Tỉnh lược có chức năng hồi chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 33 - 35)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

1.2 Tỉnh lược và các chức năng của Tỉnh lược

1.2.2.5 Tỉnh lược có chức năng hồi chỉ

Đó là cách sử dụng chỗ trống của tỉnh lược để chỉ một yếu tố đã hiện diện ở ngôn cảnh trước đó. Hay nói cách khác đây là phương thức lược bỏ thành phần trong câu mà đã được tiền giả định trong ngôn cảnh trước đó nhằm liên kết trong cùng một phát ngôn hay các phát ngôn với nhau mà vẫn không cần phải lặp lại những yếu tố giống nhau. Ví dụ:

(37) Peter is playing football for his school and Paul (is playing football) for his club.

(Peter đang chơi bóng đá cho trường của anh ta còn Paul thì cho câu lạc bộ của anh ta)

Ta thấy phát ngôn trên đã bị lược đi một thành phần trong vế câu phía sau và chúng ta phải thiết lập mối quan hệ đồng sở chỉ, đồng chức năng của thành phần bị lược này trong câu trước thì mới có thể hiểu được nội dung thông báo. Đó chính là cách sử dụng yếu tố hồi chỉ bằng zê rô để liên kết. Ta có thể gặp một số trường hợp câu khá phức tạp, vừa tỉnh lược khứ chỉ lại vừa tỉnh lược hồi chỉ trong cùng một câu ghép. Khi đó ta có hiện tượng tỉnh lược phức (nghĩa là vừa tỉnh lược cả trong vế câu đầu tiên và cả trong vế câu tiếp theo của một câu ghép, điển hình là trong câu ghép đẳng lập). Ta có thể thấy rõ điều này trong các ví dụ sau đây:

(38) John could have been (watching television), but (John) wasn’t, watching television.

(Đáng nhẽ là John đã có thể đang xem ti vi, nhưng thực chất lại không phải là đang xem ti vi )

(39) They could (have saved more), and (they) should, have saved more. (Đáng nhẽ là họ đã có thể và họ nên là đã tiết kiệm được nhiều hơn.)

(40) George opened (the door) and (George) closed the door. (George đã mở và đóng cửa)

Các ví dụ nói trên là hàng loạt các câu có hiện tượng tỉnh lược phức, vừa mang chức năng hồi chỉ vừa mang chức năng khứ chỉ, giúp liên kết câu chặt chẽ hơn và tiết kiệm ngôn từ hơn mà vẫn không làm sai lệch nội dung thông báo.

Trên đây chúng tôi đã trình bày sơ lược về chức năng của phương thức tỉnh lược. Đó là những chức năng cơ bản nhất của tỉnh lược mà chúng tôi tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu và chúng tôi cũng không dám chắc rằng đó là tất cả chức năng mà tỉnh lược có thể đảm nhận. Bởi vì một điều không

thể phủ nhận được rằng tỉnh lược có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và dưới nhiều dạng thức đa dạng. Đó là phương thức liên kết rất phổ biến, có phạm vi hoạt động hết sức rộng rãi. Một trong những lí do cơ bản để giải thích cho điều này đó là nó đem lại những hiệu quả ngữ dụng nhất định mà hầu như không có một phương thức liên kết nào khác có thể thay thế hay đảm nhiệm chức năng của nó.

Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề tỉnh lược cũng như chức năng của nó, thiết nghĩ cần có sự đầu tư nhiều thời gian và công sức trong một công trình nghiên cứu quy mô hơn. Trong khuôn khổ chương 1 của luận văn này, chúng tôi chỉ muốn chứng minh rằng, chức năng tiết kiệm ngôn từ hay rút gọn câu không đủ để giải thích cho sự xuất hiện của tỉnh lược cũng như vai trò của nó trong ngôn ngữ. Chúng ta có thể liệt kê ra nhiều tình huống có thể chứng minh rằng tỉnh lược có thể có nhiều chức năng đa dạng khác hơn là chỉ đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngôn từ của người nói, người viết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)