Quy ước làng văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 27 - 43)

1.1. Làng văn hóa và quy ƣớc làng văn hóa

1.1.2. Quy ước làng văn hóa

Khái niệm quy ước làng văn hóa

Quy ước làng văn hóa hiện nay là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, buôn, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Sự ra đời của quy ước làng văn hóa có nguồn gốc từ hương ước của làng Việt Nam trong lịch sử. Hương ước là sản phẩm văn hóa của làng đồng thời cũng là công cụ để quản lý làng xã, buộc mọi thành viên phải thực hiện.

Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ của con người. Hương ước là bản ghi chép những quy ước, điều lệ (những quy tắc xử sự chung) bắt buộc người dân trong làng phải tuân thủ nhằm điều hòa các mối quan hệ và quản lý làng xã.

Có nhiều những định nghĩa khác nhau về hương ước. GS Đinh Gia Khánh viết: “Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết” [39; tr.62]. Trong lời giới thiệu cuốn “Hương ước cổ Hà Tây”: “Hương ước là những quy ước điều lệ của một cộng đồng người chung sống trong cùng một khu vực, để điều hòa quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể hoặc giữa tập thể này với tập thể khác” [52; tr.7]. Khái niệm này nhấn mạnh vào mục đích của việc xây dựng hương ước. Cũng giống như vậy, tác giả Cao Văn Biền cho rằng, “Hương ước là văn bản pháp quy về các tục lệ của làng xã do quan viên của làng xã tự xây dựng nên cho làng mình nhằm bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng dân cư ở làng xã trong tư thế ổn định của nó về lãnh thổ; xây dựng phong tục, tập quán tốt đẹp; phát triển đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội” [6, tr.42]. Tác giả Ninh Viết Giao quan niệm, “Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán…có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống nhân dân trong làng. Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hóa của mỗi làng” [38; tr.58]. Nhà nghiên cứu Vũ Duy Mền định nghĩa: “Hương ước là những quy ước về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt, như cách thức tổ chức và hoạt động của các thiết chế và tổ chức trong làng xã: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe - giáp, xóm ngõ…các hoạt động xã hội: Hội hè đình đám, lễ tế, tuần phòng, khao vọng…Một số hoạt

động kinh tế…Đó là những quy ước vừa mang nét chung và rất nhiều nét riêng, rất riêng của mỗi làng Việt” [49; tr.83]. Khái niệm này đã cụ thể hóa mặt nội dung của hương ước.

Như vậy, dù được diễn đạt bởi ngôn từ không giống nhau, dù được phát triển ở góc độ khoa học nào, các ý kiến đều thống nhất coi hương ước là lệ làng được văn bản hóa. Hương ước còn có tên gọi khác như hương khoán, hương biên, hương lệ, khoán ước, khoán lệ, điều lệ, điều ước hay tục lệ…

Hương ước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa tính tự quản làng xã và tính áp chế của chính quyền nhà nước. Có thể nói nó thể hiện rất rõ tính tự quản của làng đối với nhà nước. Làng thay đổi thì hương ước sẽ được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngày nay, hương ước cũng có nhiều những thay đổi về tên gọi, nội dung cũng như phạm vi điều chỉnh.

Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, thường gọi là “khoán 10” từ năm 1989 đến nay, tình hình chính trị- kinh tế- văn hóa – xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi quan trọng. Hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị kinh tế tự chủ. Làng với tính cách là cộng đồng có thiết chế tổ chức riêng, phong tục tập quán, tâm lý và tín ngưỡng riêng đã dần dần khẳng định lại vị trí, vai trò, chức năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế- xã hội từ việc xây dựng cơ sở chính trị (chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng), chính quyền (chức danh trưởng thôn) đến quản lý kinh tế (quy mô hợp tác xã nông nghiệp) xây dựng đời sống văn hóa cơ sở… đều tổ chức theo đơn vị làng. Trong tình hình trên đây, nhiều làng ở Đồng bằng sông Hồng đã soạn thảo ra các quy ước làng làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh các mặt sinh hoạt của cộng đồng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của hương ước truyền thống, từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về

xây dựng và thực hiện Hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, cụm dân cư. Tiếp theo, ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVH.TT.BTT.UBTƯMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư. Thông tư đã khẳng định hương ước, quy ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ làng xã mang tính tự quản của nhân dân, nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hóa trên địa bàn làng, thôn, ấp, bản, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng pháp luật.

Tái lập hương ước là hiện tượng hợp quy luật phát triển của lịch sử làng xã người Việt ở Bắc Bộ và hợp pháp luật. Hương ước là một sản phẩm tất yếu của làng Việt. Cho đến nay, nhìn chung việc xây dựng và thực hiện hương ước đã từng bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Ở nhiều tỉnh, việc xây dựng hương ước đã được triển khai đồng bộ như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội... Tại các tỉnh này đã có khoảng hơn 90% số làng, thôn, cụm dân cư ban hành hương ước, 60% đến 80% trong số đó đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt. Các quy ước của làng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quy ước làng với pháp luật cùng với các yếu tố khác trong hệ thống các quy tắc xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội. quy ước làng đã bổ sung và hỗ trợ cho các yếu tố khác (đạo đức, pháp luật, tập quán, quy tắc tôn giáo, điều lệ của các tổ chức chính trị- xã hội…) nhằm tạo ra một trạng thái trật tự ổn định cho xã hội.

Xây dựng và thực hiện quy ước ở mỗi làng, ấp, bản, cụm dân cư là một điều không thể thiếu trong các chế độ xã hội. Mặc dù thôn, ấp, làng, bản

không phải là một cấp chính quyền, nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc nội bộ của cộng đồng dân cư. Có thể nói, quy ước làng văn hóa hiện nay là sự thể hiện rõ nhất tính tự quản của làng, là sản phẩm của “văn hóa làng”, là sản phẩm tự nhiên và là kết quả của quá trình phát triển nội tại của làng xã trở thành công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong làng, một tri thức dân gian về quản lý cộng đồng.

Cấu trúc của quy ước làng văn hóa: + Chương 1: Nguyên tắc chung

+ Chương 2: Các quy định về lễ nghi, tôn giáo (chủ yếu là quy định về lễ hội) + Chương 3: Quy định về nềp sống văn hóa nói chung (chủ yếu là xây dựng gia đình văn hóa, việc cưới, việc tang)

+ Chương 4: Đạo lý gia đình và xã hội

+ Chương 5: An ninh trật tự, bảo vệ môi trường Cuối cùng là điều khoản thi hành.

Một số bản Quy ước làng văn hóa chỉ chia thành 3 phần lớn: Nguyên tắc chung, Những quy định cụ thể, Điều khoản thi hành, trong đó:

Nguyên tắc chung: Nêu khái quát tình hình lịch sử, quá trình hình thành, truyền thống văn hoá, cách mạng của địa phương, tình hình hiện tại, những thuân lợi, khó khăn trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời nêu nguyên tắc chung khi soạn thảo, giá trị pháp lý và phạm vi hiệu lực của văn bản.

Những quy định cụ thể: Là quy định về xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá trong các sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn trật tự an ninh, quy định về ngày lễ, ngày giỗ, ngày hội, việc cưới, việc tang, về bảo vệ và phát triển sản xuất, bảo vệ các công trình công cộng, vệ sinh môi trường và các quy định khác (về khuyến học, khuyến nông…).

Về điều khoản thi hành: Việc theo dõi thi hành quy ước của các thôn làng thường giao cho trưởng thôn, trưởng làng chịu trách nhiệm cùng với sự phối hợp với các đoàn thể của địa phương. Các hoạt động diễn ra đều có sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng địa phương, sự theo dõi, quản lí.

Sự ra đời của quy ước làng văn hóa

Quy ước làng văn hóa đã tồn tại khá lâu dài và có những bước phát triển thăng trầm trong đời sống xã hội của nước ta từ xưa đến nay. Trong xã hội phong kiến thì quy ước là bản ghi chép đầy đủ nhất hệ thống lệ làng và được người dân trong làng chấp hành nghiêm túc, có nhiều nơi còn được coi trọng hơn cả các quy định của triều đình.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, để xây dựng xã hội mới, chúng ta chủ trương xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ và từ đó về sau các làng không còn duy trì hương ước. Có lẽ cũng do quá mặc cảm với câu “phép vua thua lệ làng” mà chúng ta chỉ nhìn nhận đánh giá hương ước thiên về những yếu tố tiêu cực như những quy định về ngôi thứ, khát vọng, phạt vạ, đình đám với những tục lệ lạc hậu, mà chưa biết gạn đục khơi trong cho phù hợp với thời đại mới.

Ngay từ tháng 3/1947, Bác Hồ đã viết cuốn “Đời sống mới” dưới bút danh Tân Sinh, ở thể hỏi đáp, nhằm xây dựng đời sống mới trong toàn dân. Đối với làng xã việc thực hiện đời sống mới theo Người cần phải làm những việc như sau: “Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục cần phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút sách, trộm cắp, đĩ điếm. Tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhaum làm cho làng mình trở thành một làng thuần phong mỹ tục” [44]. Trong tác phẩm “Đời sống mới” Người còn dành một phần nói về văn hóa gia đình: “Trong gia đình thực hiện đời sống mới về quan hệ thì trên thuận dưới hòa, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không thiên tư, thiên ái; Về vật chất từ ăn

mặc đến việc làm đều phải có kế hoạch, ngăn nắp; Cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản tiết kiệm, quan tâm đến con cái, đến việc tu dưỡng, học hành, kỷ cương nền nếp; giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng”[44].

Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khởi xướng đường lối đổi mới. Đến nay, việc thực hiện đường lối đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Đồng thời cũng phát sinh những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn mà pháp luật chưa với tới. Vì vậy, đòi hỏi phải có quy ước làng để điều chỉnh các mối quan hệ mang tính tự quản tại cộng đồng dân cư.

Từ năm 1991 đến nay, Bộ văn hóa thông tin đã chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, mà nội dung quan trọng là: Xây dựng gia đình văn hóa, thôn xóm, làng văn hóa.

Ngày 19/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 24/1998/CT TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm cư dân.

Ngày 21/3/2000, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông tin và Ban thường trực UBTUMTTQ Việt Nam đã ra thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP – BVHTT BTTUBTUMTTQVN hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, Quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.

Về thuật ngữ, gọi là Quy ước làng văn hóa. Vì quy ước mang tính quần chúng rộng rãi và tính tự nguyện sâu sắc. Do quần chúng nhân dân xây dựng nên – Vì cuộc sống và lợi ích của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Thuật ngữ Quy ước phù hợp với nội dung và tính chất của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa.

Do là nếp sống nên về bản chất nó thuộc phạm trù đạo đức hơn là phạm trù pháp luật, nên phải dùng dư luận để điều chỉnh hành vi con người trong xã hội, nên quy ước mang ý nghĩa bình đẳng, dân chủ. Mọi người được bàn bạc

thống nhất các điều khoản, thỏa thuận cùng nhau thực hiện, vì nhu cầu cuộc sống chung của cộng đồng.

Đặc trưng của quy ước làng văn hóa

Quy ước làng văn hóa là kết ước của người dân, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: hương ước làng, quy ước làng... Trong dân gian cũng còn nhiều loại hình kết ước của người dân được thể hiện bằng các câu tục ngữ, lời nói có vần, phương ngôn, ngạn ngữ truyền miệng, không được thực hiện bằng văn bản thì không phải là quy ước làng văn hóa;

Quy ước làng văn hóa do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng quy ước, bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng văn bản và tự gọi đó là quy ước làng văn hóa đều là không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng quy ước;

Quy ước làng văn hóa cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyên thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy phạm trong quy ước làng văn hóa khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành;

Các quy định trong quy ước làng văn hóa không được trái với quy định của pháp luật, nếu trái thì phải loại bỏ những quy định đó.

Trên thực tế, quy ước làng văn hóa được xây dựng chủ yếu để điều chỉnh các quan hệ tự quản tại cộng đồng dân cư, là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực xã hội – dân sự mà pháp luật không điều chỉnh hoặc chỉ điều

chỉnh ở mức độ quy định các nguyên tắc chung như: việc tổ chức ma chay, cưới xin, bảo vệ trật tự trị an, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 27 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)