Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 76)

ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay và những vấn đề đặt ra

2.2.1. Thực trạng vai trò của quy ước làng văn hóa đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay

Thứ nhất, quy ước làng văn hóa định hướng xử lý các quan hệ trong xóm ngoài làng theo những tiêu chí thống nhất góp phần nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của người dân

Quy ước làng văn hóa đề cập khá chi tiết mối quan hệ ứng xử giữa mọi người trong làng. Đề cao yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa bà con làng xóm, tình làng xóm ở đâu và lúc nào cũng cần thiết nhưng ở thôn quê thì lại càng quan trọng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì vậy cần hết sức coi trọng và giữ gìn tình làng nghĩa xóm. Phải tôn trọng, đoàn kết tương trợ nhau. Không cố ý lợi dụng, xâm phạm đến quyền lợi vật chất, tinh thần của nhau; không cậy mạnh hiếp yếu, bắt chẹt nhau “bát đũa có khi xô” nên khi mâu thuẫn phát sinh các bên cần rất bình tĩnh, không quá lời mà cần ôn tồn khéo léo, bàn bạc để tìm ra cách giải quyết hợp lý, hợp tình, thảo đáng cho cả hai bên. Quy ước là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ làng xã trong cộng đồng, là công cụ để quản

lý làng xã, các điều khoản của quy ước quy định trách nhiệm và chế độ thưởng phạt chủ yếu đối với các cá nhân trong làng. Với các điều khoản, quy ước đã kiểm soát, thái độ ứng xử của từng thành viên, không phân biệt già trẻ, gái trai và ở tầng lớp xã hội nào. Các hành vi từ ăn mặc, đi đứng, nói năng, thăm hỏi, học hành cho đến quan hệ ứng xử trong gia đình giữa cha con, vợ chồng, anh em. Mọi người phải lấy luân lý đạo đức làm trọng, tại điều 4, chương II quy định về nếp sống, gia đình, văn hóa- xã hội của “Quy ước làng văn hóa xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Tây” có quy định: “ Gia đình hòa thuận, tiến bộ:

Phải kính trọng và chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu. Nghĩa vụ này là của mọi người con trong gia đình, không phân biệt trai gái, dâu, rể, con đẻ hay con nuôi đều có trách nhiệm đầy đủ, chu đáo, tự nguyện.

Anh em như thể chân tay. Sống phải kính trên nhường dưới. Tôn trọng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau với tinh thần “chị ngã em nâng”, “tay đứt ruột xót” để cùng nhau xây dựng gia định khi còn ở chung hoặc lúc ra ở riêng ngày càng phát triển.

Dưới chế độ ta vợ chồng đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong gia đình. Vợ chồng là đôi bạn trăm năm của nhau cần tôn trọng, nhường nhịn, thương yêu nhau dân chủ bàn bạc, chung lưng xây dựng mái nhà ấm êm, no đủ, giàu có, hạnh phúc. Tình nghĩa vợ chồng đó phải có từ 2 phía mà phải được thể hiện trong lời nói, trong cách cư xử, trong sự làm ăn, chung sống. Lên án mọi lời nói, mọi hành vi thô bạo xâm phạm đến nhân cách, thân thể của nhau, đặc biệt thường xảy ra với người chồng….”[63]. Quy ước làng văn hóa cũng đề cao việc giúp đỡ nhau trong đời sống hàng ngày. Quy ước không chỉ quy định nghĩa vụ của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà còn định rõ trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong đời sống thường nhật; khuyên răn mọi người ăn ở hòa thuận theo đúng

đạo hiếu gia đình, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, túng thiếu hay gặp công to việc lớn trong nhà. Những trường hợp đánh cãi chửi nhau, triệt hạ lúa màu, gia súc, gia cầm của nhau đều bị phạt nặng. Mọi người tìm thấy ở xóm làng không chỉ chỗ dựa về vật chất mà chủ yếu ở tinh thần, một sự đùm bọc giúp đỡ vô tư giữa những người lao động. Quan tâm đến việc công ích, tích cực đóng góp xây dựng làng xã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với làng, với nước.Trước hết từng làng phải đảm bảo đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước về sưu thuế, binh dịch. Ngoài ra từng làng tự đảm nhiệm các công việc liên quan như thủy lợi, giao thông, đê điều, xây dựng các công trình bảo vệ xóm làng như: hàng rào, cổng làng, tổ chức thờ cúng. Quy ước quy định trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân và các hàng dân trong làng. Vì vậy các nghĩa vụ có liên quan đến trách nhiệm của công dân được thực hiện. Người nông dân tham gia đầy đủ các công việc trong làng với ý thức trách nhiệm họ cũng đòi hỏi những thành viên khác cũng phải thực hiện như thế.

Quy ước làng văn hóa còn đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những gia đình, cá nhân có hành vi trái với quy định của địa phương nói riêng và pháp luật nói chung. Như trong Quy ước làng Hạ Mỗ quy định rõ: “Hộ gia đình, cá nhân nào vi phạm các điều khoản trong Quy ước của làng tuỳ theo mức độ mà xử lý bằng các hình thức sau: Vi phạm lần đầu và lỗi nhẹ được phê bình, nhắc nhở trước cuộc họp toàn thể nhân dân của cụm; Vi phạm từ lần thứ hai trở lên, trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng thì đưa ra kiểm điểm tại tổ chức, đoàn thể mà người đó đang sinh hoạt, đưa ra kiểm điểm trước hội nghị nhân dân; không được bình xét công nhận “gia đình văn hoá” (nếu là hộ gia đình). Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm trong Quy ước này không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật” [61].

Như vậy, với những nội dung trên của quy ước làng văn hóa đã giúp nâng cao ý thức người dân trong xử lý các mối quan hệ trong xóm ngoài làng, đảm bảo đúng với các chuẩn mực đạo đức và những quy định của pháp luật.

Thứ hai, quy ước làng văn hóa giáo dục ý thức bảo vệ, duy trì, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống các làng thôn, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội, từ đó có tác động tích cực đối với việc đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông Hồng

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khi có cộng đồng người Việt Nam là đã có những mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người, những phong tục tập quán trong sinh hoạt bắt đầu được hình thành. Trong quá trình phát triển văn hóa Việt Nam đã mang trong nó tinh thần Việt Nam, phẩm chất và nhân cách Việt Nam, qua mỗi thế hệ nó lại được phát triển và bổ sung. Những giá trị truyền thống tốt đẹp đó là tinh thần . nhân văn, nhân đạo, nhân ái, lòng vị tha vì lợi ích tổ quốc, trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, tinh thần “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” trở thành lẽ sống, nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn hướng tới lý tưởng “chân, thiện, mỹ”, lấy chữ “nhân” làm gốc, chữ “nghĩa” làm trọng. Tuy nhiên, hiện nay nước ta đang hòa trong xu thế chung của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thị trường, nên văn hóa Việt Nam cũng chịu những tác động tiêu cực của quá trình này. Những giá trị văn hóa tốt đẹp mang ý nghĩa tiến bộ bị pha tạp, đan xen với các yếu tố tiêu cực, lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ coi đồng tiền là hơn cả, bất chấp đạo lý làm sói mòn nhân cách của không ít cá nhân làm mất đi những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc… Trong hoàn cảnh như vậy, những nội dung trong quy ước làng văn hóa có tác dụng to lớn trong việc định hướng các quan hệ xã hội, trong giao tiếp, trong cách cư xử… Những nội dung đó đều lành mạnh hướng tới cái đẹp, cái “chân, thiện, mỹ” , có tác dụng to lớn, thiết thực trong việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tệ nạn xã hội và những tập tục lạc hậu của xã hội cũ để lại phản ánh những hành vi trái với pháp luật, không được dư luận xã hội thừa nhận, đó là những hành vi sa đọa về sinh hoạt, sự đồi bại về tinh thần, tha hóa về đạo đức. Đó là loại quan hệ xã hội của một số người thoái hóa biến chất, nó không phải là loại quan hệ chân chính của những người lao động và trái ngược với sự tiến bộ và nền văn minh của nhân loại.

Tệ nạn xã hội cùng với những tập tục lạc hậu của các chế độ xã hội cũ để lại là hiện tượng xã hội rất phức tạp, sự xuất hiện và phát triển của nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, nó luôn luôn có mặt trái vì vậy việc đấu tranh khắc phục nó là vấn đề thiết thực đặt ra đối với mọi quốc gia. Tệ nạn xã hội sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với việc đảm bảo an ninh trật tự.

Trong những năm gần đây dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, tệ nạn xã hội khu vực đồng bằng sông Hồng có xu hướng gia tăng. Tệ nạn xã hội hoạt động dưới nhiều hình thức khá phức tạp, mức độ ngày càng tăng. Khi nó đã xâm nhập vào các làng xã trong nông thôn thì những tác động xấu của nó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với việc xây dựng đời sống văn hóa, đối với việc giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Hiện nay tệ nạn xã hội và những tập tục lạc hậu của xã hội cũ là mặt trái của đời sống xã hội nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi lĩnh vực, làm xói mòn đạo đức xã hội, phá vỡ hạnh phúc gia đình, làm tha hóa một bộ phận đáng kể các tầng lớp nhân dân nhất là thanh thiếu niên…

Trong các nội dung quy ước làng văn hóa đều quy định việc giữ gìn, bảo vệ và duy trì những giá trị tốt đẹp trong truyền thống các làng thôn. Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, bài trừ tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh. Chẳng hạn, như trong Quy ước

làng văn hóa của xã Hạ Mỗ quy định rất cụ thể về phòng chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong sinh hoạt văn hóa tâm linh: “ Các sinh hoạt văn hoá tâm linh, tổ chức hiếu, hỷ, thờ cúng tổ chức phù hợp với phong tục tập quán, đảm bảo phát huy truyền thống văn hoá. Trường hợp gia đình có người ốm đau phải đưa đi chữa trị tại các cơ sở y tế. Không lợi dụng các sinh hoạt văn hoá tâm linh để hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, gọi hồn, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh” [61].

Việc thực hiện tốt các quy ước làng văn hóa ở các địa phương đã góp phần đáng kể vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời đẩy lùi những hủ tục, những luồng tư tưởng độc hại, từ đó tạo ra cuộc sống văn hóa lành mạnh, mọi người dân đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng, không để bị các thế lực thù địch phản động và các phần tử xấu mua chuộc. Đây là những nhân tố rất cơ bản để bảo đảm an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong các làng quê Việt Nam.

Thứ ba, quy ước làng văn hóa góp phần to lớn trong việc hạn chế và đẩy lùi các loại tội phạm trên địa bàn nông thôn, là cơ sở cho vấn đề đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn đồng bằng sông Hồng

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang tạo điều kiện cho đất nước ta nói chung và các vùng nông thôn nói riêng có nhiều điều kiện phát triển. Đời sống vật chất của người dân được nâng cao rõ rệt. Nhờ vậy mà đời sống tinh thần của bà con nông dân cũng được cải biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, mặt trái của nó là ở vùng nông thôn tình hình tội cũng có những diễn biến phức tạp, tội phạm cũ gia tăng và làm xuất hiện nhiều loại tội phạm mới.

Để ngăn chặn, hạn chế và đẩy lùi các loại tội phạm ra khỏi đời sống xã hội trên địa bàn nông thôn có thể sử dụng nhiều phương pháp và có nhiều

nhân tố có thể để tác động đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong đó những nội dung của quy ước làng văn hóa cũng góp phần hạn chế các loại tội phạm trên địa bàn nông thôn. Nhiều nội dung của quy ước đề cập tới vấn đề: Mọi người dân đều phải có ý thức đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu, đoàn kết đấu tranh chống tội phạm, có ý thức bảo vệ giữ gìn tài sản của gia đình mình và của bà con làng xóm, giáo dục cho mọi người có tinh thần đề cao cảnh giác đối với các loại tội phạm. Quy ước làng văn hóa đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự trị an trên địa bàn góp phần phòng, chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng, “ khi có người chuyển đến cư trú lâu dài, công dân của thôn đi làm ăn xa hoặc có việc cần đi xa dài ngày thì thực hiện đúng luật cư trú. Hộ gia đình có người lạ lưu trú qua đêm nên báo với cụm trưởng, nếu không báo, khi có vụ việc đáng tiếc xảy ra hộ có người lưu trú phải chịu trách nhiệm trước thôn, cụm và trước pháp luật” [61].

Quy ước làng văn hóa tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác. Tại điều 17, quy ước làng Hạ Mỗ có quy định rõ: “Tất cả mọi người có trách nhiệm xây dựng và giữ gìn an ninh trật tự trong thôn xóm. Không phát ngôn trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của thôn, xã. Mọi cá nhân không được có các hành vi làm hư hại công trình công cộng. Không được kích động gây chiến tranh tâm lý, gây rối trật tự, làm mất đoàn kết, gây gổ hằn thù, đánh

chửi nhau. Không tàng trữ, mua bán, sử dụng vũ khí, hung khí, chất nổ. Không dùng chất nổ, xung điện, kích điện để đánh cá. Không đánh bạc, chứa bạc dưới mọi hình thức. Có ý thức đấu tranh phòng và chống các tệ nạn trộm cắp, rượu chè bê tha, hút trích ma tuý, mại dâm, truyền bá, kích động văn hoá phẩm đồi trụy. Khi phát hiện kẻ gian, kẻ gây rối, những người có hành vi vi phạm pháp luật thì báo ngay cho cụm trưởng hoặc Công an viên và mọi công dân nên có trách nhiệm cùng truy bắt kẻ gian. Những người vi phạm pháp luật dưới 16 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) qui ước làng văn hóa và vai trò của nó đối với đảm bảo an ninh nông thôn đồng bằng sông hồng (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)