Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 89 - 108)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

3.2 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt

3.2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ

(117a) Khang nghĩ đến Hà Nội, ánh sáng của Nhà hát Lớn, sân khấu,

người xem. Tôi, đến vợ con.

(Đôi mắt, Nam Cao) Trong trường hợp trên, thành phần vị ngữ chính trong câu là ngữ động từ “nghĩ đến Hà Nội”, diễn tả tâm trạng của chủ thể “Khang”. Động từ làm vị ngữ chính trong câu này là “nghĩ đến” đã làm tiền đề cho sự hiện diện của những thành phần phụ được liệt kê tiếp theo sau như: “Ánh sáng của Nhà hát Lớn”, “ sân khấu”, “người xem”. Nghĩa là, ở trong câu trên đã có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ động từ chính “nghĩ đến” trong các ngữ động từ làm vị ngữ

liên tiếp đứng cạnh nhau, thành phần còn lại là những bổ ngữ trực tiếp của động từ. Nếu có sự xuất hiện đầy đủ của động từ vị ngữ, ta sẽ có câu như sau: (117b) Khang nghĩ đến Hà Nội, nghĩ đến ánh sáng của Nhà hát Lớn, nghĩ đến sân khấu, nghĩ đến người xem. Tôi, nghĩ đến vợ con.

So sánh sự khác biệt giữa câu trên với văn bản gốc ta thấy rõ sự vắng mặt của động từ chính “nghĩ đến” trong các vế tiếp theo của văn bản gốc đã đem lại sự ngắn gọn cho câu văn, đồng thời khiến cho người đọc tập trung hơn vào những thông tin mới hơn được liệt kê liên tiếp như “ánh sáng của nhà hát lớn”, “sân khấu”, “người xem”. Đặc biệt, trường hợp này cũng được áp dụng tương tự với câu đơn tiếp theo: “Tôi, đến vợ con”. Tuy nhiên, trong câu này chỉ có một từ “nghĩ” được lược bỏ, sự vắng mặt có chủ ý của động từ này đã khiến tác giả có thể nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa hai chủ thể: Một người thì nghĩ đến “Hà Nội, ánh sáng của nhà hát lớn, sân khấu, người xem”; một người thì “nghĩ đến vợ con”.

Sau đây là một trường hợp tương tự của hiện tượng Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ:

(118) Nhưng những buổi tối có trăng thì dù chẳng có ai, Điền cũng khiêng đủ bốn cái ghế ra sân. Rồi Điền gọi vợ con ra. Vợ bế con nhỏ ngồi một chiếc. Con lớn một chiếc.

(Nam Cao) Xét ví dụ trên ta thấy trong câu đơn “Con lớn một chiếc” đã tỉnh lược hồi chỉ động từ “ngồi”, chỉ còn lại thành phần bổ ngữ của vị ngữ. Dựa vào văn cảnh, người đọc vẫn có thể hiểu được ý đồ của tác giả mà không cần có sự hiện diện đầy đủ của vị ngữ trong câu này.

3.2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ

Trong trường hợp này thì thành phần vắng mặt trong câu có chứa tỉnh lược hồi chỉ là bổ ngữ gián tiếp hoặc bổ ngữ trực tiếp của động từ vị ngữ. Ta có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn như sau:

- Tỉnh lược hồi chỉ bổ ngữ trực tiếp:

(119) Quyên mò thắt lưng Ngạn lấy bi-đông. Cô lắc nhẹ .

(Anh Đức) (120) Chị thích nhất là khoai lang luộc. Ngày nào má cũng mua về cho chị.

- Tỉnh lược hồi chỉ bổ ngữ gián tiếp:

(121)“Từ nay chị đừng nói gì với nó cả”. Nhưng chị vẫn nói . ( = với nó) (Nguyễn Văn Bổng) - Tỉnh lược hồi chỉ cả bổ ngữ trực tiếp và gián tiếp trong vị ngữ:

(122) Bố viết thư ngay cho mẹ để mẹ biết tin. Rồi con sẽ viết 1 2 sau. (1 = thư; 2=cho mẹ)

(Bùi Hiển)

3.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ

Tỉnh lược toàn phần vị ngữ nghĩa là toàn bộ vị ngữ của câu được tỉnh lược nhờ ngữ cảnh cho phép. Toàn phần vị ngữ này thường là động từ vị ngữ và bổ ngữ, hay nói cách khác là ngữ động từ đóng vai trò làm vị ngữ của câu. Ví dụ:

(123) Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người , sáu bảy người .

(Nguyễn Công Hoan)

Dĩ nhiên sự vắng mặt của toàn bộ vị ngữ chỉ được chấp nhận với điều kiện vị ngữ vắng mặt đó đồng sở chỉ với toàn phần vị ngữ của câu đứng trước như trong ví dụ trên. Toàn bộ phần vị ngữ “đuổi theo nó” của câu đơn đầu tiên là tiền đề cho sự vắng mặt của hai thành phần vị ngữ trong hai câu đơn nối tiếp đằng sau. Sự có mặt của quan hệ từ “Rồi” có vai trò quan trọng, giúp liên kết ý nghĩa của câu đơn đầu tiên với câu tiếp theo mà không cần lặp lại thành phần vị ngữ. Do vậy, tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong trường hợp này không hề ảnh hưởng đến nội dung của câu văn. Ví dụ:

(124a) Hắn lại quen kham khổ. Ngọc cũng vậy. Cả lũ trẻ nữa.

(Nam Cao) Đây là chuỗi liên tiếp tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu đơn. Ta thấy rằng, chỉ có câu đơn đầu tiên có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ và đây cũng là cơ sở cho phép hai câu đơn tiếp theo tỉnh lược toàn bộ vị ngữ mà không làm cho nội dung câu văn trở nên khó hiểu. Ba câu đơn này nói đến ba chủ thể khác nhau là “Hắn”, “Ngọc” “Lũ trẻ”. Tuy nhiên, cả ba chủ thể này lại có chung một đặc điểm là “quen kham khổ”. Nếu lặp lại vị ngữ này ba lần thì sẽ gây ra sự dài dòng và nhàm chán, cho nên tỉnh lược hồi chỉ toàn bộ vị ngữ là phương pháp tối ưu nhất. Ta có thể khôi phục lại thành phần vị ngữ cho các câu trên theo cách như sau:

(124b) Hắn lại quen kham khổ. Ngọc cũng quen kham khổ vậy. Cả lũ trẻ nữa, (cũng đã) quen kham khổ.

Hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ xảy ra phổ biến hơn trong các đoạn hội thoại có câu hỏi và câu trả lời giống như hai ví dụ dưới đây:

(125) Ông già bé nhỏ kỳ quặc cười khoái trá: “Cậu trông có vẻ thuộc loại anh chàng sẽ được món hời đấy. Ta cuộc rằng cậu biết bao nhiêu hạt đậu thì làm thành năm hạt chứ?”

- “Hai hạt trong mỗi bàn tay và một hạt trong mồm cháu ”, Giắc trả lời lưu loát ngay tức khắc .

(Cậu Giắc và Cây đậu, Tr 47) Có thể nói các đoạn hội thoại có câu hỏi và câu trả lời là điều kiện tốt nhất để thực hiện tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ. Bởi vì khi đó, mọi thông tin thường đã xuất hiện trong câu hỏi, và người đáp lại thường chỉ cần nêu câu trả lời có chứa thông tin mới hơn, mà không cần thiết phải lặp lại phần nội dung đã được người hỏi nhắc đến nữa. Trường hợp như trên là một ví dụ điển

hình. Do câu hỏi chính của “ông già bé nhỏ” là “bao nhiêu hạt đậu thì làm thành năm hạt?, cho nên nhân vật Giắc chỉ cần trả lời “Hai hạt trong mỗi bàn tay và một hạt trong mồm cháu ”. Câu trả lời này đã chứa đầy đủ thông tin cần thiết mà không cần lặp lại vị ngữ “làm thành năm hạt”, hơn thế nữa còn thể hiện sự lém lỉnh, nhanh nhẹn của nhân vật được nói đến ở đây là “cậu Giắc”.

3.3 Đối chiếu và Chuyển dịch 3.3.1. Đối chiếu 3.3.1. Đối chiếu

Ở cả tiếng Anh và tiếng Việt, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ đều chỉ xảy ra ở cấp độ câu trở lên. Trong đó một thành phần hoặc toàn bộ vị ngữ trong câu được lược bỏ nếu như nó đồng quy chiếu với thành phần tương ứng của câu hoặc mệnh đề đứng trước nó, hay nói cách khác là một thành phần hoặc toàn bộ vị ngữ được thay thế bằng zê rô (). Tương tự với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, vị ngữ được tỉnh lược hồi chỉ phải là thành phần có thể được khôi phục lại được nhờ ngữ cảnh, cụ thể là câu phía trước.

Chúng tôi đã chia ra hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt thành hai tiểu loại chính là: Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ và Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ. Theo đó, tỉnh lược một phần vị ngữ là sự vắng mặt của một thành phần nằm trong vị ngữ và thành phần này đồng quy chiếu với một thành phần tương ứng của vị ngữ trong tiền ngôn. Một phần của vị ngữ đó có thể là phần đầu, phần cuối hoặc thậm chí là toàn bộ phần ngữ động từ làm thành phần chính của vị ngữ.

Còn hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ thường xuất hiện trong hai câu đơn liên tiếp hoặc hai vế của một câu ghép đẳng lập. Khi toàn phần vị ngữ của câu này đồng sở chỉ hoàn toàn với thành phần tương đương ở câu đứng trước nó thì ta có thể lược bỏ hoàn toàn phần vị ngữ đó mà không làm ảnh hưởng đến nội dung ý nghĩa của câu văn. Đó chính là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ.

Trong tiếng Anh, nếu như hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ xảy ra khá phổ biến trong câu ghép đẳng lập thì hiện tượng hồi chỉ toàn phần vị ngữ thường xuất hiện trong các câu ghép chính phụ. Với tiếng Việt, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ lại thường xảy ra trong các đoạn hội thoại có câu hỏi và câu trả lời.

Do đặc thù về chức năng cú pháp nên tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ thường xảy ra ít hơn so với tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Trong văn bản, thành phần vị ngữ thường được đánh giá là trọng tâm của cấu trúc thông báo. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng trong hai thành phần nòng cốt, vị ngữ có vai trò quan trọng hơn cả chủ ngữ. Do vậy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ xảy ra rất ít trong cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Về tần số xuất hiện, chúng tôi cũng đã khảo sát và lập ra bảng thống kê tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong 6 văn bản song ngữ như sau: Loại Truyện TLHC VN Số phiếu Toàn phần Bộ phận

Cô bé quàng khăn đỏ TA 0 0 17

TV 0 0

Cậu Giắc và Cây đậu TA 5 1 45

TV 1 0

Cái chết trắng TA 0 7 34

TV 0 7

Chú mèo đi hia TA 2 1 24

TV 0 2 Đích – Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn TA 4 2 54 TV 1 2

Truyện chú Tôm tí hon TA 0 0 27

TV 0 0

Chú thích:

- TLHC VN: Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ - TA: Tiếng Anh

Nhìn bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ xảy ra rất ít trong các văn bản song ngữ Anh – Việt. Thậm chí, ở một số văn bản song ngữ, chúng tôi hoàn toàn không thấy xuất hiện hiện tượng này. Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy rõ sự khác biệt về tần số xuất hiện của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ khi đối chiếu văn bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt. Thống kê cho thấy, tổng số trường hợp TLHC VN trong tiếng Anh (trong 6 văn bản trên) lại cao hơn so với trong tiếng Việt với tỉ lệ 22/13 (tiếng Anh/tiếng Việt).

Hơn thế nữa, bảng thống kê trên cũng cho thấy có sự chênh lệch về tần số xuất hiện giữa các tiểu loại của tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ khi chuyển dịch từ Anh sang Việt. Sở dĩ có tình trạng này là vì có trường hợp trong tiếng Anh xảy ra tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ, nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt, vị ngữ lại được phục hồi. Hoặc từ hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong tiếng Anh được chuyển thành hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một phần vị ngữ trong tiếng Việt.

3.3.2 Chuyển dịch 3.3.2.1 Tương đồng

Sau đây, chúng tôi xin chỉ ra những trường hợp tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh được chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt. Đó cũng chính là những đặc điểm tương đồng giữa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh trong mối quan hệ đối chiếu với dạng thức chuyển dịch tương đương trong tiếng Việt. Tương đương ở đây có nghĩa là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ được giữ lại nguyên vẹn khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Ví dụ:

(126a) The eldest son took the mill, the second the ass while the third was obliged to content himself with the cat, at which he grumbled very much. (Câu gốc)

(126b) Người anh cả được cái cối xay, người con thứ hai con lừa, trong khi đó, người con thứ ba buộc phải nhận con mèo. Anh ta cằn nhằn rất nhiều về việc này. (Câu đối dịch)

(Chú mèo đi hia, Tr77) Xét ví dụ trên ta thấy rằng, câu gốc tiếng Anh có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ “took” (nghĩa trong văn cảnh là “được”). Đáng nhẽ câu đầy đủ phải là: “The eldest son took the mill, the second took the ass while the third was obliged to content himself with the cat, at which he grumbled very much.”.

Như vậy, trong ví dụ tiếng Anh trên, vị ngữ “took” trong vế thứ 2 của câu ghép đẳng lập trên đã được lược bỏ. Ta thấy rằng khi chuyển dịch sang tiếng Việt, người dịch vẫn giữ nguyên hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ, chứ không khôi phục lại thành phần này. Mặc dù, người dịch hoàn toàn có quyền khôi phục lại thành phần đã được tỉnh lược như sau:

(126c) “Người anh cả được cái cối xay, người con thứ hai được con lừa, trong khi đó, người con thứ ba buộc phải nhận con mèo. Anh ta cằn nhằn rất nhiều về việc này.”

(127a) So you will! So you will! Chuckled the queer, little, old man. You look the sort of chap for it. I let you know how many beans make five?

- “Two in each hand and one in my mouth ”, answered Jack readily.(Câu gốc) (Jack and Beanstalk, Page 46) (127b) “Cậu sẽ được như vậy! Cậu sẽ được như vậy!”, ông già bé nhỏ kỳ quặc cười khoái trá, “cậu trông có vẻ thuộc loại anh chàng sẽ được món hời đấy. Ta cuộc rằng cậu biết bao nhiêu hạt đậu thì làm thành 5 hạt chứ?”. - “Hai hạt trong mỗi bàn tay và một hạt trong mồm cháu ”, Giắc trả lời lưu loát ngay trong tức khắc. (Câu đối dịch)

Đây cũng là một trường hợp tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ được giữ nguyên khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Trong câu gốc tiếng Anh, ta có thể thấy hiện tượng tỉnh lược nằm trong câu “Two in each hand and one in my mouth ”. Thành phần vị ngữ trong câu này được ngầm hiểu là “make five” – thành phần đã xuất hiện trong câu hỏi trước đó. Có nghĩa là, nếu được khôi phục thành phần vị ngữ, câu trên sẽ có dạng đầy đủ như sau: “Two in each hand and one in my mouth make five” (Nghĩa là: hai hạt trong mỗi bàn tay và một hạt trong mồm cháu sẽ làm thành 5 hạt). Tuy nhiên, rõ ràng ta thấy rằng sự vắng mặt của vị ngữ trong trường hợp này không những không làm ảnh hưởng đến nội dung mà tác giả muốn nói đến, mà còn có sức nhấn mạnh hơn đối với thông tin mới được đưa ra.

3.3.1.2 Khác biệt

Như đã nói từ trước, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ (hay còn gọi là hồi chỉ rê rô vị ngữ) là một hiện tượng không phổ biến trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Chính vì vậy, trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi thống kê được rất ít trường hợp tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ. Tuy nhiên, có thể nói rằng phần lớn những trường hợp tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ mà chúng tôi tìm thấy đều có sự khác biệt khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau đây là một vài trường hợp:

a. Khôi phục toàn phần vị ngữ:

(128a) She wanted to cry, but she didn’t . At last she said: “Oh, Sarah! What’s going to happen to this baby?”.

- Sarah looked at her hands: “Nothing , mother. I asked Mr. Cheng about that...”. (Câu gốc)

(White Death, Page 67) (128b) Bà muốn khóc nhưng bà đã không khóc. Sau cùng bà nói: “Ồ, Sarah! Điều gì sẽ xảy đến với đứa trẻ này? Sarah nhìn vào đôi bàn tay mình:

“Không có chuyện gì đâu thưa mẹ, con đã hỏi ông Cheng về điều đó...”

(Câu đối dịch)

(Cái chết trắng, Tr66) Trong ví dụ trên có 2 lần xảy ra hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ, đó là trong câu “She wanted to cry, but she didn’t ” (Bà muốn khóc nhưng bà đã không khóc) và “Sarah looked at her hands: “Nothing , mother” (Sarah nhìn vào đôi bàn tay mình: “Không có chuyện gì đâu thưa mẹ”. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 89 - 108)