Đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 67)

2.1. Đặc điểm nông thôn đồng bằng sông Hồng và tình hình an ninh nông

2.1.1. Đặc điểm nông thôn Đồng bằng sông Hồng

Thứ nhất,nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn có nhiều ưu thế vượt trội về điều kiện tự nhiên so với các vùng khác để phát triển kinh tế - xã hội.

Vùng đồng bằng sông Hồng có lợi thế có một lợi thế của một trung tâm hàng đầu của cả nước; diện tích toàn vùng đồng bằng Bắc bộ là: 23.336 km2 chiếm gần 7,1% diện tích của cả nước. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có địa hình đan dạng và phong phú, bao gồm đồng bằng, đồi núi, rừng và biển xen kẽ nhau; là nơi hội tụ và giao thoa giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền trung, có hệ thống sông ngòi đa dạng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam ra vịnh Bắc Bộ. Một đặc điểm độc đáo về tự nhiên của các tỉnh đồng bằng sông Hồng là hầu hết các tỉnh (ngoại trừ hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên) đều có đồi núi xen kẽ châu thổ, thung lũng và đầm lầy. Đặc điểm địa hình tự nhiên này tạo điề kiện thuận lợi để con người khai phá và kiến tạo nên những giá trị văn hóa- xã hội đặc sắc phục vụ nhân sinh.

Vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,5 – 23,5 C, lượng mưa trung bình năm 1400-2000 mm, phù hợp với việc canh tác lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ, đậu, ngô… làm cho cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở vùng này khá phong phú, đa dạng và chất lượng tốt. Bên cạnh đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, đến mức không có một quê nào là không

có một con sông chảy qua; sông ngòi nhiều, nhưng chế độ thủy văn tương đối ổn định nên thuận lợi cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản.

Đất sản xuất Nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Hồng nguồn tài nguyên quý giá được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đất đai của các tỉnh rất thuận lợi cho thâm canh lúa nước, trồng rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Theo số liệu điều tra năm 2012, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 11.280,69 km2, chiếm gần 69,5% diện tích đất của các tỉnh. Quá trình mở rộng diện tích đất nông nghiệp gắn với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ các hệ thống sông và quai đê, lấn biển của nhân dân trong vùng.

Bên cạnh tài nguyên đất nông nghiệp và nước để trồng cây lương thực và nuôi trồng thủy sản, trong lòng đất các tỉnh nơi đây cũng chứa đựng những tài nguyên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế như đất sét đen, đất sét trắng phục vụ công nghiệp sành, sứ, than nâu với trữ lượng lớn chưa được khai thác. Trên mặt đất có trữ lượng đá vôi(ước tính chiếm gần 5% trữ lượng đá vôi của cả nước) trải dài trên nhiều tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng có bờ biển kéo dài từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Kim Sơn, Ninh Bình, với bờ biển thoải, rộng, giàu phù sa nên rất thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản. Bờ biển trong vùng còn có tài nguyên vô giá khác là cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, tạo nên những danh thắng nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Quan Lạn, Cô Tô, Đồ Sơn… rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch. Không chỉ vậy, bờ biển trong vùng còn có các cảng biển nước sâu và cảng sông an toàn, thuận lợi cho giao thông thủy như: Cái Lân, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định…

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng là một vùng đất màu mỡ, do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ra Vịnh Bắc Bộ bồi đắp mà thành, nơi đây cây trái tốt tươi, sản vật dồi dào, cư dân đông đúc. Với

một vùng châu thổ phì nhiêu xen lẫn núi non hùng vĩ, nơi đây chẳng những thuận lợi về kinh tế, mà còn dễ cho phòng thủ, thuận để tấn công, nên từ mấy ngàn năm trước, cha ông ta đã chọn vùng đất này để định đô dựng nghiệp.

Thế mạnh về con người:

Vùng đồng bằng sông Hồng có nguồn nhân lực lớn, trình độ dân trí cao, tập trung đội ngũ trí thức giỏi, nhân dân có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Vùng đã tập trung khoảng 26% số cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% số cán bộ có trình độ trên đại học, 23,6% lực lượng lao động kỹ thuật của cả nước. Có hơn 100 trường cao đẳng, đại học, hơn 70 trường trung học chuyên nghiệp, 60 trường công nhân kỹ thuật và 40 trường dạy nghề; hàng trăm viện nghiên cứu chuyên ngành, trong đó có nhiều viện đầu ngành, hơn 20 bệnh viện đầu ngành, là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước; 100% số tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi quy định (mục tiêu cả nước là đến năm 2010). Thực tế cho thấy, vùng đồng bằng sông Hồng dẫn đầu các vùng trong cả nước về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và khả năng nghiên cứu triển khai khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thế mạnh về du lịch:

Vùng đồng bằng sông Hồng còn có tiềm lực lớn để phát triển mạnh ngành kinh tế du lịch. Phía đông vùng giáp vịnh Bắc Bộ, tổng chiều dài bờ biển 620 km, có tài nguyên du lịch biển đặc sắc với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan nổi tiếng. Trong vùng có động Hương Tích, được mệnh danh "thiên nam đệ nhất động", Ao Vua, Suối Hai, Tam Cốc, Bích Ðộng, Côn Sơn, Phố Hiến,... Có hơn 1.700 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, chiếm 70% số di tích của cả nước. Ðó là những cơ sở để phát triển kinh tế du lịch đa dạng, phong phú, tạo sức hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước, ngoài nước đến tham quan.

Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tiếp tục được hưởng những lợi thế lớn của vùng kinh tế động lực về mọi mặt. Hơn nữa

do bao quanh Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, những trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội của đất nước nên nơi đây rất có điều kiện để phát triển,giữ gìn, bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa – xã hội giàu bản sắc dân tộc Việt Nam ra công đồng quốc tế.

Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi của các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, địa lý tự nhiên nơi đây cũng tạo ra không ít những khó khăn cho sự phát triển của vùng như: hệ thống sông ngòi chằng chịt, đồng bằng xen lẫn đồi núi, vùng trũng và đầm lầy đã tạo ra sự chia cắt về đại hình, gây khó khăn cho sản xuất hàng hóa nông nghiệp trên quy mô lớn. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên các tỉnh đồng bằng sông Hồng thường xuyên chịu tác động lớn của bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân địa phương. Theo dự báo quốc tế, các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng Việt Nam là một trong những vùng chịu ảnh hưởng lớn của nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên. Hiện tại, về mùa khô, đất sản xuất của các tỉnh ven biển vẫn bị tình trạng xâm nhập mặn đe dọa thường xuyên.

Vị trí địa lý và môi trường tự nhiên cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với sự phát triển văn hóa- xã hội nơi đây. Bão lốc, lũ lụt, ẩm thấp là những yếu tố phá hoại rất nghiêm trọng đối với các công trình văn hóa vật thể trên địa bàn. Sự giao thoa văn hóa giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng (khu vực được xem là cái nôi văn hóa dân tộc) với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, với Hà Nội, Hải Phòng và quốc tế rất mạnh nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc hết sức khó khăn. Các tệ nạn xã hội và văn hóa độc vốn phát triển mạnh ở thành phố lớn lan nhanh sang các tỉnh lân cận trong vùng.

Thứ hai, kinh tế nông thôn đồng bằng sông Hồng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, kết hợp với phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống và ngư nghiệp đối với các vùng ven biển.

Các tỉnh đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, có đủ các thế mạnh để phát triển cơ cấu ngành kinh tế hợp lý;

nông nghiêp, công nghiệp và xây dựng, du lịch và dịch vụ. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, các tỉnh đồng bằng sông Hồng có diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long, song là tỉnh có trình độ thâm canh và năng suất lao động nông nghiệp thuộc loại cao so với cả nước. Hầu hết các tỉnh ở vùng này, ngoài trồng lúa đều gieo trồng một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua…Hiện nay, vụ đông trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng. Với những kinh nghiệm của nhân dân về trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa và các chính sách khuyền nông của Đảng và Nhà nước là nhân tố quyết định giải quyết thành công vấn đề lương thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng và phục vụ xuất khẩu. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng, diện tích trồng cây lương thực cho con người và cho các nhu cầu kinh tế khác chưa thật sự vững chắc.

Trong phát triển công nghiệp và xây dựng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng đều qua các năm, trọng điểm là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

Trong phát triển ngành du lịch với những to lớn về cảnh quan thiên nhiên, về các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc. Các ngành kinh tế công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ trong vùng phát triển mạnh làm cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Hồng diễn ra nhanh chóng hơn các tỉnh khác trong cả nước.

Hiện nay, từ sự phân chia theo phát triển vùng kinh tế tạo sức mạnh tổng hợp cho toàn vùng đồng bằng sông Hồng, có thể xác định 3 loại khu vực nông thôn sau:

+ Khu vực nông thôn thuộc các tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ): Hình thành các trung tâm kinh tế lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, và các vùng sản xuất hàng hóa lớn khác là hạt nhân của vùng, hỗ trợ các tỉnh nam sông Hồng và các vùng khác;

+ Khu vực nông thôn thuộc tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng: khu vực chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển đổi diện tích vùng trũng trồng lúa năng suất thấp, sang nuôi, trồng các loại thủy, hải sản…phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhất là các làng nghề có sản phẩm tinh xảo; hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với phát triển dịch vụ, du lịch; khai thác các tiềm năng về khoáng sản, trước hết là vôi sản xuất xi măng, đá xây dựng, sét làm gạch, ngói.

+ Khu vực nông thôn thuộc vùng kinh tế biển và ven biển: khu vực đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực ven biển và hải đảo; cảng biển, đê biển, đường giao thông, bưu chính – viễn thông, điện nước, cơ sở xử lý chất thải bảo vệ môi trường; phát triển các ngành đóng tàu, dầu khí, các dịch vụ vận tải biển. Đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản, mở rộng và quản lý chặt chẽ đánh bắt xa bờ. Hình thành các trung tâm thương mại, du lịch, các khu vui chơi giải trí, an dưỡng…Tạo bước đột phá ra biển của các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng, thu hút và phân bố dân cư hướng đến những nơi có điều kiện tổ chức dân cư và lao động sống bằng nghề thủy sản.

Xét về cơ cấu kinh tế nông thôn bao gồm:

+ Khu vực thuần nông: phát triển trong trạng thái cũ, đặc trưng truyền thống với nghề trồng lúa là chính, phụ trợ thêm bằng chăn nuôi gia súc, gia cầm trong phạm vi từng hộ gia đình.

+ Khu vực làng nghề: phát triển trong sự xen kẽ giữa thuần nông với thủ công nghiệp bằng cách phục hồi và mở rộng các làng nghề truyền thống,

cải biến nghề cũ, hình thành nghề mới, tạo nên sự khởi sắc trong đời sống nông thôn, bắt nhịp với những biến đổi của thị trường và đô thị.

+ Khu vực ven đô: phát triển mạnh theo hướng dịch vụ, buôn bán kinh doanh nông nghiệp, đưa hàng hóa nông sản ra thị trường, đời sống kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng có bước phát triển mới, tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chưa bền vững.

Thứ ba, các truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam được thể hiện đầy đủ, tập trung rõ nét nhất ở địa bàn đồng bằng sông Hồng.

Nông thôn đồng bằng sông Hồng là vùng lịch sử văn hóa lâu đời của người Việt, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, là quê hương của các nền văn hóa Việt; tinh thần cộng đồng làng xã, điều hành xã hội bằng tục lệ và dư luận, lễ hội truyền thống, quan hệ gia tộc, dòng họ, ứng xử huyết thống.

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển các thiết chế văn hóa cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Các công trình văn hóa tiêu biểu ở khắp các lang quê như đền, miếu, đình, chùa, nhà thờ họ, văn bia…Được chính quyền địa phương tạo điều kiện để nhân dân khôi phục, tôn tạo, giữ gìn. Mặt khác, không ít các làng quê khôi phục lại và bổ sung, phát triển các quy ước của làng cho phù hợp với luật pháp và nếp sống hiện đại. Nhiều lễ hội có ý nghĩa văn hóa – lịch sử được phục hồi, tạo điều kiện phát triển đúng hướng: lễ hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội đền Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội Phủ Dầy (Nam Định)... Những giá trị văn hóa phi vật thể như: ca, múa, nhạc dân tộc được sưu tầm, phục dựng, khuyến khích…. Cùng với việc phục dựng, bảo tồn vốn văn hóa cổ được bảo tồn và những cơ sở văn hóa mới được xây dựng, chính quyền địa phương các cấp cũng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ, nhân viên vận hành các thiết chế văn hóa đó một cách hiệu quả. Có thể nói, quá trình bảo tồn và phát triển

các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng là nhanh chóng mau lẹ, phù hợp với yêu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân.

Khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng là một trong những địa phương có nhiều lễ hội dân gian và truyền thống. Ngoài những ngày lễ mà nhân dân cả nước tổ chức kỷ niệm trọng thể như: ngày Giỗ 10-3 âm lịch, ngày Quốc khánh 2-9, ngày Quốc tế lao động 1-5, nhân dân khu vực đồng bằng sông Hồng còn mang tầm cỡ khu vực và lễ hội của các làng. Những lễ hội lớn mang tầm cỡ khu vực với sự tham gia của người dân nhiều tỉnh như: Lễ hội đền Kiếp Bạc; lễ hội đền Tây Thiên; lễ hội chùa Bái Đính; lễ phát ấn đền Trần... Ngoài những lễ hội lớn đó, hầu hết các làng quê trong vùng đều tổ chức lễ hội trong ngày ngày tiệc làng.

Ngày tiệc làng thường là ngày giỗ các vị Phúc thần có công với nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 57 - 67)