1.2. An ninh nông thôn và đảm bảo an ninh nông thôn
1.2.2. Đảm bảo an ninh nông thôn
Xuất phát từ nội dung, nhiệm vụ, tầm quan trọng và các dấu hiệu đặc trưng của an ninh nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luận văn đưa ra quan niệm về đảm bảo an ninh nông thôn như sau: Đảm bảo an ninh nông thôn là hoạt động của các lực lượng trong hệ thống chính trị, nhất là lực lượng công an nhân dân nhằm đảm bảo sự ổn định, sự phát triển bình thường, vững chắc về mọi hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, không để xảy ra gây rối, gây bạo loạn, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được ổn định ở địa bàn nông thôn.
Vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn đã được quy định trong chỉ thị số 21- CT/TW ngày 10/10/1997 của bộ chính trị về một số việc cấp bách trong nông thôn hiện nay; Chỉ thị số 08/1998 – CT/BNV(A11) ngày 18/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ công an) về công tác công an góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới; Quyết định số 205/1998/BNV (A11) ngày 18/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định công tác công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn.
Thứ nhất, đảm bảo an ninh nông thôn là việc giữ vững sự ổn định, vững mạnh về chính trị, là đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền, sự hoạt động có hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị ở nông thôn.
Thứ hai, đảm bảo an ninh nông thôn là đảm bảo cho sự hoạt động bình thường, ổn định, bền vững về mọi mặt trong đời sống chính trị- xã hội ở nông thôn, mọi người dân khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng có sự đồng thuận cao về chính trị, tinh thần với các chủ trương xây dựng nông thôn mới ở địa phương, mọi hoạt động của nông thôn diễn ra bình thường, cuộc sống của nhân dân được đảm bảo bình yên.
Thứ ba, đảm bảo an ninh nông thôn là đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương được thực hiện đúng đắn, có hiệu quả nhằm không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân nông thôn, từng bước rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các hộ dân trong địa bàn.
Thứ tư, đảm bảo an ninh nông thôn là đảm bảo giữ vững và phát huy các giá trị bản sắc về văn hóa truyền thống, đảm bảo sự đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần tương thân tương ái, duy trì và phát triển những phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức vì cộng đồng, tôn trọng pháp luật, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội.
Thứ năm, đảm bảo an ninh nông thôn là việc chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn các hoạt động xâm hại an ninh trật tự, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, bảo vệ tài sản Nhà nướ, tính mạng, tài sản, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đẩy mạnh các phong trào xã hội, trong đó có phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, củng cố xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh ở nông thôn.
Thứ sáu, đảm bảo an ninh nông thôn là chủ động đấu tranh làm thất bại mội âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, phản động trong nước và nước ngoài, đồng thời trấn áp mạnh mẽ bọn tội phạm, tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp góp phần ổn định tình hình ở nông thôn.
Với những nội dung trên thì công tác đảm bảo an ninh nông thôn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và của toàn dân. Song mỗi một chủ thể có vai trò, trách nhiệm khác nhau. Vì vậy, làm rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng, bao gồm việc xác định trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể từ đó giúp các cơ quan thực hiện đúng chức năng, quyền hạn của mình, tránh tính trạng đùn đẩy, né tránh hoặc giải quyết sai thẩm quyền.
Vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền
Cấp ủy Đảng, chính quyền là người chịu trách nhiệm chính, cao nhất trên mọi phương diện liên quan đến an ninh trật tự trong đó có an ninh nông thôn… Bởi Đảng giữ vai trò lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện; chính quyền là cơ quan quản lý Nhà nước mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở nông thôn đồng bằng sông Hồng phải do cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, vấn đề an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng tốt hay xấu là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Trong đảm bảo an ninh nông thôn, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền rất quan trọng, giữ vai trò quyết định trong mọi vấn đề về đảm bảo an ninh nông thôn, được thể hiện trên một số nhiệm vụ chính như:
Cấp ủy Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chính sách chỉ đạo chính quyền các cấp thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự như: “Thực thi quyền hạn về trách nhiệm của mình trong việc quản lý địa phương theo hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác”[68].
Chỉ đạo việc củng cố và xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở, lực lượng vũ trang đảm bảo trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, không để xảy ra gây rối, gây bạo loạn, biểu tình ở địa bàn nông thôn.
Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể quần chúng phối hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia các phong trào xã hội, chấp hành nghiêm pháp luật và tích cực cùng vào cuộc giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự, ổn định tình hình ở vùng nông thôn.
Vai trò, trách nhiệm của các Ban, Ngành và tổ chức chính trị - xã hội
Cùng với vai trò, trách nhiệm to lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, vai trò của các Ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội có chức năng chung là hậu thuẫn đắc lực, là chỗ dựa cho các cấp ủy Đảng, chính quyền triển khai các chủ trương, đương lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vào cuộc sống, vào từng người dân góp phần to lớn cho sự phát triển chung của xã hội trong đó có vấn đề an ninh nông thôn trên địa bàn.
Một số tổ chức có vị trí, vai trò, trách nhiệm lớn với an ninh nông thôn: Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng có trách nhiệm thực hiện chức năng tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nêu
cao tinh thần trách nhiệm cho đoàn viên, hội viên trong giải quyết các vụ việc phức tạp ở nông thôn.
Hội nông dân có vai trò rất quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Điều đó biểu hiện ở những nội dung sau:
Tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân có liên quan, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, góp phần vào công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn nông thôn.
Hướng dẫn nông dân thực hiện các nội dung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở nông thôn. Chỉ có trên cơ sở thực hiện được nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì mới có cơ sở đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn và ngược lại an ninh trật tự ở nông thôn phải phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng thôn, ấp, bản, làng văn hóa, qua đó hạn chế các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn. Hội nông dân cần phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia phong trào “ Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” xây dựng gia đình văn hóa. Vận động nông dân tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương.
Ngành văn hóa thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng, báo, đài phát thanh truyền hình có chức năng tuyên truyền, vận động quàn chúng nhân dân trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh lên án các hành vi sai trái, các vụ việc vi phạm pháp luật ảnh hưởng tới an ninh, trật tự ở nông thôn.
Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và sở tư pháp có trách nhiệm thực hiện chức năng giảm sát pháp luật, thực hành quyền công tố và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp
luật, gây mất an ninh trật tự ở nông thôn, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người dân hiểu, làm đúng và tôn trọng pháp luật nhà nước.
Các ngành tài chính, ngân hàng, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, giao thông, điện lực xây dựng, giáo dục, y tế là các ngành có nhiều vấn đề có thể liên quan đến sai phạm ở các khâu như: Tài chính ngân sách, đất đai, giao thông, điện, đường, trường, trạm..thường là những nguyên nhân gây ra tình hình phức tạp ảnh hưởng đến an ninh nông thôn. Vì vậy, cần có sự chủ động rà soát, thanh tra, kiểm tra lại các vụ việc ở cơ sở kịp thời phát hiện những vấn đề vi phạm, không được lòng dân, tìm ra nguyên nhân sai sót của mình để sớm có biện pháp khắc phục. Đồng thời phải thực hiện tốt chức năng của mình nhằm thực thi có hiệu quả chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cơ quan bảo vệ pháp luật trong đảm bảo an ninh nông thôn
Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân và sở tư pháp có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát pháp luật, thực hành quyền công tố và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự ở nông thôn, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi người dân hiểu, làm đúng và tôn trọng pháp luật nhà nước.
Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, chủ công trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn. “Vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn đã được quy định trong chỉ thị số 21- CT/TW ngày 10/10/1997 của bộ chính trị về một số việc cấp bách trong nông thôn hiện nay; Chỉ thị số 08/1998 – CT/BNV(A11) ngày 18/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ công an) về công tác công an góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới; Quyết định số
205/1998/BNV (A11) ngày 18/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định công tác công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn” [5]. “Công an nhân dân có chức năng chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm hại an ninh trật tự, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự vững mạnh của Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, lực lượng vũ trang, bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của nhân dân” [69].
Trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn, lực lượng công an có vai trò rất quan trọng, vừa nắm tình hình làm tham mưu cho cấp ủy, vừa trực tiếp trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật, kiềm chế các hoạt động các đối tượng quá khích, đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn. Căn cứ các quy định của Luật Công an nhân dân, trong đảm bảo an ninh nông thôn, lực lượng công an các địa phương có nhiệm vụ cụ thể sau:
“ Chủ động làm tốt công tác nắm tình hình và điều tra cơ bản, thường xuyên đánh giá, phân loại địa bàn, đối tượng, chủ động nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, điều kiện nảy sinh mâu thuẫn, các vụ việc phức tạp về an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.
Thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn kịp thời các vụ việc không để xảy ra phức tạp, lây lan thành diện rộng, với phương châm thu nhỏ, đồng thời chủ động điều tra, khám phá, lập hồ sơ đề nghị xử lý nghiêm minh các phần tử cầm đầu, cực đoan, quá khích, tập trung giải quyết ổn định các phức tạp và “điểm nóng” về an ninh trật tự tại địa bàn nông thôn và phân loại giải quyết đúng pháp luật các vụ việc khác ở cơ sở.
Làm tốt công tác tham mưu củng cố, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở vững mạnh, tích cực đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc kết hợp phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp về an ninh nông thôn ngay tại địa bàn cơ sở”[69].
Quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng góp phần không nhỏ trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn. Quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh chống các thế lực thù địch, các loại tọi phạm và vi phạm pháp luật khác về an ninh trật tự, tham gia quảm lý, giáo dục cải tạo người phạm tội tại địa phương.
Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác đảm bảo an ninh nông thôn cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.
Kết luận chƣơng 1
Quy ước làng văn hóa là văn bản quy phạm xã hội, do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. Quy ước làng văn hóa gồm những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép các cá nhân, tổ chức được làm hoặc không được làm tại địa phương.
Quy ước làng văn hóa có vai trò hết sức to lớn đối với đời sống xã hội, quy ước đề ra các biện pháp nhằm bảo đảm, giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi lại, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.
Đảm bảo an ninh nông thôn là đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định, bền vững về mọi mặt trong đời sống chính trị - xã hội ở nông thôn. Đó là đảm bảo vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; đảm bảo việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo giữ vững và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống và đảm bảo thực hiện công tác phòng ngừa,