Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong nông thôn vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 96 - 110)

2.3. Giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của quy ƣớc làng văn

2.3.4. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong nông thôn vùng

thôn vùng đồng bằng sông Hồng

Gia đình là tế bào của xã hội, từ gia đình sẽ cấu trúc lên làng nước, gia đình có lành mạnh thì làng xóm mới lành mạnh, phát triển. Nhận thức rõ vai trò to lớn của gia đình trong việc xây dựng làng nước, cấu trúc thành xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã khẳng định xây dựng gia đình văn hóa là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc và thời đại. Chính phủ hiện nay đang xây dựng chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020, thực hiện đề án phát triển gia đình Việt Nam bền vững, ban hành các luật, chính sách đối với gia đình.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta đã được phát động từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã lan rộng khắp cả nước. Hiện nay, ỏ khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng việc thực hiện quy ước làng văn hóa cần biết phát huy và kế tục những thành tựu về xây dựng làng văn hóa đã đạt được trong quá khứ. Từ thực tế của phong trào đã thực hiện trong những năm trước đây cho thấy chỉ có phát huy tốt những giá trị của gia đình truyền thống, thì phong trào mới đi vào chiều sâu và có chất lượng thực sự, lôi cuốn nhiều gia đình tham gia. Việc xây dựng gia đình văn hóa trong nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay trước hết cần phải biết kế thừa, bảo vệ và phát triển những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống. Trong lịch sử dựng

nước và giữ nước từ đời này sang đời khác ông cha ta đã tạo dựng nên một nền nếp gia phong như con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, vợ chồng chung thủy, anh em đoàn kết hòa thuận…những truyền thống quý báu đó có thể xem là tinh hoa văn hóa dân tộc. Gia phong đã trở thành nội dung cốt lõi của việc xây dựng gia đình văn hóa, từ đó gia đình mới trở thành một tế bào xã hội khỏe khoắn, lành mạnh.

Tuy nhiên, việc xây dựng gia đình văn hóa nói chung và khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế, với nhiều lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, những luồng tư tưởng độc hại, các sản phẩm phi văn hóa… xâm nhập vào các vùng nông thôn cùng các loại tệ nạn xã hội đang tấn công mạnh mẽ vào các gia đình. Từ đó làm sói mòn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tình trạng ly thân, ly hôn, sống thử, quan hệ tình dục bừa bãi...Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè… đã len lỏi, xâm nhập vào các gia đình, gây ảnh hưởng tới an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng.

Trước thực trạng nêu trên, để xây dựng gia đình văn hóa từ đó cấu trúc lên làng văn hóa, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi người dân nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên trong gia đình phải phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống, giữ vững gia phong, làm tốt việc giáo dục con cái, trong đó người lớn luôn luôn gương mẫu để gia đình phát triển lành mạnh, trở thành thành lũy ngăn chặn tiêu cực từ bên ngoài xâm nhập vào. Tuy nhiên, lớp trẻ trong các gia đình nông thôn Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng, không chỉ sống trong gia đình mà còn luôn luôn giao tiếp với môi trường bên ngoài xã hội, do đó cũng sẽ tất yếu chịu sự tác động của môi trường xã hội. Vì vậy, cần thực hiện kết hợp tốt môi

trường giáo dục trong gia đình với nhà trường và ngoài xã hội đối với thế hệ trẻ. Việc xây dựng gia đình văn hóa trước hết là công việc của gia đình song cần nhận thức sâu sắc đây là nhiệm vụ to lớn quan trọng có ý nghĩa xã hội rất to lớn, do vậy cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, trong đó đặc biệt cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, bao quát

Kết luận chƣơng 2

Trong những năm gần đây, tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng diễn biến phức tạp, đe dọa đến sự ổn định và phát triển về mọi mặt ở nông thôn, mà nghiêm trọng hơn là đe dọa sự mất ổn định chính trị, kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Quy ước làng văn hóa được xem như một công cụ để duy trì, phát triển thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống trong sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư, góp phần to lớn vào công tác đảm bảo an ninh nông thôn cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Trước tình hình đó, cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm tiếp tục phát huy vai trò của quy ước làng văn hóa đối với vấn đề đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, thực trạng tình hình an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng biến động phức tạp, nhiều loại tội phạm có xu hướng gia tăng cả về tính chất nghiêm trọng, phức tạp và về số vụ xảy ra cùng với sự thay đổi về cơ cấu tội phạm, thành phần đối tượng phạm tội. Để nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm an ninh nông thôn như đã nêu trên thì một trong những biện pháp là cần phải phát huy hơn nữa vai trò của quy ước làng văn hóa. Những nội dung trong quy ước làng văn hóa góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, giáo dục định hướng cho con người sống tốt hơn, sống có đạo lý, phẩm giá, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ tốt đẹp.

Những nghiên cứu trên đây của chúng tôi đã phần nào làm rõ vai trò của quy ước làng văn hóa đến đảm bảo an ninh nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đã làm rõ thực trạng sự tác động của việc thực hiện quy ước làng văn hóa đến an ninh nông thôn, đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của những tác động ấy góp phần giữ gìn an ninh nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Có thể nói, quy ước làng văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định trật tự làng xã, sức mạnh của nó một phần dựa vào hình phạt, một phần dựa vào phần thưởng. Tuy nhiên sức mạnh lớn nhất là ở dư luận khen - chê của dân làng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây những những bản quy ước phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ của từng địa phương, đồng thời vẫn phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, phù hợp với thực trạng phát triển của mỗi địa phương. Bên canh những yếu tố tích cực, quy ước cũng tồn tại những yếu tố tiêu cực. Tiếp thu những yếu tố tích cực của hương ước cũ để xây dựng các quy ước mới ở các làng hiện nay là vô cùng cần thiết, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa ở các làng xóm, nhằm vươn tới một xã hội mà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ Công an (2005), Tài liệu hội nghị tổng kết chỉ thị 08 “Về công tác CA góp phần đảm bảo an ninh nông thôn trong tình hình mới”, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị 21 – CT/TƯ, ngày 10/10/1997 “Về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay”.

4. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 21/ CT- TW ngày 10/10/1997, “Về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay”.

5. Bộ Công an (2005), Từ điển Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6. Cao Văn Biền (1996), “Sự quản lý của nhà nước đối với hương ước trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr.42.

7. Nguyễn Đình Bưu (1993), Xây dựng quy ước làng văn hóa ở Hà Bắc, Sở văn hóa thông tin và thể thao Hà Bắc.

8. PGS.TS. NSND. Lê Ngọc Canh (1992), Đình làng Chai Vạn Vĩ, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6.

9. Công an tỉnh Thái Bình (1999), Báo cáo tổng kết công tác công an góp phần đảm bảo an ninh nông thôn từ năm 1997- 1999, số 709 (PV 11).

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Nghị định số 64/CP ngày 27/10/1993, “Về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”.

11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khóa VIII), Chỉ thị số 21 – CT/ TW ngày 10/10/1997, “Về một số công việc cấp bách ở nông thôn hiện nay”. 12. Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 23 – CT/ TW ngày 29/11/1997, “Về lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo”.

13. Bộ chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 30 – CT/ TW ngày 18/02/1998, “Về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.

14. Ban tư tưởng văn hóa trung ương (1996), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2011), Số 12/2011/TT- BVHTTDL,

“Thông tư quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Dang hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”; “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương”.

16. Chỉ thị số 31 – CT/ TW ngày 12/ 02/ 1998, Tỉnh ủy Hà Tây.

17. GS.TS. Phan Đại Doãn (1984), “Làng Việt Nam – đa nguyên và chặt”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr.18-19.

18. GS.TS. Phan Đại Doãn (1985), “Sự tiến triển của cư dân nông dân”,

Tạp chí Nghiên cứu Việt Nam, số 9, tr. 10-12.

19. GS.TS. Phan Đại Doãn (1987), “Mấy vấn đề về làng xã Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1, tr.17.

20. GS.TS. Phan Đại Doãn (1995), Mấy suy nghĩ về hương ước trong văn hóa quản lý nông thôn, Bài phát biểu tại Hội thảo khoa học chuyên đề hương ước tổ chức tại tỉnh Hải Hưng.

21. GS. TS. Phan Đại Doãn (1995), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội .

23. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1988), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm, khóa VII, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06/NQ – TW ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị, Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay.

26. PGS. TS. Bùi Xuân Đính (1985), Lệ làng phép nước, Nxb Pháp luật Hà Nội.

27. PGS. TS. Bùi Xuân Đính, Về một số hương ước làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Luận án PTS Khoa học lịch sử mã số 50310.

28. PGS.TS. Bùi Xuân Đính (1993), “Vài suy nghĩ về hiện tượng tái lập hương ước ở nông thôn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 2, tr.18-20.

29. PGS.TS. Bùi Xuân Đính (1996), “Mấy suy nghĩ về các hình thức xử phạt trong một số quy ước làng ở Hà Bắc”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, tr. 10-11.

30. PGS.TS. Bùi Xuân Đính (1998), “Trước đây nửa thế kỷ Bác Hồ nói về hương ước”,Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 19, tr. 20-21.

31. PGS.TS Bùi Xuân Đính (2000), “Hương ước và pháp luật”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 1, tr. 10-11.

32. GS.TS. Vũ Minh Giang (1995), “Tập quán quản lý và phân phối ruộng đất của làng xã và các chính sách ruộng đất quan trọng trong lịch sử Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 1, tr 10-12.

33. Trịnh Thị Giới (2010), “Một số vấn đề rút ra qua việc giải quyết các điểm nóng về an ninh trật tự”, Tạp chí Công an nhân dân, số 4, tr. 10-11.

34. PGS.TS. Diệp Đình Hoa (1994), “Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1, tr.15-17.

35. Hương ước Tổng Đô Lỗ - Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu hương ước 502.

36. Hương ước Tổng Hương Canh - Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Ký hiệu hương ước 3350.

37. Hương ước Đỗ Xá – Bản chép tay, Thư viện Quốc gia Hà Nội, ký hiệu hương ước 313.

38. Khoa lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Làng Việt Nam - đa nguyên và chặt, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

39. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc Gia, Hà Nội.

40. Lê Thị Hiền, “Văn hóa hương ước – từ truyền thống đến hiện đại”,

Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 5, tr.20.

41. Tô Duy Hợp (2003), Định hướng phát triển làng – xã Đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Thu Linh (1994), “Mô hình làng văn hóa ở nông thôn hiện nay”,

Tạp chí Cộng sản, số 6, tr.46-47.

43. Hồ Chí Minh (2011), toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Hồ Chí Minh (2012), Đời sống mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. PGS. TS Phạm Xuân Mai (1994), “Mấy nét về tình hình làng xã tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1921 -1945 qua hương ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr 21-22.

46. Nguyền Thị Thanh Mai (2001), Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường – đặc trưng và xu hướng biến đổi,

Luận án Tiến sỹ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

47. Lưu Hồng Minh (2001), Thực trạng phân tầng xã hội theo mức sống ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, dự báo và những kiến nghị, Luận án Tiến sỹ Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

48. PGS.TS Vũ Duy Mền (1982), “Hương ước, khoán ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4, tr 7-8.

49. PGS. TS Vũ Duy Mền (1986), “Góp phần xác định thuật ngữ hương ước, khoán ước”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, tr.83.

50. PGS. TS Vũ Duy Mền (1993), “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong làng xã ở vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr 23-24.

51. Đăng Ngoạn (1995), “Một số kiến nghị cụ thể về quản lý Nhà nước đối với việc lập, ban hành và nội dung của quy ước làng văn hóa ở Hà Bắc”, Bài phát biểu tại Hội thảo chuyên đề về hương ước tổ chức tại Hải Hưng.

52. Nguyễn Tá Nhí (dịch) (1993), Hương ước cổ Hà Tây, Bảo tàng tổng hợp Sở văn hóa thông tin thể thao Hà Tây.

53. PGS.TS Vũ Thị Phụng (1990), Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. GS. TS Đỗ Nguyên Phương (chủ biên) và các tác giả khác (2003),

Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 55. PGS. TS Nguyễn Văn Phúc (2004), Công nghiệp nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56. Bùi Mậu Quân (2003), “Công tác Công an góp phần đảm bảo ANNT trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Tạp chí CAND, số 10/200, tr. 24.

57. Lê Đức Quý (2001), “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng sông Bắc Bộ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr.18-19.

58. Quy ước làng văn hóa thôn Đặng xá, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 96 - 110)