Giải pháp về nguồn nhân lực cho các SME phần mềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 78 - 80)

3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động NC&TK trong SME

3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực cho các SME phần mềm

a) Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực CNTT, nhân lực phần mềm thông qua đào tạo đại học

Ngành CNTT nói chung, công nghệ phần mềm nói riêng là ngành kinh tế thâm dụng tri thức, do vậy nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ cao là yếu tố quyết định thành công trong quá trình phát triển của ngành. Nhận thức được điều này, thời gian qua trong nước số lượng các trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT ngày một tăng, nhưng nghịch lý ở đây là các doanh nghiệp, các SME phần mềm vẫn không đủ nhân lực theo đúng yêu cầu. Nguyên nhân của vấn đề này là từ cả 2 phía. Về phía các cơ sở đào tạo chưa đảm bảo chất lượng nhân lực đào tạo. Các trường mọc lên như nấm nhưng chất lượng không được đảm bảo. Chỉ tính riêng từ năm 2006 đến năm 2007 đã có thêm 19 trường đại học vừa công lập vừa tư thục có đào tạo ngành CNTT được thành lập trong cả nước. Nội dung và chương trình đào tạo chưa gắn với thực tế và chưa đổi mới kịp với tốc độ phát triển của ngành.

“Các kỹ sư phần mềm được đào tạo ra chỉ như là những người thợ mà không thể tham gia thiết kế, chế tạo”21

. Về phía các SME phần mềm, hầu hết đều phải đào tạo lại những kỹ sư phần mềm mới tuyển dụng. Tuy nhiên, do không có nguồn tài chính dồi dào để đào tạo lại nên các SME phần mềm

muốn tuyển dụng được những kỹ sư đáp ứng yêu cầu sử dụng ngay, vì thế đã gặp khó khăn.

Giải pháp: Chương trình đào tạo CNTT cần được thay đổi từ gốc, tức

là từ giáo trình giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng. Chúng ta nên tham khảo những nước có kinh nghiệm trên thế giới như Mỹ. Chương trình đào tạo không nên quá chú trọng vào lý thuyết mà phải gắn với thực hành, thường xuyên được cập nhật, được đổi mới cho phù hợp với quá trình phát triển của ngành CNTT nói chung, ngành công nghiệp phần mềm nói riêng. Ngoài ra, nên thu hút đầu tư của các tổ chức đào tạo quốc tế có uy tín, các chuyên gia CNTT hàng đầu tham gia đào tạo nhân lực cho công nghiệp phần mềm Việt Nam.

b) Nâng cao năng lực nghiên cứu cho doanh nghiệp thông qua đào tạo sau đại học

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để nâng cao năng lực nghiên cứu cho nhân lực trong các SME, nên tạo điều kiện, khuyến khích cho các doanh nghiệp nói chung, SME phần mềm nói riêng được tham gia các chương trình đào tạo sau đại học về chính sách KH&CN, quản lý KH&CN. Đây cũng là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN đã và đang thực hiện chức năng đào tạo sau đại học ngành chính sách KH&CN. Tuy nhiên yêu cầu tuyển sinh đối với ngành này phải là những người làm việc trong ngành từ 2 năm trở lên. Chính quy định này đã không khuyến khích được khu vực doanh nghiệp tham gia. Trong khi đó việc tham gia đào tạo sau đại học chuyên ngành chính sách KH&CN sẽ giúp nâng cao năng lực nghiên cứu, khả năng tư duy, từ đó sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động nghiên cứu trong khu vực doanh nghiệp.

Giải pháp: Khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp

tham gia đào tạo sau đại học chuyên ngành chính sách KH&CN, quản lý KH&CN.

c) Tăng cường nhân lực CNTT, nhân lực phần mềm thông qua việc thu hút chuyên gia giỏi ở nước ngoài về nước làm việc

Giải pháp: Có những biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách khuyến khích chuyên gia phần mềm Việt kiều về nước làm việc trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, như: chế độ lương, khen thưởng, chế độ nhà ở, các ưu đãi về thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)