2.3. Giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của quy ƣớc làng văn
2.3.3. Tổ chức triển khai quy ước làng văn hóa kết hợp với tuyên truyền, vận
truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, qua đó giữ vững an ninh trật tự nông thôn đồng bằng sông Hồng.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phức tạp của tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời gian qua là do những sơ hở trong việc thực hiện quy ước làng văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở từng địa phương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vì vậy, để đảm bảo an ninh nông thôn, hệ thống chính trị cấp xã cần phải kết hợp thực hiện quy ước làng văn hóa với tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều này tạo môi trường xã hội thanh bình, thôn xóm bình yên, nhân dân phấn khởi làm ăn, sinh sống, tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đặc biệt, cần đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Xem đây là là giải pháp quan trọng để thực hiện quy ước làng văn hóa ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì từ năm 2010, Chính phủ đã chính thức phê
duyệt đề án phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hường đến năm 2020 do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch xây dựng. Khu vực đồng bằng sông Hồng cũng không nằm ngoài chủ trương chung, mục tiêu chung mà chính phủ để ra. Mục tiêu của đề án là nhằm “nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa nông thôn mới trên địa bàn xã; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn mới” [76]. Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ đến năm 2015 đối với vùng đồng bằng sẽ có: “50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó 25% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;
- 70% nhà văn hóa và khu thể thao xã và 70% nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- 70% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”, trong đó có 15% gia đình văn hóa ở nông thôn làm giầu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa;
- 60% làng (thôn, ấp, bản) giữ vững và phát huy danh hiệu (Làng văn hóa”, trong đó 40% làng (thôn, ấp, bản) văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;
- 80% nông dân được phổ biến pháp luật vàên nhcác quy định về văn hóa; - 90% cán bộ văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ” [76].
Để đạt các mục tiêu nêu trên nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàn nông thôn, thì các làng xã một mặt phải bằng năng lực nội sinh phát huy các nguồn lực vốn có của địa phương và trong dân cư, nhưng mặt khác ở đây không thể thiếu vai trò về phát triển kinh tế và nhiều điều kiện cần thiết khác.
Trong việc thực hiện quy ước làng văn hóa, xây dựng làng văn hóa ở nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay cần quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa văn hóa làng, tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa, ý nghĩa vai trò tự quản của các cộng đồng dân cư trong việc giữ vững và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phổ biến và nhân rộng mô hình làng văn hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phụ… Coi đây là giải pháp không chỉ đơn thuần là thực hiện quy ước làng văn hóa, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nông thôn trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Hiện nay, cùng với phong trào xây dựng làng văn hóa, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về xây dựng nông thôn mới cũng đang được đẩy mạnh, vì vậy việc thực hiện quy ước làng văn hóa cần gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện chủ trương trên, nhiệm vụ của ngành văn hóa thông tin là phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và người dân nông thôn về văn hóa, phát triển văn hóa nông thôn, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng nông thôn. Trong quá trình phát triển văn hóa nông thôn, đặc biệt cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn hóa, thông tin tuyên truyền.
Vấn đề quan trọng hàng đầu là tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện tốt phương châm dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, vận động nhân dân thực hiện tốt các tiêu chuẩn của quy ước làng văn hóa, xây dựng Đảng bộ, chính quyền đoàn thể thực sự trong sạch, vững mạnh gắn bó mật thiết với nhân dân, từ đó tạo niềm tin và nâng cao vai trò của nhân dân, tích cực hưởng ứng xây dựng phát triển đời sống văn hóa cơ sở, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa.