Trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, SME ngành CNTT mà đề tài giới hạn nghiên cứu đó là doanh nghiệp phần mềm. Đây là một lĩnh vực tương đối mới ở nước ta, có giá trị gia tăng lớn và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Doanh nghiệp phần mềm là doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm phần mềm, gia công phần mềm và làm dịch vụ phần mềm.
Theo Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT về công nghiệp CNTT thì, hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm
Sản phẩm công nghiệp phần mềm là chương trình và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
Gia công phần mềm là hoạt động trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên thuê gia công.
Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Năm 2005, Hội tin học TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành điều tra 89 doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố. Trong số 89 doanh nghiệp này chỉ có 4 doanh nghiệp có quy mô lớn, còn lại 84 doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Đây là những số liệu đáng tin cậy đã được Sở Bưu chính, viễn thông TP. Hồ Chí Minh sử dụng trong quá trình xây dựng Chương trình phát triển doanh nghiệp phần mềm TP. Hồ Chí Minh 2006-2010. Vì Đề tài không có điều kiện tiến hành điều tra trên diện rộng nên sẽ sử dụng những số liệu từ cuộc điều tra này như là những số liệu thứ cấp.
2.3.1. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
Ở Việt Nam, công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp mới và khá trẻ. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm trở lại đây. Đây là ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cao và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và là một trong những ngành kinh tế tri thức sản xuất những sản phẩm trí tuệ. Đó cũng là điểm khác biệt với các ngành công nghiệp truyền thống khác, nơi sản xuất ra những sản phẩm vật chất thông thường, hoặc các dịch vụ được tiêu thụ ngay.
Ở Việt Nam, thị trường phần mềm trong những năm qua có sự tăng trưởng nhanh và chủ yếu là thị trường nội địa. Tuy nhiên phần lớn thị trường nội địa hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào sức mua của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn, các cơ quan Chính phủ. Điều này xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2000 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng trung
bình của thị trường phần mềm nội địa khoảng 32%12, và tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ phần mềm khoảng trên 35%13
. Bảng 3 dưới đây trình bày sự biến động về doanh số ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006.
Bảng 3. Doanh số ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam 2002- 2006 (triệu USD)
Năm Phục vụ thị
trƣờng nội địa Gia công/ xuất khẩu Tổng
2002 65 20 85
2003 90 30 120
2004 125 45 170
2005 180 70 250
2006 255 105 360
Nguồn: Niên giám CNTT-TT Việt Nam 2008
Nhìn vào bảng trên, năm 2006, ngành công nghiệp phần mềm đạt doanh số 360 triệu USD, tăng 44% so với năm trước, trong đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (chiếm 72,8%) và 105 triệu USD từ gia công xuất khẩu (chiếm 29,2%). Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 50%, thị trường phần mềm, dịch vụ trong nước tăng 41,6%. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Năm 2007, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam đứng thứ 98 trên tổng số 102 nước được xếp hạng.
Tính đến năm 2007, cả nước ta có khoảng 4000 doanh nghiệp14
có đăng ký sản xuất kinh doanh về phần mềm nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 750 doanh nghiệp đang thực sự sản xuất phần mềm, trong đó số doanh
12 Danh bạ sản phẩm, dịch vụ phần mềm ưu việt Việt Nam 2007, Nhà xuất bản bưu điện, 2008.
13 Danh bạ sản phẩm, dịch vụ phần mềm ưu việt Việt Nam 2007, Nhà xuất bản bưu điện, 2008, Sđd
nghiệp có trụ sở chính đóng tại Hà Nội chiếm khoảng 40% (khoảng 300 doanh nghiệp), ở TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 52% (khoảng 390 doanh nghiệp), và ở các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 8% (khoảng 60 doanh nghiệp). Cơ cấu doanh nghiệp phần mềm ở nước ta hiện nay xếp theo sở hữu có tỷ lệ như sau:
- Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân: 86%
- Doanh nghiệp nhà nước: 6%
- Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 8%
Bảng 4. Số doanh nghiệp phần mềm hiện đang hoạt động trong cả nước (tính tới năm 2007).
Doanh nghiệp phần mềm Số lượng Tỉ lệ Hà Nội 300 40% TP. Hồ chí Minh 390 52% Các tỉnh khác 60 8% Cả nước 750 100%
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê trong niên giám CNTT-TT Việt Nam 2007
Trong số các doanh nghiệp phần mềm đó, phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, tới 93%, tức là khoảng 697 doanh nghiệp và chỉ có khoảng 7% (53 doanh nghiệp) là doanh nghiệp lớn. Chỉ riêng doanh nghiệp phần mềm có số lao động dưới 50 người đã chiếm tới 70% tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam15
. Như vậy, bức tranh của doanh nghiệp phần mềm nhỏ và vừa có thể thấy qua bức tranh doanh nghiệp phần mềm cả nước. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương thu hút được nhiều nhất các doanh nghiệp phần mềm, vì ở đây có lợi thế về hạ tầng, nguồn nhân lực dồi dào và tập trung các khu công nghiệp phần mềm, các trung tâm phần mềm lớn. Các địa phương
khác đang nỗ lực phát triển hạ tầng và ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút hoạt động sản xuất, dịch vụ phần mềm16
.
Bảng 5. Quy mô doanh nghiệp phần mềm tính theo số lao động tại TP. Hồ Chí Minh (tính đến tháng 6/2005)
Số lao động trong doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ
Dưới 30 người 321 86% Từ 30 đến dưới 50 người 19 5,5% Từ 50 đến dưới 100 người 19 5,5% Từ 100 đến dưới 300 người 6 1,6% Từ 300 đến dưới 500 người 6 1,6% Trên 500 người 1 0,4% Tổng số 372 100%
Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005
Bảng 6. Doanh thu bình quân/năm của doanh nghiệp phần mềm TP. Hồ Chí Minh Doanh thu phần mềm bình quân/ năm Số lượng Tỷ lệ Dưới 500 triệu đồng 29 35% 500 - 750 triệu đồng 9 11% 750 - 1,5 tỷ đồng 16 19% 1,5 - 4,5 tỷ đồng 11 13% 4,5 - 7,5 tỷ đồng 7 8% 7,5 - 15 tỷ đồng 6 7% 15 - 30 tỷ đồng 2 2% Trên 30 tỷ đồng 4 5% Tổng cộng 83 100%
Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005.
16 Tỉnh Quảng Trị đã có Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT giai đoạn 2008-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 398/QĐ-UB ngày 28/2/2008. Tỉnh Nghệ an cũng có Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 26/6/2007. Tỉnh Ninh Thuận có Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020…
Nhìn vào bảng trên, có tới 98% doanh nghiệp phần mềm tại TP. Hồ Chí Minh có quy mô nhỏ và vừa, trong đó chiếm đa số (tới 86%) là doanh nghiệp dưới 30 lao động, còn doanh nghiệp có trên 100 lao động chỉ là 1,6%.
Như vậy qua các số liệu trình bày trên đây có thể thấy doanh nghiệp phần mềm ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, chiếm tới 93%. Trong số đó doanh nghiệp có trên 100 lao động là rất ít, mà chiếm đa số là doanh nghiệp có dưới 30 lao động.
Lĩnh vực hoạt động: Các hoạt động phần mềm của doanh nghiệp
phần mềm chủ yếu theo 2 hướng chính, đó là:
Sản xuất phần mềm (tạo ra phần mềm đóng gói hoặc phần mềm theo đơn đặt hàng);
Gia công phần mềm, thực hiện các dịch vụ phần mềm (cài đặt và hướng dẫn sử dụng, chuyển giao/ cung cấp các giải pháp phần mềm, tư vấn...).
Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động khác không thuộc lĩnh vực phần mềm, như sản xuất, kinh doanh thiết bị phần cứng..., tuy nhiên chỉ được coi là doanh nghiệp phần mềm khi doanh số thu được từ hoạt động phần mềm chiếm ít nhất 50%17
tổng doanh số về CNTT của doanh nghiệp.
2.3.2. Đặc thù sản phẩm phần mềm và vai trò của hoạt động NC&TK trong SME phần mềm NC&TK trong SME phần mềm
Khái niệm phần mềm (software) ra đời để phân biệt với khái niệm phần cứng (hardware) là các thiết bị - máy tính. Hiểu một cách nôm na thì
phần mềm là những chương trình điều khiển, được cài đặt bên trong máy tính, giúp người sử dụng ra lệnh cho máy tính bằng những tín hiệu tương thích để máy tính có thể hiểu được. Nhờ có phần mềm, máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà con người đặt ra. Không có phần mềm, máy tính sẽ mất giá trị sử dụng. Phần mềm do con người viết (sản xuất) ra để phát huy hiệu quả máy tính. Vì vậy làm phần mềm đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng của công nghệ cao. Nhận thức về phần mềm và giá trị của chúng ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội nước ta và đã được thể chế hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.
Xét cho cùng, sản phẩm phần mềm không giống như những sản phẩm vật chất thông thường khác như cái xe đạp, cái quạt, cái bút... mà là sản phẩm chứa đựng hàm lượng tri thức lớn. Tri thức đó được thể hiện dưới dạng các giải pháp công nghệ hàm chứa trong những vật mang tin. Vật mang tin đó có thể là vật mang vật lý (tài liệu, đĩa mềm, băng hình...) hoặc vật mang công nghệ (những vật dụng mà thông qua nó con người hiểu được những thông tin về nguyên lý vận hành, chức năng của nó..., ví dụ: máy tính có cài đặt phần mềm quản lý kế toán, quản lý nhân sự, quản trị doanh nghiệp...).
Mục đích của phần mềm là giúp con người thực hiện những nhiệm vụ do chính con người đặt ra một cách tốt nhất, nhanh nhất, chính xác nhất thay cho cách làm thủ công vốn mang lại hiệu quả thấp. Đặc biệt trong xã hội công nghệ thông tin như hiện nay thì việc sử dụng những phần mềm trợ giúp là không thể thiếu được. Về phía người sử dụng, họ luôn mong muốn có những phần mềm ưu việt nhất. Nói khác đi những phần mềm này luôn luôn phải được đổi mới, cập nhật để đáp ứng với yêu cầu của người sử dụng. Do
vậy về phía nhà sản xuất phần mềm (các doanh nghiệp) rất cần thiết nghiên cứu, sáng tạo để thực hiện các đổi mới.
2.3.3. Tổ chức thực hiện hoạt động NC&TK trong SME phần mềm
Hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp phần mềm và việc thành lập các tổ chức NC&TK trong các doanh nghiệp phần mềm đã được Nhà nước khuyến khích thực hiện bằng những quy định pháp lý. Tại điều 1, mục II.5 Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005 quy định:
“Khuyến khích thành lập các cơ sở nghiên cứu - triển khai về CNTT trong
các doanh nghiệp CNTT thuộc mọi thành phần kinh tế”. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ và vừa thực hiện hoạt động NC&TK còn rất nhỏ lẻ, chưa thành hệ thống, thể hiện ở một số điểm sau:
- Các nghiên cứu của doanh nghiệp hầu hết đều không được tiến hành dài hơi mà thường được tổ chức dưới dạng các sáng kiến, hoặc vừa nghiên cứu vừa sản xuất (viết) phần mềm.
- Việc thành lập các tổ chức NC&TK trong SME phần mềm thì hầu như không có. Các nghiên cứu (nếu có) do các phòng có liên quan khác thực hiện18. Trên thực tế lãnh đạo các doanh nghiệp này cũng chưa có ý định thành lập một bộ phận NC&TK riêng biệt. Đây cũng là một thực tế chung không chỉ trong các SME phần mềm mà trong cả khu vực doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
2.3.4. Đầu tư tài chính cho hoạt động NC&TK trong SME phần mềm
Đối với các SME phần mềm, nhìn chung năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao còn ít, chưa có kinh nghiệm tiếp thị (marketing). Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm chưa đủ năng lực tài chính để có thể đầu tư cho các hoạt động NC&TK, đào tạo nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy nguồn tài chính dành cho hoạt động NC&TK rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp con số này là không đáng kể, thậm chí là không có đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo nguồn thống kê của Hội tin học TP. Hồ Chí Minh cho thấy, có tới 33% doanh nghiệp có tổng chi phí cho cả NC&TK và đào tạo dưới 5% tổng chi phí, 18% doanh nghiệp chi trên 20% tổng chi phí.
Bảng 7. Chi NC-TK và đào tạo tại DN phần mềm TP. Hồ Chí Minh
Chi NC-TK, đào tạo Số lượng DN Tỷ lệ
Dưới 5% 25 33%
Đến 10% 22 30%
Trên 10% 14 19%
Trên 20% 13 18%
Tổng cộng 74 100%
Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005.
Trong các SME phần mềm hiện nay đang rất thiếu vốn để sản xuất và phát triển phần mềm, điều đó kéo theo nguồn kinh phí NC&TK của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Hiện nay các giải pháp hỗ trợ không khả thi bởi chỗ việc vay vốn ở ngân hàng phải thế chấp, song sẽ không thoả đáng vì là doanh nghiệp sản xuất phần mềm nên không có tài sản để thế chấp.
Sự thiếu đầu tư cho hoạt động NC&TK (nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm) và đào tạo nhân lực là nguyên nhân dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp phần mềm. Hơn nữa nhiều SME đã không lượng được sức mình, muốn kinh doanh phần mềm đóng gói trong khi thị
trường này rất cạnh tranh, mà bỏ qua thị trường làm dịch vụ phần mềm.
2.3.5. Nguồn nhân lực NC&TK trong các SME phần mềm
Công nghiệp phần mềm được các nước đánh giá là ngành công nghiệp của nhân lực trình độ cao, của lao động trí tuệ, thế nhưng cái cốt lõi ấy các SME phần mềm ở Việt Nam đang còn rất yếu. Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Hiệp hội phần mềm Việt Nam Vinasa thì "Tất cả các quốc gia thành công về phần mềm đều có một đặc điểm chung là công tác đào tạo