Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 56 - 61)

f. Đồng vị ngữ (Apposition)

2.2Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, thành phần chủ ngữ cũng là một thành phần thường được tỉnh lược hồi chỉ. Cũng giống như hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh, chủ ngữ được tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt phải đảm bảo đồng sở chỉ với chủ ngữ đã hiện diện trong tiền ngôn. Giá trị tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ chỉ có thể được thừa nhận khi ngôn cảnh cho phép người đọc xác lập được thành phần chủ ngữ đã được thay thế bằng zê rô.

2.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn + Trong văn bản: + Trong văn bản:

Nếu như trong tiếng Anh, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ thường xảy ra trong các câu ghép đẳng lập thì ở tiếng Việt, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xảy ra phổ biến hơn trong chuỗi câu, chủ yếu là câu đơn. Thông thường có một câu hoàn chỉnh làm cơ sở, xác lập ngữ cảnh cho các câu sau có thể tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ mà không ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung thông báo. Ví dụ:

(69) Vậy thì bà cứ ăn đi. Ăn đến kỳ no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói?

(Một bữa no, Nam Cao) Trong đoạn văn trên, ta thấy xuất hiện nhiều trường hợp tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ (đánh dấu bằng ). Đoạn văn trên có 4 câu đơn liên tiếp nhau, trong đó chỉ có câu đơn đầu tiên có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ “Vậy thì bà cứ ăn đi”. Chính câu đơn này đã xác lập tiền đề cho phép những câu đơn đứng sau vắng mặt thành phần chủ ngữ Ăn đến kỳ no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói”. Những câu đơn này chỉ còn lại thành phần vị ngữ là các ngữ động từ: “Ăn đén kỳ no.”; “Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn”; “ cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói”. Sự vắng mặt của thành phần chủ ngữ “bà” trong các câu tiếp theo đã góp phần làm cho các câu đơn ngắn gọn, súc tích hơn, tránh sự lặp lại không cần thiết. Hơn thế nữa, điều này còn giúp cho tác giả thực hiện ý đồ của mình: sự vắng mặt của thành phần chủ ngữ đã khiến cho người đọc có cảm giác như chính nhân vật đang nói lên suy nghĩ của mình như vậy.

Nếu như những trường hợp trên, các câu đơn có chứa chủ ngữ được tỉnh lược hồi chỉ và phần còn lại là các ngữ động từ, thì những ví dụ dưới đây là những câu đơn có tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, nhưng thành phần vị ngữ còn lại là các tính từ/ngữ tính từ. Ví dụ:

(70) Hùng tự thưởng cho mình bằng việc tạt vào hiệu và mua một cuốn sách. Một cuốn khá dày. Mới tinh. Thơm mùi mực và thơm mùi nước hoa cô hàng xinh đẹp.

Trong ngữ pháp tiếng Việt, câu đơn có vị ngữ là một danh từ hay danh ngữ thường phải đi kèm với hệ từ “là”. Vậy khi hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xuất hiện trong những kiểu câu này, nghĩa là khi chủ ngữ được lược bỏ, thành phần vị ngữ còn lại thường gồm: hệ từ "là" + danh từ /danh ngữ. Ví dụ sau là một trường hợp như vậy:

(71)Hắn đang ở giai đoạn sung sức. Đó là kết quả những ngày đi xuống xí nghiệp lăn lộn với anh em thợ như một người bạn. Là những đêm miệt mài,

không biết trời sáng từ bao giờ. Là những hình ảnh cố nắm bắt. những gì mong manh ẩn hiện mà hắn cố giữ lại, đóng đinh trên trang giấy.

Là tình yêu của hắn đối với Đảng....

(Chuyện kể năm 2000, Bùi Ngọc Tấn) Ví dụ trên là một trường hợp khá đặc biệt của tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn tiếng Việt. Trong đó, thành phần chủ ngữ vắng mặt trong các câu đơn mà chúng tôi có đánh dấu () có thể được khôi phục dễ dàng chính là từ “Đó” – chủ ngữ đã xuất hiện ngay trong câu đầy đủ đứng trước: “Đó là kết quả những ngày đi xuống xí nghiệp lăn lộn với anh em thợ như một người bạn”. Tuy nhiên, chủ ngữ thật sự được xác định trong đoạn văn trên chính là câu đơn đầu tiên: “Hắn đang ở giai đoạn sung sức”, hay nói cách khác, đại từ

“Đó” chính là đại từ thay thế cho cả câu đơn làm tiền đề đứng trước.

+ Trong hội thoại:

(72) Da bà xấu quá! Sao bà gầy thế?

- Chỉ đói đấy thôi, cháu ạ. Chẳng sao hết! - Lớp này bà ở cho nhà ai?

- Chẳng ở với nhà ai - Thế lại đi buôn à?

- Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.

(Một bữa no, Nam Cao) Người đọc dễ dàng nhận ra mối quan hệ giữa hai người đối đáp trong đoạn đối thoại trên thông qua các câu hỏi và trả lời. Đây là đoạn đối thoại giữa người bà và người cháu, giữa một người ở vai trên với một người ở vai thấp hơn. Chính mối quan hệ thân thiết đó khiến cho đoạn đối thoại này trở nên ngắn gọn, súc tích. Người hỏi là người cháu, ở vai dưới nên câu hỏi

thường gẫy gọn, có đầu có đũa, thể hiện sự lễ phép của người hỏi đối với người trả lời. Ngược lại, người trả lời ở đây là nhân vật ‘bà’, ở vai trên nên câu trả lời thường ngắn gọn, bỏ qua chủ ngữ mà chỉ tập trung nêu ra những thông tin cần thiết mà người hỏi đang trông đợi. Mặc dù tất cả các câu trả lời của người bà đều thiếu thành phần chủ ngữ, nhưng người đọc dễ dàng hiểu được rằng cả hai người đang nói về tình hình của nhân vật ‘bà’ – chính là người tham gia giao tiếp. Ở đây, tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ không đơn thuần làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích mà còn giúp thể hiện mối quan hệ thân thiết của những người tham gia đối thoại.

2.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xuất hiện phổ biến nhất trong các câu ghép đẳng lập. Lý do của tình trạng này có thể hiểu là vì thông thường các vế của câu ghép đẳng lập có cùng một thành phần chủ ngữ. Do vậy, việc lược bỏ thành phần chủ ngữ trong các vế của câu ghép đẳng lập được coi là giải pháp tối ưu, vừa tránh được sự lặp lại một cách nhàm chán của chủ ngữ, lại vừa giúp người viết (người nói) có thể diễn tả được nhiều hành động diễn ra liên tiếp nhau. Ví dụ:

(73) Những ngày nghỉ, vợ chồng ông chủ về Hà Nội, thằng Tê con bác bếp vẫn đậy nắp bể cho thật kín, rồi trèo lên mặt bể, co một chân lên bắt chước Lã Bố đi bài tẩu mã hoặc nhảy huỳnh huỵch để bắt chước Võ Tòng sát tẩu.

(Mò sâm banh, Nam Cao) Trong ví dụ trên, các vế liên tiếp của câu ghép đẳng lập có cùng chung một chủ ngữ là "thằng Tê", nên chủ ngữ này chỉ xuất hiện trong vế đầu tiên "thằng Tê con bác bếp vẫn đậy nắp bể cho thật kín", và được lược bỏ trong các vế tiếp theo. Trong các vế có chủ ngữ được tỉnh lược hồi chỉ, dạng thể hiện còn lại của vế đó là các động ngữ liên tiếp như: "trèo lên mặt bể", "co

một chân lên bắt chước Lã Bố đi bài tẩu mã", "nhảy huỳnh huỵch để bắt chước Võ Tòng sát tẩu". Tương tự như vậy, ta có các trường hợp tương tự như:

(74) Thường thường hắn đã ngủ một nửa ngày từ khi còn ở dọc đường và

vừa về đến nhà, chưa kịp thay quần áo, tháo giày, đã đổ như một khúc gỗ xuống bất cứ cái giường nào, ngủ say như chết..

(Đời thừa, Nam Cao) (75) Từ phải chờ khi con ngủ mệt, rón rén lừa con, dậy tháo giày, cởi quần tây cho hắn, luồn một cái gối xuống gáy hắn, và nhấc chân,

nhấc tay, đặt cho hắn nằm ngay ngắn lại...

(Đời thừa, Nam Cao) Trong tiếng Việt, tính từ là loại từ có khả năng đảm nhiệm chức năng vị ngữ trong câu. Do vậy, hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ mà phần vị ngữ còn lại là tính từ /tính ngữ cũng khá phổ biến trong câu ghép đẳng lập. Đây là một trường hợp như vậy:

(76) Lòng hắn không còn sôi nổi nữa, nhưng rũ buồn...

(Đời thừa, Nam Cao)

2.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ

Trong tiếng Việt, nếu như tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ xuất hiện khá phổ biến ở câu ghép đẳng lập thì ở câu ghép chính phụ, chúng ta sẽ thấy hiện tượng này rất ít khi xảy ra. Thông thường, câu ghép chính phụ trong tiếng Việt biểu hiện các mối quan hệ như nguyên nhân – hệ quả… và chủ ngữ trong vế chính và vế phụ thường không đồng sở chỉ với nhau, do vậy chúng ta có xu hướng diễn đạt đầy đủ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ.

Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ chỉ xảy ra trong một vài trường hợp nhất định, trong đó chủ ngữ được lược bỏ thường là chủ ngữ của vế đứng sau và bắt buộc phải đồng sở chỉ với chủ ngữ của vế trước. Ví dụ:

(77) Bé mặc vừa xinh và bé rất thích nên chẳng bao giờ chịu mặc chiếc áo nào khác.

(Cô bé quàng khăn đỏ, Tr69) Ví dụ trên là một câu ghép chính phụ chỉ nguyên nhân – hệ quả có chứa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ ở vế chính là ‘nên chẳng bao giờ chịu mặc chiếc áo nào khác’ . Ta hoàn toàn có thể phục hồi đầy đủ thành phần của câu ghép trên như sau:

- (Vì) bé mặc vừa xinh và bé rất thích nên bé chẳng bao giờ chịu mặc chiếc áo nào khác.

Tuy nhiên, nếu phục hồi thành phần chủ ngữ trong câu ghép trên thì ta sẽ thấy từ ‘bé’ được lặp lại 3 lần, làm cho câu văn thêm rườm rà một cách không cần thiết. Sự vắng mặt của chủ ngữ ‘bé’ trong vế chính không những không hề làm cho người đọc khó hiểu, mà còn làm cho câu văn ngắn gọn hơn. Đó là lý do mà tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ được áp dụng trong hoàn cảnh này. Tương tự, ta có ví dụ sau:

(78) Nhưng lão yêu tinh, mặc dù rất thích thưởng thức thịt con trai quay, vẫn chưa thỏa mãn. ( = lão yêu tinh)

(Cậu Giắc và Cây Đậu, Tr63)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 56 - 61)