Một số giải pháp gián tiếp nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 83 - 89)

3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động NC&TK trong SME

3.2.6. Một số giải pháp gián tiếp nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực

cạnh tranh của các SME phần mềm

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ và vừa với nhau và giữa các SME phần mềm với các doanh nghiệp lớn ngành CNTT để cùng hợp tác nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích thành lập các hiệp hội để hỗ trợ cho phát triển các mối liên kết này;

- Thiết lập và hỗ trợ phát triển các mối liên kết giữa các doanh nghiệp phần mềm với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về CNTT để tăng cường hoạt động NC&TK trong SME phần mềm;

- Khuyến khích các SME phần mềm hợp tác với nước ngoài trong gia công, sản xuất phần mềm;

- Ưu tiên đầu tư cho các dự án NC&TK sản phẩm phần mềm của các doanh nghiệp theo tiêu chí tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Hoạt động NC&TK trong SME nói chung, SME phần mềm nói riêng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về mặt lý thuyết, cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia cho thấy đổi mới là một quá trình tác động tương hỗ qua lại với nhau. Đổi mới là một hoạt động tất yếu của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia. Hoạt động NC&TK là một trong những nguồn của quá trình đổi mới.

Về mặt thực tiễn, các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng hơn tới hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp. Ngành công nghiệp phần mềm là ngành mà sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao. Việc đầu tư cho quá trình nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp không chỉ tham gia vào quá trình gia công phần mềm mà còn thiết kế, sản xuất những phần mềm đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, các SME phần mềm chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa. Việc tiến hành hoạt động NC&TK rất nhỏ lẻ, hầu hết đều không có bộ phận NC&TK trong doanh nghiệp. Vì thế đầu tư về tài chính cho hoạt động này đã không được các doanh nghiệp coi trọng. Bên cạnh đó nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Chính vì vậy hơn lúc nào hết các SME phần mềm rất cần một môi trường thuận lợi để hoạt động và phát triển.

Việc tạo môi trường thuận lợi để SME phát triển là nhiệm vụ của Nhà nước. Các SME không thể phát triển tự thân theo hướng phát triển của thị trường mà không có sự can thiệp của Nhà nước. Sự tác động của Nhà nước là rất quan trọng, rất cơ bản. Ở nước ta, đối với ngành còn rất mới như công nghiệp phần mềm thì việc hỗ trợ, định hướng của Nhà nước lại càng cần thiết để giúp cho các SME phần mềm phát triển nhanh hơn và đóng góp

nhiều hơn cho nền kinh tế. Với vai trò “bà đỡ”, Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng mà không thể một tổ chức, hiệp hội nào có thể thay thế được trong cơ chế thị trường hiện nay.

Những giải pháp mà đề tài đề xuất trên đây mang tính khuyến nghị trên cơ sở các nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và thực trạng hoạt động NC&TK trong các SME phần mềm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ Thông tin và truyền thông, Hội thảo quốc gia về công nghiệp CNTT trong xu thế đầu tư mới, Hà Nội, tháng 11 năm 2008.

2. Bộ Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 2005.

3. Bộ KHCN&MT, Ban quản lý khu công nghệ cao Hoà Lạc: Cơ hội tham gia đầu tư mạo hiểm phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam, Hà Nội, tháng 12-2000.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 quy định chi tiết một số điều của Luật KH&CN. 6. Diễn đàn Kinh tế - Tài chính, Hội đồng phân tích kinh tế: Đổi mới và

tăng trưởng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

7. Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC: Báo cáo đánh giá về chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của Việt Nam, Hà Nội, tháng 12-1997. 8. Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, Thế giới vi tính: Niên giám CNTT

truyền thông Việt Nam 2007, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

9. Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, Thế giới vi tính: Niên giám CNTT truyền thông Việt Nam 2008, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

10.Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, Kết quả điều tra 89 doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố năm 2005.

11. Nguyễn Hữu Hùng, Thông tin - từ lý luận tới thực tiễn, Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội, 2005.

12.Nguyễn Việt Hoà, Đề tài cấp bộ, Nghiên cứu tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN, Hà Nội, 2007.

13. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khoa học và công nghệ, 2000.

14.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Chuyển giao công nghệ, 2006.

15.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật CNTT, 2006.

16.Tạp chí Nghiên cứu châu Âu: Đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Cộng hoà liên bang Đức, Số 2-1999.

17.Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2008.

18.Tổng luận Khoa học, kỹ thuật, kinh tế: Năng lực công nghệ và chiến lược đổi mới của doanh nghiệp. Số 2(132)/1999.

19.Tổng luận Khoa học, công nghệ, kinh tế: Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp. Số 9-2000 (151).

20.Tổng luận Khoa học, công nghệ, kinh tế: Hệ thống đổi mới quốc gia của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, Số 4-2006.

21. Trần Ngọc Ca, Đề tài cấp bộ, Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và NC-TK trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam, Hà Nội 1999.

22.Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Sở Bưu chính viễn thông,

Chương trình phát triển doanh nghiệp phần mềm TP. Hồ Chí Minh,

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6/2005.

23.Vũ Quốc Tuấn, Hoàng Thu Hoà (Chủ biên): Phát triển SME: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển SME ở Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2001.

Tài liệu tiếng Anh

1. OECD science, technology and industry outlook 2002: country response to policy questionnaire (China).

2. OECD science, technology and industry outlook 2008.

3. Rustam Lalkaka, President, Business and technology development strategies LLC: National Innovation system: role of research organizations and enterprises.

4. J. Adam Holbrook, Centre for policy research on science and technology, Simon fraser University, Vancouver, Canada: Innovation happens in systems: Implications for science, technology and innovation policy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)