Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 47 - 49)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh

2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn

Hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn xảy ra phổ biến ở các cuộc hội thoại hơn là trong văn bản. Thông thường chủ ngữ bị lược bỏ khi người đối thoại đáp lại câu hỏi của người kia. Bởi vì lúc đấy thông tin về chủ

ngữ thường đã được xác định trong câu nói của người đối thoại trước đó và người đáp tránh không lặp lại chủ ngữ nữa mà chỉ tập trung vào thông báo mới mà thôi. Ví dụ:

(50) A: What have you got in your basket?. (Cô bé có gì trong giỏ đấy?)

B: Cake and wine. We baked yesterday, so I’m taking a cake to grandmother. (Bánh ngọt với rượu vang. Chúng tôi nướng bánh hôm qua. Tôi đang mang đến cho bà một cái bánh ngọt.)

(Red Riding Hood, Page 70) Trong cuộc hội thoại trên, câu đầu tiên là một câu hỏi của một thành viên tham gia giao tiếp nhằm yêu cầu được cung cấp thông tin. Câu trả lời của người đáp đã tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ bằng cách không lặp lại chủ thể đã được nhắc đến trong câu hỏi mà chỉ tập trung vào thông tin mới hơn mà người nghe chờ đợi, đó là “Cake and wine.” (Bánh mỳ và rượu vang). Dễ dàng nhận thấy rằng, ở ví dụ này, cả thành phần vị ngữ “have got” cũng đã được tỉnh lược hồi chỉ, tuy nhiên hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ cả chủ ngữ và vị ngữ sẽ được chúng tôi xem xét trong một công trình khác. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào hiện tượng tỉnh lược chủ ngữ của câu. Nhờ vào câu hỏi trước đó, chúng ta có thể khôi phục được thành phần vắng mặt trong câu trả lời là chủ ngữ - chính là chủ thể được nhắc đến trong câu What have you got in your basket ?). Chủ thể và cũng là người được hỏi trong trường hợp này là “You” (Cô bé). Như vậy, theo lẽ thường, người đáp lại sẽ phải xưng là “I” (tôi), đồng quy chiếu với chủ thể “You” đã được nhắc đến trước đó.

Chủ ngữ vắng mặt trong trường hợp trên có thể được khôi phục như sau: “I have got cake and wine”. Tuy nhiên sự khôi phục thành phần chủ ngữ này là không cần thiết, vì ngữ cảnh của đoạn hội thoại trên cho phép tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu trả lời mà không làm người nghe khó hiểu.

Trong các đoạn hội thoại như trên, người nói thường có xu hướng bỏ qua những thông tin thừa, lặp, nhất là thành phần chủ ngữ và chỉ tập trung vào những thông tin mới bổ sung. Cách liên kết bằng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ giữa các câu đối thoại như vậy, một mặt vừa tiết kiệm ngôn từ, mặt khác lại giúp cho người nghe tập trung chú ý đến những thông tin mới đưa ra mà vẫn đảm bảo cho người nghe không bị nhầm lẫn chủ thể đang được đề cập đến. Chúng ta xét ví dụ sau:

(51) What is a synthesis reaction? (Phản ứng tổng hợp là gì?)

+ Câu đáp đầy đủ:

- A synthesis reaction is a reaction that combines two or more reactants to form a more complex product.

(Một phản ứng tổng hợp là một phản ứng bao gồm hai hoặc hơn hai chất hoá học để tạo nên một sản phẩm phức tạp hơn)

+ Câu đáp có chứa tỉnh lược hồi chỉ zê rô chủ ngữ:

-  A reaction that combines two or more reactants to form a more complex product.

(Một phản ứng bao gồm hai hoặc hơn hai chất hoá học để tạo nên một sản phẩmphức tạp hơn)

Như vậy trong ví dụ trên ta ta thấy câu trả lời không cần thiết phải lặp lại cả cụm từ làm chủ ngữ là “a synthesis reaction” bởi vì trong câu hỏi đã chứa thông tin đó và cả người hỏi và người trả lời đều dễ dàng hiểu được điều này. Do vậy, việc áp dụng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các trường hợp trên là rất hữu dụng, vừa tiết kiệm ngôn từ, lại vừa đảm bảo duy trì sự mạch lạc trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 47 - 49)