Tranh chấp chủ quyền biển bảo ngày một gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 31 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Bối cảnh chính trị an ninh châ uÁ hiện nay

1.1.2. Tranh chấp chủ quyền biển bảo ngày một gia tăng

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã là một vấn đề nổi cộm từ lâu và đang có những diễn biến phức tạp mới trong ngoại giao láng giềng tại châu Á. Các quốc gia liền kề nhau luôn tồn tại một hay nhiều tranh cãi về vấn đề đường biên giới và sự việc này đã có lịch sử lâu đời. Ví dụ như: Tranh chấp lãnh thổ giữa Pakistan và Ấn Độ năm 1947, Tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962, Chiến tranh biên giới Việt Nam – Trung Quốc năm 1979…Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp chủ quyền không chỉ còn là những tranh chấp về lãnh thổ trên đất liền nữa mà mở rộng ra lãnh thổ ở vùng biển ngoài khơi.

Hiện nay, tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Đông Bắc Á và Đông Nam Á là hai khu vực chính có nhiều cuộc tranh chấp lãnh thổ biển đảo nhất tại châu Á hiện nay. Ở Đông Bắc Á, trung tâm của các cuộc cạnh tranh chủ quyền là vụ tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với chủ quyền quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản – Điếu Ngư theo cách gọi của các nhà cầm quyền Trung Quốc. Ngoài ra còn có tranh chấp Nga – Nhật, Nhật – Hàn…Khu vực thứ hai về tranh chấp là Đông Nam Á, nơi diễn ra cuộc cạnh tranh đầy quyết liệt tại Biển Đông giữa một bên là Trung Quốc và bên còn lại là các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…

Các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ biển đảo đang diễn ra tại khu vực Đông Bắc Á như: tranh chấp Nhật - Nga về quần đảo Kuril mà phía Nhật Bản gọi là lãnh thổ phương Bắc, tranh chấp Nhật - Trung về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và tranh chấp Nhật - Hàn về Takeshima (Dokdo), vấn đề eo biển Đài Loan…đã diễn ra từ hàng thập kỉ nay, đầu tiên chỉ là các cuộc cạnh tranh ngấm ngầm nhưng càng ngày mức độ nghiêm trọng càng được đẩy lên cao khi mà Chính phủ của các quốc gia có tranh chấp Nhật Bản, Trung

Quốc, Nga, Hàn Quốc đều khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với các khu vực tranh chấp, thậm chí đưa khu vực đang tranh chấp vào sách giáo khoa.

Trong số các tranh chấp như nêu trên thì tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang là một trong những vấn đề có tính thời sự nhất hiện nay ở khu vực Đông Bắc Á. Cả hai phía Nhật Bản và Trung Quốc đều đưa ra những chứng cứ để chứng minh chuỗi đảo này thuộc chủ quyền quốc gia mình. Senkaku (Điếu Ngư) là quần đảo nằm ở phía Nam lãnh thổ Nhật Bản, nằm trong vùng biển phía đông của biển Hoa Đông Trung Quốc. Nhật Bản chiếm giữ các hòn đảo không người ở vào năm 1895, ít lâu sau khi hiệp ước Shimonoseki chấm dứt cuộc chiến tranh đầu tiên giữa nhà Thanh của Trung Quốc với Nhật. Kể từ đó, hòn đảo này nằm trong sự quản lý của Tokyo. Trong một thời gian dài Trung Quốc không thực sự quan tâm đến điều này, Bắc Kinh và Đài Loan chỉ bắt đầu yêu sách chủ quyền từ những năm 1970. Năm 1971, khi Mỹ đặt ra yêu cầu trao trả quần đảo Điếu Ngư cho Nhật Bản thì những phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc bắt đầu xảy ra, và một cuộc tranh giành ngấm ngầm quần đảo này giữa Nhật và Trung bắt đầu diễn ra từ đó đến nay [68, tr.78-79]. Năm 2010, Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) gây ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng được đánh dấu bằng việc Bắc Kinh tạm thời phong tỏa xuất khẩu đất hiếm cho Nhật. Đáp trả lại, Trung Quốc thường xuyên cho tàu tuần tra đi vào khu vực tranh chấp. Cuối tháng 9/2012, Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa chuỗi đảo này từ những người chủ tư nhân.Các tàu tuần duyên Nhật – Trung thường đối đầu nhau ở vùng biển xung quanh. Cuối năm 2013, Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, bao trùm cả vùng đảo tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư). Nhật Bản cũng đã đưa ra những biện pháp cứng rắn như cho phép lực lượng phòng vệ bắn hạ những máy bay không người lái xâm phạm không phận Nhật Bản. Năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí đầu tiên vào hoạt động ở

vùng biển Hoa Đông trong phạm vi của chuỗi đảo tranh chấp làm cho chính quyền Nhật Bản phản ứng dữ đội. Kể từ năm 2015, tàu tuần duyên của Trung Quốc thường xuyên đi vào vùng lãnh hải tranh chấp, hải quân hai nước cũng thường xuyên tập trận với quy mô lớn tại vùng lãnh hải này gây nên những căng thẳng an ninh hàng không cho toàn khu vực.

Do những tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông cùng với những tranh cãi về nhận thức lịch sử mà mối quan hệ hai nước Nhật Bản – Trung Quốc đã trở nên căng thẳng hơn rất nhiều trong những năm gần đây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khiến cho an ninh khu vực lâm vào tình trạng bất ổn vì Nhật Bản và Trung Quốc là hai cường quốc lớn nhất trong khu vực Đông Bắc Á và diễn biến của mối mối quan hệ Nhật - Trung chi phối đến tình hình chính trị và an ninh trong khu vực này. Cuộc tranh chấp lãnh thổ này cũng là nguyên nhân gây bất ổn lớn nhất đối với tình hình an ninh – chính trị của khu vực Đông Bắc Á và ảnh hưởng đến cục diện chính trị toàn khu vực. Đây là cuộc đối đầu của hai cường quốc hàng đầu thế giới, tính nghiêm trọng của nó buộc “người lãnh đạo” Mỹ phải có sự can thiệp gây nên một cục diện phức tạp nhất hiện nay về an ninh – chính trị tại khu vực.

Tuy không nổi cộm như tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Nga đối với nhóm đảo Kuril và tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về chủ quyền đảo Tekeshima (Dokdo) cũng là những vấn đề góp phần làm cho môi trường an ninh khu vực thêm phức tạp.

Quần đảo Kuril, nằm ở vùng Sakhalin của Nga, hình thành nên một biển đảo núi lửa kéo dài 1.300 km từ Hokkaido, Nhật Bản, tới Kamchatka, Nga, phân chia biển Okhotsk với Bắc Thái Bình Dương. Có 56 hòn đảo thuộc quần đảo này và rất nhiều các khối đá nhỏ khác. Toàn bộ diện tích trên đảo là 15.600 km2 và dân số là 19.000 người. Nga tuyên bố mọi hòn đảo đều thuộc lãnh thổ Nga, nhưng Nhật Bản cho rằng 4 hòn đảo xa nhất ở phía nam là

thuộc nước họ, dẫn đến tranh chấp kéo dài giữa hai nước1. Quần đảo Kuril nằm giữa vùng nước có cuộc sống hải dương dồi dào và phong phú bậc nhất Thái Bình Dương. Quần đảo có giá trị kinh tế chiến lược về nghề cá và khai thác khoáng sản.Trong cuộc chiến Nga Nhật năm 1904-1905, Nhật chiếm đóng bờ biển Kamchatka nhưng sau đó bị quân Nga đẩy lùi. Sau khi cuộc chiến kết thúc, Nga cho phép Nhật đánh bắt cá tại vùng biển này theo hiệp định đánh bắt cá Nga - Nhật kéo dài đến năm 1945. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc năm 1945, quân đội Liên Xô giữ kiểm soát toàn bộ quần đảo Kuril nhưng Nhật vẫn đòi quyền sở hữu 4 hòn đảo ở cực nam là Kunashir, Iturup, Shikotan, và Habomai - được gọi chung là Lãnh thổ phương Bắc. Trong những năm vừa qua, quan hệ giữa Nga và Nhật không ngừng căng thẳng bởi cả hai nước đều cạnh tranh chủ quyền của vùng đảo này.

Đảo Tekeshima theo cách gọi của Nhật hay Dokko theo cách gọi của Hàn Quốc là nhóm hai đảo nhỏ nằm giữa lãnh hải Hàn Quốc và Nhật Bản. Hai hòn đảo có diện tích khoảng 18 hecta với toàn đá, không có diện tích canh tác và nước ngọt, hiện có khoảng hơn 30 người ở trên đảo. Nhưng đối với Nhật Bản và Hàn Quốc Tekeshima (Dokdo), hai hòn đảo nhỏ trên lại có ý nghĩa quan trọng về mặt chủ quyền. Cả hai nước đều cho rằng hai hòn đảo trên là một phần lãnh thổ của họ từ hơn một thế kỷ qua. Nhưng tranh cãi gay gắt đã thực sự nổ ra từ giữa tháng 4/2006, sau khi phía Nhật tuyên bố sẽ đưa 2 tàu thăm dò tới khu vực này. Thậm chí năm 2008 phía Nhật còn ban hành sách giáo khoa hướng dẫn nói về đảo Tekeshima (Dokdo) làm cho chính phủ Hàn Quốc tức giận triệu hồi đại sứ về nước để phản đối. Thậm chí chính phủ Hàn Quốc đang rất giận dữ và phản đối trước quyết định giải thích lại Hiến pháp, bình thường hóa quân đội của chính phủ Nhật Bản. Hiện nay tuy hai nước đã có những chiến lược ngoại giao mới nhằm bình thường hóa quan hệ

1 Bốn hòn đảo ở phía nam quần đảo Kuril bị tranh chấp là: (theo thứ tự phiên âm Nga/Nhật) Iturup/Đảo Etorofu, Kunashir/Đảo Kunashiri, Shikotan/Đảo Shikotan, Habomai/Quần đảo Habomai.

nhưng vấn đề về đảo Tekeshima (Dokdo) vẫn chưa được giải quyết và có lẽ sẽ còn là vấn đề có ảnh hưởng lâu dài trong tương lai đối với tình hình chính trị - an ninh khu vực.

Tại khu vực Đông Nam Á, tranh chấp Biển Đông đã và đang tạo ra những tác động chiến lược toàn cầu. Hiện nay, tranh chấp Biển Đông không chỉ còn là mối quan tâm của riêng khu vực Đông Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà nó còn thu hút sự chú ý của cả các nước ngoài khu vực và quốc tế nhất là Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ. Tranh chấp Biển Đông là các tranh chấp về đảo và vùng biển với 6 bên tham gia là Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Mailaisia, Brunei. Trong tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc là bên đòi quyền làm chủ đối với một khu vực rộng lớn ở phía Nam mà vốn là lãnh thổ của Việt Nam, Philippines, Mailaisia, Brunei. Các tranh chấp ở Biển Đông đã xuất hiện từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các quốc gia tranh chấp vị trí chiến lược của Biển Đông: đối với Nhật Bản Biển Đông là con đường giao thương “huyết mạch”, 100% dầu mỏ từ Trung Đông đi qua vùng biển này; đối với Mỹ, Úc đây là vùng biển các chiến hạm hải quân qua lại từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, đối với Trung Quốc đây là vùng cửa ngõ của Trung Quốc ra bên ngoài, Ấn Độ cũng có những lợi ích quan trọng ở vùng biển này…Bên cạnh đó, Biển Đông cũng là một vùng biển có giá trị kinh tế vô cùng to lớn: trữ lượng dầu mỏ dồi dào (7,5 tỷ thùng) [104], dầu khí, trữ lượng hải sản dồi dào, là tuyến hàng hải quan trọng…Bất kể là vị trí chiến lược hay giá trị kinh tế, quân sự Biển Đông cũng là khu vực có tầm quan trọng đối với khu vực châu Á.

Trung Quốc tuyên bố lãnh thổ “đường lưỡi bò” với trên 80% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của mình và gọi là vùng biển Nam Trung Hoa, điều này đã gây nên làn sóng phẫn nộ đối với hầu hết các quốc gia có lợi ích ở vùng biển này. Trung Quốc đã có những hành động ngang nhiên ở vùng biển này như: bắt giữ các tàu cá nước ngoài như Việt Nam, Philippines (2005), xây

dựng thành phố cấp huyện Tam Sa trên vùng biển Việt Nam (2007), đưa giàn khoan dầu vào Biển Đông (2014), xây dựng tổ hợp căn cứ quân sự, đường băng, hải đăng trên khu vực này, cho tàu Hải giám với sức mạnh quân sự lớn tuần tra trên vùng biển này.

Các nước châu Á nhận thấy rằng sự ngang nhiên của Trung Quốc trong vấn đề an ninh, quân sự làm ảnh hưởng tới sự ổn định chung của khu vực. Những xung đột trên Biển Đông gây nên sự phân cực và thúc đẩy sự cân bằng cơ cấu quyền lực ở châu Á- Thái Bình Dương. Cùng với các hành động gây sức ép về quân sự, chính trị, Trung Quốc đã làm cho Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lâm vào tình cảnh đề cao cảnh giác và lo ngại mất an ninh trong khu vực.Và tình trạng leo thang của các tranh chấp ở Biển Đông làm cho các nước phải thay đổi chiến lược ngoại giao cho phù hợp với tình hình an ninh - chính trị mới.

Đối với ASEAN, tranh chấp biển Đông không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh và phát triển kinh tế của các nước thành viên mà còn là phạm vi địa chính trị của tổ chức này. Nhiều quốc gia thành viên nằm bao quanh vùng biển này, tất cả đều chia sẻ lợi ích kinh tế và chiến lược, nhất là trong tự do thương mại và an ninh quốc phòng và là nơi đan xen lợi ích chiến lược của các nước này với nhau và với các nước lớn. Đứng trước vấn đề biển Đông các nước có liên quan đã đưa ra những phản ứng khác nhau trước các tranh chấp.

Có liên quan trực tiếp nhất trong vấn đề biển Đông, Việt Nam và Philippines đã có nhiều động thái quân sự dồn dập. Chính phủ Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra toà án luật biển quốc tế. Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (LHQ) được kí kết bởi 162 quốc gia, là một yếu tố cân bằng để giúp các nước nhỏ hơn có thể yêu cầu những nước lớn ngừng vi phạm lãnh thổ của mình. Dựa vào điều 286 tại “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển” [78], Philippines đã đưa những bằng chứng bất hợp pháp

về “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ra trước tòa. Chính quyền Philippines cũng đã thực thi những chính sách ngoại giao mới hướng tới tìm đồng minh và thể hiện quan điểm cứng rắn trước những hành động ngang nhiên của Trung Quốc ở biển Đông. Philippines tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ, tích cực tập trận ở biển Đông. Từ ngày 22/6 đến ngày 26/6/2015 hải quân 3 nước Philippines, Mỹ và Nhật Bản đã có một cuộc tập trận qui mô lớn ở ngoài khơi vùng biển Philippines, thể hiện thông điệp mạnh mẽ của chính quyền Philippines nhằm chống lại những hoạt động xây dựng phi pháp và bành trướng lãnh thổ trên biển Đông của Trung Quốc. Thêm vào đó, Philippines liên tục tăng cường sức mạnh quốc phòng, chính phủ nước này đã quyết định chi 1,5 tỷ USD để hiện đại hóa quân sự. Hiện nay, Philippines có những hoạt động quân sự cương quyết trước vấn đề biển Đông ví dụ như không lâu sau khi Trung Quốc điều tàu bán ngầm cho hạm đội chuyên hoạt động ở biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ triển khai tàu chiến và máy bay tới căn cứ quân sự ở vịnh Subic đối diện biển Đông. Chính sách đối ngoại của Philippines cho thấy, chính phủ nước này quyết không nhân nhượng Trung Quốc trong vấn đề biển Đông và tích cực hợp tác cùng các nước lân cận để cùng đấu tranh dù là trên lĩnh vực ngoại giao hay quân sự.

Tương tự, đứng trước những hành động xâm lược lãnh thổ trên biển của Trung Quốc, Việt Nam một lần nữa tuyên bố chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ven biển Đông. Việt Nam cũng đã gấp rút mua hệ thống vũ khí sử dụng trong tác chiến trên biển: hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm bờ biển, máy bay chiến đấu Su-30, tàu tuần tra, tàu hộ vệ. Từ năm 2014 Việt Nam tiếp nhận 6 chiếc tàu ngầm thông thường lớp “KILO” do Nga sản xuất. Ngoài ra Việt Nam cũng đã mua hệ thống rađa tiên tiến của Belarus [55, tr.17]. Đồng thời Việt Nam và Philippines cùng xây dựng quan hệ chiến lược trong cuộc chiến lãnh thổ ở biển Đông.

Đối với tranh chấp trên Biển Đông, Ấn Độ cũng là một bên có liên quan khi nước này tuyên bố có quyền lợi ở Biển Đông. Cuộc đối đầu xung đột của Trung Quốc trên biển và tranh chấp lãnh thổ đã đánh thức Ấn Độ. Ấn Độ đã nhận ra bản chất, ý đồ hành động của Trung Quốc qua các vụ tranh cháp biên giới, bao vây chiến lược và thách thức hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ hiện nay nổi lên như một cường quốc mới trỗi dậy thứ hai ở châu Á,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)