2.2. Một số chính sách khuyến khích SME, SME phần mềm tiến
2.2.1. Chính sách hỗ trợ về tài chính
(1) Luật Khoa học và công nghệ (2000) đã quy định về mặt nguyên tắc những chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN, cụ thể là:
Ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN được sử dụng vào nhiều mục đích, trong đó có mục đích: “Trợ giúp doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm”
(Điều 37 khoản 3 điểm e). Đây là quy định rất phù hợp, tỏ rõ thái độ của Nhà nước trong đầu tư phát triển KH&CN nói chung, đầu tư phát triển KH&CN ở khu vực doanh nghiệp nói riêng và được khu vực doanh nghiệp rất ủng hộ, song trên thực tế các quy định này mới dừng lại ở quan điểm mà thiếu các biện pháp cụ thể để thực hiện. Vì vậy cho đến nay, việc phân bổ, cấp phát kinh phí và sử dụng kinh phí cho phát triển KH&CN trong khu vực doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
Đối với việc doanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN (Điều 38 Luật KH&CN) quy định: “Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển KH&CN nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; vốn đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm; doanh nghiệp được lập Quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát triển KH&CN; doanh nghiê ̣p đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH&CN thuộc lĩnh vực ưu tiên , trọng điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu ”. Theo đó, tại Nghị định 81 quy định chi tiết Luật KH&CN đã hướng dẫn: doanh nghiê ̣p được tính các khoản chi phí phát triển KH &CN vào chi phí hợp lý khi xác đi ̣nh thu nhâ ̣p chịu thuế, bao gồm các khoản chi cho nghiên cứu KH &CN, mua thông tin , tư liê ̣u công nghê ̣, sở hữu công nghiê ̣p và chi phí cho các hoa ̣t đô ̣ng sáng kiến, cải tiến kỹ thuâ ̣t, hợp lý hoá sản xuất ; các khoản đầu tư về công nghệ tạo thành tài sản cố đi ̣nh được phân bổ trừ dần vào chi phí sản xuất.
(2) Điển hình của việc Nhà nước hỗ trợ về tài chính cho hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động NC&TK nói riêng của doanh nghiệp là chính sách được quy định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Đây có thể coi là một bước tiến nhằm cụ thể hoá các chính sách tài chính để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN, là một chính sách ưu đãi hơn hẳn dành cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ tới 30% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới trong những ngành nghề mà Nhà nước ưu tiên.
Đây là một chủ trương của Nhà nước nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương này đã được các doanh nghiệp tham gia rất nhiệt tình. Chỉ riêng năm 2001 có 12 đề tài được phê duyệt với tổng kinh phí hỗ trợ là 8,88 tỉ đồng10. Năm 2003 có 26 đề tài, năm 2004 có 36 đề tài11
của doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí theo Nghị định này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp không biết đến chính sách ưu đãi dành cho mình của Nghị định 119/1999/NĐ-CP, đặc biệt là các doanh nghiệp ở xa Hà Nội. Có tình trạng này một phần là do phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ và hạ tầng thông tin còn thấp kém. Tại buổi tổng kết thực hiện Nghị định 119 của các doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hoá do Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hoá tổ chức năm 2002 thì phần lớn các doanh nghiệp (chủ yếu là nhỏ và vừa) trên địa bàn tỉnh không biết đến các chính sách ưu đãi tại Nghị định này. Trường hợp có những doanh nghiệp biết, nhưng cho rằng thủ tục để nhận được kinh phí hỗ trợ sẽ rất phức tạp, phiền hà, qua nhiều công đoạn nên họ đã bỏ qua. Ngay tại Hà Nội cũng có rất nhiều doanh nghiệp không biết đến chính sách ưu đãi này và họ cho rằng đây cũng chỉ là một trong rất nhiều quy định của Nhà nước không đến được với người dân. Thiết nghĩ chúng ta nên có những cách phổ biến pháp luật và hệ thống đảm bảo thông tin mang lại hiệu quả hơn.
Tóm lại, một số chính sách được quy định tại Nghị định 119/1999/NĐ-CP nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN đã được giới doanh nghiệp rất ủng hộ, đây là một trong những biện
10 Đặng Ngọc Bảo: Cần nhanh chóng giải quyết kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học theo Nghị định 119. Tạp chí hoạt động khoa học, số 12/2002, tr.48.
pháp nhằm gắn kết nghiên cứu với sản xuất, hỗ trợ đẩy nhanh ứng dụng kết quả NC&TK ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên các chính sách hỗ trợ ở đây còn mang tính “thời vụ”. Nhiều doanh nghiệp sau khi được hỗ trợ, nghiên cứu xong là xong và không có một hoạt động gì tiếp theo, vì vậy cũng không thay đổi được về căn bản nhận thức và hành động của doanh nghiệp đối với hoạt động NC&TK.