Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (co ordinated

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 49 - 53)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh

2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (co ordinated

Ta biết rằng, trong câu ghép đẳng lập thì các vế trong câu có vai trò tương đương và bình đẳng với nhau. Do đó, nếu như chủ thể của các vế tiếp theo giống với chủ thể của vế thứ nhất thì chúng ta có thể tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ để tránh sự lặp lại như trong ví dụ sau đây:

(52) Then he put on her nightdress and nightcap, got into bed and drew the curtains.

(Red Riding Hood, Page 72)

(Thế rồi, nó mặc áo ngủ và đội mũ ngủ của bà, lên giường nằm và kéo rèm xuống)

(Cô bé mặc áo choàng mũ đỏ, Tr73) Trong tình huống trên, ba vế của câu ghép đẳng lập tiếng Anh có cấu trúc tương đương nhau và đều có chung một chủ thể là "he" (nó): he put on her nightdress and nightcap; (he) got into bed and (he) drew the curtains. Tuy nhiên, sự lặp lại của từ “he” trong hai vế sau là không cần thiết vì, chủ ngữ "he" (nó) trong vế thứ nhất đã làm tiền đề cho phép người nói đã dùng biện pháp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong hai vế tiếp theo nhằm tránh sự lặp lại dài dòng. Mặc dù chủ ngữ của hai vế sau của câu ghép đẳng lập đã được lược bỏ, nhưng không hề ảnh hưởng đến nội dung mà người nói muốn truyền đạt đến người nghe.

Mặt khác, việc áp dụng phép tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép đẳng lập như vậy không những sẽ rút gọn câu văn mà còn làm cho các vế câu liên kết với nhau chặt chẽ hơn nhiều. Nếu như chúng ta liên kết các vế bằng cách lặp lại chủ thể là:

- Then he put on her nightdress and nightcap, he got into bed and he drew the curtains

Có thể thấy rằng sự lặp lại cùng một chủ thể như vậy rất dài dòng, không cần thiết và thậm chí có thể gây ra hiểu sai về ý nghĩa nội dung thông

báo là chủ ngữ “he” trong các vế không cùng quy chiếu đến một người. Trong các câu ghép đẳng lập, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xảy ra rất phổ biến. Bởi vì các mệnh đề của nó thường có chung thành phần chủ ngữ và chúng được nối kết với nhau bằng các liên từ bình đẳng như: and (và), or (hoặc/hay), then (rồi), but (nhưng)... Do vậy, ta có thể dễ dàng lược bỏ thành phần chủ ngữ trong các vế sau của câu ghép đẳng lập (chủ ngữ này phải đồng sở chỉ với chủ ngữ của mệnh đề đầu tiên). Điều đáng lưu ý là vế đầu tiên trong câu ghép đẳng lập bao giờ cũng có đầy đủ thành phần chủ ngữ vì nó đóng vai trò là câu tiền đề cho phép các vế đứng sau vắng mặt chủ ngữ. Ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi xem xét các ví dụ dưới đây:

(53) She took there in the hot road in front of the prison door, and waited. (White Death, Page.11) (54) She walked slowly to the door, and then stood by the door and

looked at her daughter again.

(White Death, Page 17) (55) And immediately the cat saw the orge no longer, but a little mouse running along on the floor.

(Puss in boots, Page.84) Ngoài ra, các mệnh đề đẳng lập còn có thể được nối kết với nhau bằng các từ như: “yet”, “so”, trong đó ta cũng có thể lược bỏ các đồng chủ ngữ trong các mệnh đề tiếp theo. Ví dụ:

(56) There was a connection that I did not understand, yet felt.

(57) I tried for the prison service and was turn down, so went to the jobcenter.

Về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép đẳng lập tiếng Anh, có một vấn đề mà chúng ta cần chú ý là: Khi chủ ngữ của mệnh đề thứ hai trở đi đồng sở chỉ với chủ ngữ của mệnh đề đầu và đồng thời trợ động

từ của hai chủ ngữ ấy cũng giống nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ cả thành phần chủ ngữ và trợ động từ tương ứng của nó. Ví dụ:

(58) Mary has washed the dishes, dried them, and put them in the cupboard.

(Mary đã rửa đĩa, lau khô, và xếp chúng vào giá đỡ)

Trong trường hợp trên, thành phần trợ động từ “ has” đã được tỉnh lược hồi chỉ cùng với chủ ngữ “Mary” trong hai vế của câu ghép đẳng lập đứng sau.

Ta cũng có thể thấy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập có thể xuất hiện dưới dạng câu hỏi, ví dụ:

(59) Did Peter tell lie and hurt his friends?

(Peter đã nói dối và làm bạn bè anh ấy tổn thương phải không?)

(60) Do you go to bed or stay up late now? (Bây giờ bạn đi ngủ hay thức khuya)

Các ví dụ trên cho ta thấy rằng cách liên kết bằng tỉnh lược hồi chỉ trong các mệnh đề đẳng lập không chỉ rút gọn câu văn mà còn đem lại hiệu quả ngữ dụng rất cao. Cách sử dụng tỉnh lược hồi chỉ như vậy không chỉ nhằm mục đích tránh lặp lại chủ ngữ đồng sở chỉ mà còn nhằm tăng tính liên kết và tính mạch lạc về nội dung giữa các mệnh đề. Hơn thế nữa cách liên kết này còn có tác dụng chỉ ra rằng giữa các mệnh đề đẳng lập có một quá trình gắn kết với nhau chứ không phải là các giai đoạn riêng rẽ. Để chứng minh điều này, chúng ta hãy xem xét ví dụ:

(61) Did Peter tell lie and hurt his friends?

(Peter đã nói dối và làm bạn bè anh ấy tổn thương phải không?)

Ta có thể nhận thấy trong ví dụ trên có một ý nghĩa ngầm ẩn, một mối quan hệ tương hỗ, nhân quả là: vì “Peter” đã nói dối (Peter tell lie), nên kết

quả của hành động ấy là anh ta đã làm bạn bè của anh ta bị tổn thương (hurt his friends). Đây là một câu hỏi và ta có thể trả lời là “Yes” (đúng) hoặc

“No” (sai). Nghĩa là ở đây, sự vắng mặt của chủ ngữ hay nói cách khác là hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong vế thứ 2 của câu ghép đẳng lập trên đã thể hiện được mối quan hệ ràng buộc, qua lại lẫn nhau giữa nội dung của hai vế.

Tuy nhiên, mối quan hệ ràng buộc này sẽ biến mất khi không có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ trong câu hỏi trên, nghĩa là:

- Did Peter tell lie and did he hurt his friends?

(Peter đã nói dối và làm bạn bè anh ấy tổn thương phải không?)

Trường hợp này không còn hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ nữa và ý nghĩa của câu hỏi trên cũng đã thay đổi, không còn sự liên kết, ràng buộc về ý nghĩa nội dung hai vế của câu ghép đẳng lập. Sự xuất hiện của cụm từ “did he” khiến chúng ta hiểu rằng: hành động Peter nói dối (Peter tell lie) và việc anh ta làm tổn thương bạn bè (he hurt his friends) dường như là hai quá trình, hai hành động tách biệt nhau hoàn toàn và có thể tương ứng với hai câu hỏi hoàn toàn khác nhau.

Như vậy có thể thấy rằng hiệu quả mà tỉnh lược hồi chỉ đem lại rất phong phú và khó có một phương tiện nào khác có thể thay thế nhiệm vụ của nó được. Đây là một trong những lí do mà hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ xảy ra phổ biến nhất là ở các câu ghép đẳng lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 49 - 53)