3.1. Định hướng phát triển hoạt động NC&TK trong SME CNTT
3.1.2. Nhà nước giữ vai trò “bà đỡ” cho các SME phần mềm
Trên thế giới, ngành công nghiệp phần mềm đã được phát triển từ những năm 70, 80 thì ở Việt Nam ngành công nghiệp phần mềm là một ngành công nghệ cao còn khá mới mẻ, song được đánh giá là một ngành công nghiệp nhiều tiềm năng và là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Phát triển công nghiệp phần mềm là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Các chủ trương, chính sách tập trung vào xây dựng và phát triển ngành công nghiệp mới này của Đảng và Nhà nước mới chỉ bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây. Cũng như sự trưởng thành của bất cứ ngành công nghiệp nào, yếu tố quyết định thành công của công nghiệp phần mềm liên quan đến khả năng huy động, tập hợp các nguồn vốn đầu tư, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, mức độ chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm và dịch vụ... Ngoài ra việc đầu tư để tạo ra và ứng dụng tri thức KH&CN chính là đòn bẩy chiến lược để các doanh nghiệp đổi mới và phát triển.
Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ và vừa chiếm tới 93% tổng số doanh nghiệp phần mềm. Theo đánh giá của Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh20, thì có tới 40% doanh nghiệp phần mềm ngưng hoạt động sau một thời gian và số doanh nghiệp phần mềm tồn tại được chiếm 60% tổng số doanh nghiệp phần mềm. Con số này không phải là khả quan đối với một ngành có triển vọng như công nghiệp phần mềm. Lý do chủ yếu khiến các doanh nghiệp ngưng hoạt động là thiếu vốn, kinh doanh
thua lỗ, nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp cũng như khả năng quản trị doanh nghiệp còn yếu.... Trong khi đó, các doanh nghiệp phần mềm vẫn phải chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, môi trường xã hội, trong đó có yếu tố quan trọng là tác động của hệ thống chính sách của Nhà nước.
Với tất cả những thực tế này, các SME phần mềm hiện nay đã, đang và sẽ rất cần sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước sẽ tạo những cơ hội tốt nhất để ngành công nghiệp phần mềm phát triển như: ưu đãi về thuế, tín dụng; đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho hoạt động phần mềm; hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động NC&TK, hoạt động đổi mới của SME