Tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 67 - 76)

2.1. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông

2.1.2. Tình hình an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay

Trong những năm vừa qua, nông thôn đồng bằng sông Hồng nước ta dưới sự tác động của sự nghiệp đổi mới nói chung, sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế nói riêng đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển đó có ảnh không nhỏ tới công tác đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.

Trên lĩnh vực kinh tế, đồng bằng sông Hồng là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước ta kể từ khi có nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về khoán sản phẩm, đặc biệt là những năm 1990 trở lại đây sản xuất lương thực đã có sự phát triển vượt trội rất nhiều so với thời kỳ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Các ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục nhân rộng, phát triển mạnh mẽ, có nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nhà máy công nghiệp mọc lên ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng. Kinh tế nông thôn phát triển, thu nhập của người dân và đời sống của họ ngày càng được nâng cao, hiện nay nhiều làng xã trong nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đã được công nhân đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Về văn hóa xã hội, kinh tế nông thôn phát triển, đời sống của các gia đình ngày càng được cải thiện, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và phong trào xây dựng gia đình văn hóa cũng được đẩy mạnh, trình độ dân trí của dân cư nông thôn cũng được nâng cao.

Kinh tế, văn hóa phát triển là cở sở để ổn định và phát triển xã hội, đặc biệt những làng xã ven đô thường bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội từ thành phố, thị xã. Trong thời gian gần đây, các loại tệ nạn xấu đã được kiềm chế và từng bước đẩy lùi. Với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự , đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đã góp phần to lớn bảo đảm an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng. Lực lượng Công an vùng đồng bằng sông

Hồng đã trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn chặn nhiều hành vi gây rối hoặc chuẩn bị gây rối, vi phạm pháp luật. Trong 4 năm, từ 2006- 2010, khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đã xảy ra 7.241 vụ phạm pháp hình sự các loại. Lực lượng công an đã điều tra, khám phá và khởi tố điều tra 3.810 vụ và với 4.813 người có hành vi vi phạm về quản lý đất đai, tham ô công quỹ và chống người công vụ…đã bắt 1120 đối tượng, hoàn thành kết luận điều tra để truy tố 1440 đối tượng, cảnh cáo 1551 đối tượng và đưa kiểm điểm trước dân 1002 người. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đã giúp cho công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được tốt hơn, giữ vững ổn định xã hội từ cơ sở [33; tr.10-11].

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, trong quá trình phát triển nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra, có rất nhiều vấn đề xuất hiện ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.

Thứ nhất, tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai trên địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng diễn biến phức tạp

Trong những năm gần đây cũng như nhiều vùng nông thôn khác trong cả nước nông thôn trong khu vực đồng bằng sông Hồng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền sở tại xoay quanh các vấn đề giải phóng mặt bằng, giải quyết các mối quan hệ liên quan tới quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Do chưa được thỏa đáng đã dẫn tới việc người dân khiếu kiện lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền ở các cấp cao hơn. Có nhiều nội dung người dân khiếu kiện thể hiện đúng những vấn đề sai phạm. Tuy nhiên cũng có những nội dung không đúng sự thật sai thực tế và đã có tình trạng những phần tử xấu lợi dụng kẻ hở của phap luật nhất là luật khiếu nại tố cáo, lợi dụng thực tế về những sai sót của một số cán bộ đã lôi kéo, kích động một bộ phận quần chúng gây lên những vụ gây rối, tẩy chay những đoàn thanh tra của xã huyện, bắt giữ cán bộ của xã huyện…

Trong việc giải quyết các đơn thư khiếu kiện, nhiều vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách pháp luật, nhưng thi hành không nghiêm túc kéo dài gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người dân, làm nẩy sinh những vấn đề phức tạp mới.

Tình hình khiếu kiện vượt cấp kéo dài ở địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng gây ra nhiều hệ lụy và những hậu quả xấu trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thể hiện qua các nội dung sau:

+ Đối với cả nước nói chung và nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng vấn đề ổn định để phát triển có ý nghĩa quan trọng. Khiếu kiện đặc biệt là khiếu kiện đông người vượt cấp nếu không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời sẽ là cơ hội cho các phần tử phản động lợi dụng, xúc tiến âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn…

+ Kỷ cương xã hội bị rối loạn, đạo đức xã hội bị xuống cấp, phép nước bị khinh nhờn, tình trạng manh động bạo lực tăng lên, tội phạm hình sự lợi dụng gây án, các tệ nạn xã hội lợi dụng phát triển…

+ Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng cơ sở ở nông thôn bị giảm sút, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà Nước cũng bị ảnh hưởng.

Vấn đề tranh chấp đất đai ở nông thôn ĐBSH luôn là vấn đề nhạy cảm, diễn biến phức tạp, chủ yếu diễn ra dưới dạng mâu thuẫn, từ tranh chấp quyền sử dụng đất đai đã chuyển hóa thành các mâu thuẫn xã hội khác. Qua theo dõi thống kê các vụ việc phức tạp xảy ra ở nông thôn trong 10 năm ( từ năm 2000 đến ngày 31/5/2009) thì các vụ việc về quan hệ đất đai chiếm tỷ trọng lớn: Hà Nội 4389 vụ, Nam Định 159 vụ ( Xem phụ lục 3).

Tranh chấp đất đai diến ra trên mấy dạng chủ yếu sau đây:

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa thôn này với thôn khác, làng này với làng khác. Đây là loại hình tranh chấp chủ yếu xảy ra ở các địa phương trong thời gian qua.

+ Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nông dân các địa phương với các nông, lâm trường quốc doanh, đơn vị quân đội… Về thực chất việc tranh chấp này ngay từ đầu đã mang yếu tố tranh chấp giữa nông dân với Nhà nước. Đây là việc đấu tranh đòi được đền bù với giá cao hơn so với quy định của Nhà nước khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình công cộng. Đây cũng là loại hình phổ biến, không chỉ xảy ra ở nông thôn mà cả ở các đô thị. Nông dân không phải không chấp hành chủ trương chính sách của Nhà nước trong việc thu hồi quyền sử dụng đất của họ để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và cũng không phải nông dân đòi hỏi quá đáng đến mức Nhà nước không thể không đáp ứng nguyện vọng của họ trong việc thu hồi quyền sử dụng đất. Ruộng đất, tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân rừ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác nên người nông dân kiên quyết giữ đất khi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất mà không đền bù thảo đáng. Chẳng hạn, như tại Hưng Yên, một phụ nữ đã lăn xả vào gầu xúc của máy xúc thi công đường quốc lộ 5, cốt để giữ đất và được đền bù thỏa đáng…

Như vậy, những tác động tiêu cực của tình trạng khiếu kiện kéo dài, tranh chấp đất đai là những nhân tố tác động và ảnh hưởng xấu đến an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng.

Thứ hai, nông dân vùng tập trung đồng bào các tôn giáo (nhất là vùng Thiên chúa giáo) đang tiềm ẩn những nguy cơ mất ổn.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng là nơi sớm du nhập và trở thành trung tâm của hai tôn giáo lớn nhất Việt Nam là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Vùng giáo và nhất là vùng tập trung đồng bào Thiên chúa giáo đang đứng trước những thách thức mới đối với an ninh nông thôn. Với tư cách là một hiện tượng xã hội, Thiên chúa giáo trực tiếp ảnh hưởng tới an ninh trật tự của xã hội trông qua hệ thông giáo lý, giáo luật, lễ nghi và hoạt động của các tổ chức giáo hội

các tôn giáo- các thế lực thù địch, các lực lượng xấu trong các tôn giáo thường thông qua các tổ chức giáo hội, giáo lý, giáo luật, nghi lễ tôn giáo, quan hệ quốc tế để buộc quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chính trị phản động, gây rối trật tự xã hội; thành lập các tổ chức phản động trong tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, ngăn cản các tín đồ làm nghĩa vụ công dân gây mất trật tự công cộng….

Vấn đề nổi lên hiện nay là hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hành nghề mê tín dị đoan trở nên phổ biến, hoạt động công khai. Hoạt động lừa đảo, cường đoạt tài sản của quần chúng nhân dân trong các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo diễn ra dưới nhiều hình thức vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo là nơi tập trung đông người trong một thời gian địa điểm nên cũng thường gây ra những mất ổn định về trật tự công cộng ở địa bàn diễn ra lễ hội. Tình hình khiếu kiện về đất đai liên quan tới các tôn giáo đang là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, hầu hết các vụ việc đều có sự chỉ đạo của các Linh mục, Giám mục, thậm chí Vatican cũng có chỉ thị cho hội đồng Giám mục Việt Nam kiên quyết đòi lại các cơ sở tôn giáo mà hiện nay Nhà nước đang sử dụng…. Qua thống kê cho thấy trong vòng 10 năm (từ 2000- 2009) số vụ liên quan đến tôn giáo diễn ra trên địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng diễn ra tương đối phức tạp, Hà Nội 155 vụ, Nam Định là 125 vụ, Ninh Bình xảy ra 45 vụ… (Phụ lục 3).

Thứ ba, vấn đề về ô nhiễm môi trường ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong thúc đẩy việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của người dân. Đó là thực tế mà không ai có thể phủ nhận. Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến lớn. Tuy nhiên, dưới tác động của kinh tế thị trường, môi trường sinh thái ở nước ta nói chung và ở khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng đang dần bị “ô nhiễm hóa”. Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp,

khu chế xuất với hầng nghìn nhà máy, xí nghiệp. Vì thế ô nhiễm môi trường ở khu vực này trở thành một vấn nạn cần phải giải quyết. Ở nhiều vùng nông thôn gần các khu công nghiệp, nguồn nước, đất đai và không khí bị ô nhiễm nặng nề. Những vấn đề về ô nhiễm môi trường nổi cộm bao gồm: ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm làng nghề, ô nhiễm sông ngòi, hiện tượng phá rừng, rác thải công nghiệp và sinh hoạt…Thực trạng đó đã và đang gây bất bình, bức xúc trong nhân dân đãn đến phát sinh nhiều vụ khiếu kiện, xung đột về môi trường ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị - xã hội trong vùng.

Hiện nay, hầu hết các làng nghề hiện nay đều gây suy thoái môi trường. Ô nhiễm làng nghề ở mức độ cao làm nảy sinh xung đột giữa các nhóm dân cư ở nông thôn, giữa nhóm dân cư các làng nghề với nhóm dân cư khu vực sản xuất nông nghiệp. Những hình thức phổ biến thể hiện sự xung đột của các cộng đồng làng nghề là tỏ thái độ bất bình, phát đơn khiếu kiện. Trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có hàng ngàn lò gạch thường xuyên hoạt động. Tính riêng ở hai xã Mộc Nam, Mộc Bắc thuộc huyện Duy Tiên đã có gần 130 lò gạch bám dọc bờ sông Hồng. Tại các xã Hòa Hậu, Đạo Lý, Nhân Thịnh của huyện Lý Nhân cũng có trên 100 lò gạch thủ công hoạt động làm cho mặt bằng đất canh tác bị đào bới lồi lõm, chất lượng đất canh tác ngày càng suy giảm và khói bụi lò gạch lan tỏa làm cho nhiều cây trồng của người nông dân bị hư hại.

Xung đột, khiếu nại về môi trường còn xảy ra giữa những người dân với chính quyền địa phương trong việc xây dựng và quản lý các bãi rác thải. Ví dụ điển hình khi xấy dựng bãi rác thải ở Kiêu Kỵ - Gia Lâm – Hà Nội, bãi rác Nam Sơn- Sóc Sơn- Hà Nội, người dân không đồng tình với việc triển khai dự án đã tổ chức khiếu kiện đến các cấp. Khi chưa được giải quyết họ đã dựng lều bạt, chặn đường, đập vỡ kính xe rác không cho xa rác vào bãi… để phản đối dẫn đến việc chính quyền địa phương phải cưỡng chế giải tỏa.

Việc các doanh nghiệp không có giải pháp xử lý chất thải, khí thải hoặc cố tình trốn tránh việc đánh giá tác động môi trường, không lắp thiết bị chống ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe và đời sống, đã khiến cho nhân dân hết sức bức xúc dẫn đến khiếu kiện. Tại Hải Dương, quần chúng nhân dân đã bao vây, dựng lều bạt, vật cản ngăn chặn không cho Nhà máy thép Thái hưng huyện Kim Thành hoạt động trong sáu tháng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Cục cảnh sát môi trường Bộ Công an đã kiểm tra phát hiện ô nhiễm môi trường tại Công ty TNHH TungKuang huện Cẩm Giàng làm xôn xao và phản ứng gay gắt của dư luận xã hội.

Qua thực tế theo dõi các vụ việc diễn ra có thể thấy, xung đột, khiếu kiện về ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ xảy ra với quy mô ngày càng rộng và tính chất ngày càng phức tạp. Theo thống kê trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Bình, từ năm 2009 – 2013, số vụ vi phạm về môi trường trên địa bàn tăng từ 48 vụ lên 272 vụ, ở Vĩnh Phúc là từ 08 vụ lên 50 vụ ( Xem phụ lục 1,2). Việc vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của người dân, đến sự phát triển bền vững về kinh tế- xã hội mà còn gây ra những phức tạp về an ninh, trật tự.

Thứ tư, tình hình tệ nạn xã hội phát triển mạnh ở nông thôn đồng bằng sông Hồng

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội tiêu cực có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.

Trong những năm qua, tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, mại dâm) trên địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

Tệ nạn lô đề, cờ bạc

Tệ nạn xã hội ở vùng nông thôn ĐBSH trước hết phải nói tới đó là tệ nạn cờ bạc. Ở các làng xã trong nông thôn trước đây cũng đã xảy ra và thường hạn hữu trong các dịp lễ tết, những hiện nay đã diễn ra rất phổ biến. Theo báo cáo hàng năm của Công an các tỉnh trên địa bàn cho thấy, tệ nạn cờ bạc chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vụ tệ nạn xã hội đã phát hiện. Chẳng hạn, năm 2009, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện 147 vụ cờ bạc thì năm 2013 đã phát hiện 184 vụ cờ bạc. Trên địa bàn tỉnh Thái Bình, năm 2009 phát hiện 219 vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)