiểm tra, đánh giá về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên bậc trung học ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)