B. NỘI DUNG
2.1. Những yếu tố tác động đến nhận thức chính trị của đội ngũ giáo viên
2.1.2. Tác động của điều kiện hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội
tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.210 km² và dân số 167.000 người. Đây là vùng đất mang đậm đà bản sắc văn hóa bản địa. Yên Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chí, Sán Dìu, Cao Lan,… Dân số và dân số trong độ tuổi đến trường là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ GV nói chung và đội ngũ GV trung học nói riêng. Các thông tin về dân số trong độ tuổi học trung học theo quy định của Luật giáo dục là cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông trong đó có phát triển đội ngũ giáo viên bậc trung học. Do đặc thù trên địa bàn huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc, tốc độ tăng dân số tự nhiên còn cao, điều này gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý giáo dục của huyện trong việc phát triển mạng lưới trường lớp và dự báo số học sinh, số giáo viên.
Việc có đông đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn là một đặc điểm tác động đến công tác giáo dục cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhận thức chính trị của đội ngũ này ở huyện Yên Sơn. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa - xã hội cũng đòi hỏi việc phát triển GD & ĐT phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và xu thế hội nhập, các quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, phong tục tập quán, những quan tâm và ưu tiên của xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc như huyện Yên Sơn có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và nhận thức chính trị của đội ngũ GV trung học nói riêng.
Huyện Yên Sơn có diện tích đất lâm nghiệp 87.780,81 ha, chiếm 72,6% diện tích đất tự nhiên toàn huyện là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp. Yên Sơn là nơi thích hợp cho việc chăn nuôi gia cầm và các loại đại gia súc như: lợn, bò. Đất đai Yên Sơn phù hợp cho việc trồng rừng nguyên liệu, tre, nứa, trồng chè, lúa, đậu, mía, cây ăn quả… Đặc biệt là trồng gấc ở các xã Trung Môn, Lang Quán, Tứ Quận. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, Yên Sơn cũng phù hợp phát triển kinh tế rừng. Do đó, nhìn tổng thể,
huyện Yên Sơn có thế mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp như: Công nghiệp chế biến nông - lâm sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, khai thác lâm sản: Gỗ, tre, nứa. Đây là điều kiện, tiền đề để Yên Sơn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo các nguồn lực để phát triển giáo dục - đào tạo, giáo dục trung học và xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới.
Mặc dù vậy, do là một huyện có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu,
điều kiện kinh tế của địa phương cũng như của mỗi hộ gia đình đồng bào các
dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Trong 30 xã, có 12 xã thuộc diện
135 và các chương trình, dự án giảm nghèo của Trung ương, gồm: Kiến Thiết, Trung Trực, Quý Quân, Trung Minh, Hùng Lợi, Công Đa, Kim Quan,
Trung Sơn, Đạo Viện, Phú Thịnh, Tân Tiến, Lực Hành.Bởi vậy, sự quan tâm
đầu tư cho giáo dục còn ít, chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình và sự nghiệp giáo dục địa phương… Điều kiện đi lại giữa các thôn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là từ làng cuối xã đến trung tâm xã tính trung bình gần 5 km, nên học sinh và giáo viên đi lại rất vất vả, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.