Đặc điểm của quan hệ chính trị an ninh Nhật-Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 61 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm của quan hệ chính trị an ninh Nhật-Mỹ

Quan hệ song phương Nhật - Mỹ hiện nay càng được tăng cường hơn bao giờ hết. Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật được phát triển trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, quốc phòng… Trong bối cảnh châu Á và tình hình an ninh - chính trị trong nước của Nhật Bản và Mỹ, hai cường quốc càng có điều kiện để ngày càng thắt chặt hơn cơ chế an ninh - chính trị bền vững.

Quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ từ năm 2001 đến nay có thể khái quát qua những đặc điểm cơ bản sau: Đây là mối quan hệ bền vững, lâu đời và không ngừng phát triển dựa trên nền tảng Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được hai nước kí kết bắt đầu từ năm 1951 và tiếp tục sửa đổi, gia hạn bản Hiệp ước này cho đến ngày nay; Quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ cũng có những lúc thăng trầm, không phải lúc nào cũng êm đẹp, biểu hiện rõ nét

nhất là vào giai đoạn 2009-2012 khi đảng Dân chủ lên cầm quyền với chủ trương “xích lại châu Á” và tách dần ảnh hưởng của Mỹ; Hai nước cùng chia sẻ mối quan tâm chung trước tình hình chính trị - an ninh khu vực, đặc biệt sự trỗi dậy của Trung Quốc là chất xúc tác mạnh mẽ cho mối quan hệ này; Nhật Bản đã ngày càng thể hiện tính tích cực, chủ động của mình trong mối quan hệ này thông qua việc giải thích lại điều 9 Hiến pháp hòa bình, bình thường hóa quân đội Nhật Bản.

Thứ nhất, Mỹ và Nhật có mối quan hệ đồng minh bền vững, lâu đời và không ngừng phát triển mối quan hệ chính trị - an ninh truyền thống dựa trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Đặc điểm này được thể hiện trong việc lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ thường xuyên thực hiện các chuyến viếng thăm lẫn nhau và tiếp tục gia hạn, sửa đổi Hiệp ước an ninh theo chiều hướng bình đẳng hóa quan hệ hai bên.

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ và Nhật vẫn là hai nước ở hai phe đối lập. Mỹ theo phe Đồng Minh là nước thắng trận, theo hội nghị Ianta Mỹ đóng quân ở nhiều nước để giải giáp quân đội phát xít. Tháng 8/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, nước Nhật phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và buộc phải đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội đồng minh mà thực chất là quân đội Mỹ chiếm đóng [41, tr.95]. Sau đó, do phát sinh cuộc chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô cũ, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố đi theo Chủ nghĩa xã hội (CNXH), và đặc biệt do bùng nổ Chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ thay đổi một số chính sách về Nhật, trong đó có việc chấp thuận cho Nhật Bản duy trì lực lượng phòng vệ và hỗ trợ về mặt kinh tế. Việc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ- Nhật. Quan hệ Mỹ - Nhật vốn là đối địch trong chiến tranh đã trở thành đồng minh chiến lược.

Năm 1951, Nhật Bản và Mỹ kí kết “Hiệp ước San Francisco” hay còn gọi là Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (The Security Treaty Between the United States and Japan) [109], Nhật dựa hoàn toàn vào hiệp ước này để phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế. Sau chiến tranh Thế giới thứ hai Nhật bị tàn phá nặng nề, bị giải giáp vũ trang và phải ký hiệp ước Posdam không được phát triển quân đội, do vậy, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với những mối nguy hiểm xung quanh và có nhu cầu cần đảm bảo an ninh trong bối cảnh không có quân đội. Dựa vào ô hạt nhân của Mỹ, Nhật Bản có thể yên tâm phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.Nhật Bản đã chọn con đường phát triển kinh tế bằng toàn bộ sức lực của mình, phó thác việc phòng vệ Nhật Bản vào tay Mỹ. Việc kí hai bản hiệp ước này đã đánh dấu sự trở lại của Nhật trên trường quốc tế, cũng biến Nhật trở thành “bức tường chống Cộng” [45, tr112] của Mỹ ở châu Á trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Năm 1960, Nhật và Mỹ kí lại Hiệp ước an ninh sửa đổi hay còn gọi là “Hiệp ước an ninh và hợp tác Nhật - Mỹ” (Treaty of Mutural Cooperation and Security between the United States and Japan). Trong khoảng thời gian 3 thập kỷ đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, an ninh Nhật Bản dựa hoàn toàn vào sự bảo trợ của Mỹ thông qua hiệp ước an ninh đã ký kết giữa hai nước. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Nhật Bản lúc đó là tập trung toàn lực dưới ô an ninh của Mỹ để phục hồi nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Bị hạn chế bởi các điều ước quốc tế do thua cuộc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản đã chọn cho mình con đường đi phù hợp đó là dựa vào sự bảo trợ an ninh của Mỹ để phục hồi kinh tế và xa hơn là phục hồi vị thế của Nhật Bản khi Nhật có một nền kinh tế phát triển.

Mỹ và Nhật có mối quan hệ khăng khít không chỉ trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao mà còn cả trên lĩnh vực kinh tế. Những năm 1960, Nhật chú trọng vào chính sách ngoại giao kinh tế nhằm tập trung phát triển kinh tế để đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Mỹ ở giai đọan này đã có một nền

kinh tế phát triển nhảy vọt, một trung tâm tài chính - kinh tế số một thế giới, đồng thời ưu thế về kinh tế giúp Mỹ có ưu thế cao về chính trị, quân sự trên toàn cầu. Sự giúp đỡ của Mỹ với những đơn đặt hàng quân sự trong hai cuộc chiến tranh (Chiến tranh Triều Tiên 1950-1952 và chiến tranh Đông Dương 1954-1975) đã giúp Nhật có động lực to lớn để phát triển nền kinh tế.

Năm 1978, Mỹ và Nhật Bản đã có chính sách mới về hợp tác quốc phòng sau những thay đổi ở khu vực. Hiệp ước an ninh giữa Nhật và Mỹ được mở rộng hơn phạm vi tác động về mặt địa lý tuy trọng tâm vẫn là vùng Viễn Đông để kiềm chế Liên Xô. Quan hệ an ninh vẫn luôn là trọng tâm của mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật. Dưới sự bảo trợ của sức mạnh quân sự từ Mỹ, Nhật có thể có điều kiện phát triển nền kinh tế trong hòa bình mà không cần tốn một khoản ngân sách khổng lồ cho quốc phòng. Đồng thời, Mỹ đặt một số căn cứ quân sự của mình tại Nhật - thay mặt cho sự hiện diện thường xuyên của Mỹ ở khu vực châu Á, nơi Mỹ cần phát huy tầm ảnh hưởng nhiều nhất.

Từ những năm 90, mối quan hệ Nhật Bản và Mỹ được củng cố bằng những chính sách ngoại giao mang tính hợp tác giữa hai nước. Điển hình qua việc hai nước ký Tuyên bố chung về “An ninh Nhật-Mỹ trong thế kỷ 21” năm 1996 và đưa ra Phương châm phòng thủ mới Nhật-Mỹ vào năm 1997. Cả Nhật và Mỹ (đại diện Nhật Bản là Thủ tướng Hashimoto và đại diện Mỹ là Tổng Thống Bill Clinton) đều tái khẳng định rằng hợp tác an ninh Mỹ - Nhật là cơ sở cho việc đạt được an ninh chung và duy trì môi trường ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản đồng ý xem xét lại hướng dẫn hợp tác quốc phòng giữa hai nước năm 1978 để xây dựng mối quan hệ làm việc gần gũi hơn giữa Nhật Bản và Mỹ. Với quan điểm về những thay đổi của môi trường sau chiến tranh lạnh và căn cứ vào những thành tựu đã đạt được của hợp tác an ninh Nhật - Mỹ, Mỹ và Nhật Bản đã cân nhắc sửa đổi phương châm hợp tác quốc phòng. Năm 1997 hai nước đã điều chỉnh một số vấn đề về hợp tác an ninh giữa hai nước

cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới của khu vực. Đây được coi là điều chỉnh hợp tác an ninh Nhật - Mỹ sau chiến tranh lạnh. Cụ thể ngày 23/9/1997, Nhật Bản và Mỹ đã công bố bản báo cáo về sửa đổi hợp tác quốc phòng song phương. Theo đó thì việc hợp tác phòng vệ sẽ được tiến hành trong khuôn khổ Hiến pháp Nhật Bản và tiến hành trong ba trường hợp là: hợp tác phòng vệ trong điều kiện bình thường, hợp tác phòng vệ trong trường hợp có các cuộc tấn công quân sự nhằm vào Nhật Bản và hợp tác phòng vệ trong trường hợp khẩn cấp tại các khu vực xung quanh Nhật Bản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và hòa bình của Nhật Bản (gọi là tình huống ở những vùng xung quanh Nhật Bản).

Từ năm 2000, Nhật Bản và Mỹ cũng đã có một số thỏa thuận thay đổi về hợp tác an ninh giữa hai nước trong hoàn cảnh mới của thế kỷ 21. Trong số các thỏa thuận đó tập trung vào việc tái bố trí lại căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật Bản để phù hợp với yêu cầu mới của tình hình khu vực đồng thời giảm gánh nặng cho chính phủ Nhật Bản cũng như người dân ở những nơi có căn cứ quân sự Mỹ, đặc biệt là ở Okinawa. Tuy hai quốc gia đã mất rất nhiều thời gian và nhận được nhiều sự phản đối của người dân Nhật Bản trong việc thỏa thuận về căn cứ quân sự này, nhưng chắc chắn căn cứ quân sự của Mỹ luôn đặt tại Nhật Bản - nước đồng minh tin cậy, thân thiết nhất của Mỹ ở châu Á.

Ngày 17/2/2002, Tổng thống Mỹ G. Bush đến thăm Nhật Bản đầu tiên trong chuyến công du 3 nước Đông Á Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại Tokyo, Tổng thống Bush cùng Thủ tướng Koizumi đã có cuộc hội đàm về các vấn đề mà cả hai nước cùng quan tâm, trong đó vấn đề an ninh rất được chú trọng. Mỹ bày tỏ quan điểm về việc muốn Nhật ủng hộ chiến dịch chống khủng bố của Mỹ. Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Bush đã khẳng định mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ và Nhật Bản. Tiếp đó, sau khi đắc cử Tổng thống nhiệm kì II, tháng 11/2005, Tổng thống Bush lại mở đầu chuyến công du châu Á đến 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông

Cổ tại Nhật Bản. Trong chuyến công du này, Mỹ và Nhật tiếp tục bày tỏ quan điểm về các vấn đề song phương và quốc tế trong đó có vấn đề giải quyết khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, vấn đề củng cố quan hệ Nhật – Trung, Nhật – Hàn. Chuyến công du này là điều kiện để hai nước Nhật - Mỹ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương bền vững giữa hai nước.

Năm 2006, theo thỏa thuận đã đạt được giữa Nhật Bản và Mỹ thì căn cứ Futenma ở Okinawa sẽ được di dời đến một địa điểm ít dân cư hơn ở phía Bắc của Okinawa, đồng thời 8000 quân nhân Mỹ sẽ được chuyển về căn cứ Mỹ ở Guam. Nhật Bản và Mỹ cùng chia sẻ chi phí của việc di dời này (phía Nhật Bản là 60%).

Ngày 16/11/2007, Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fuoka bắt đầu chuyến công du Mỹ hai ngày trong nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - Nhật đang lạnh nhạt dần sau vụ việc Nhật Bản ngừng tham gia sứ mệnh cấp nhiên liệu cho hải quân Mỹ tại Ấn Độ Dương, hay khi Mỹ đề nghị Trung Quốc chủ trì đàm phán 6 bên trong vấn đề chấm dứt vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Lãnh đạo hai nước đã hội đàm về vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chiến khủng bố trên toàn cầu. Mỹ đã yêu cầu Nhật có vai trò an ninh lớn hơn tại châu Á.

Tháng 12/2012 Nhật Bản và Mỹ thỏa thuận sửa đổi các điểm chính trong Hiệp ước an ninh mà hai nước đã sửa đổi năm 1997 để đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Thỏa thuận song phương Nhật - Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên biển Hoa Đông gia tăng do tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Nhật và Mỹ dự định xem xét lại vai trò của mỗi bên trong Hiệp định phòng thủ chung đối diện với sự bành trướng của Trung Quốc trên biển. Tháng 8/2013, Mỹ tái khẳng định quần đảo Senkaku thuộc Nhật Bản khi kí hiệp ước tái xác định quần đảo này thuộc phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật.

Từ ngày 23-25/4/2014, Tổng thống Obama đến thăm Nhật Bản đầu tiên trong chuyến công du châu Á sáu ngày. Tại đây, Mỹ và Nhật tiếp tục chia sẻ những quan tâm chung về vấn đề tranh chấp biển đảo, đồng thời Mỹ tiếp tục duy trì cam kết bảo vệ Nhật Bản. Tổng thống Obama đã đề cập đến tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Hoa Đông. Tổng thống Obama cho rằng “Chuỗi đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản vì vậy nằm trong phạm vi bảo vệ của Điều 5, Hiệp ước An ninh và Hợp tác Mỹ - Nhật” [84]. Lãnh đạo hai nước đã bàn về mức độ “tự chủ” của Nhật Bản trong hợp tác an ninh với Mỹ. Việc Nhật Bản giải thích lại điều 9 Hiến pháp, cho phép bình thường hóa quân đội là một bước ngoặt trong lịch sử hợp tác an ninh giữa hai nước, Nhật Bản sẽ là lực lượng đồng minh đáng tin cậy cho quân đội Mỹ ở châu Á.

Tháng 10/2014, Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành xem xét lại hợp tác về an ninh giữa hai nước trên cở sở những thay đổi của tình hình an ninh trong khu vực và tình hình thực thi chiến lược của hai nước Nhật, Mỹ. Nhật Bản đã có một bước đi đầy quyết đoán khi quyết định giải thích lại điều 9 Hiến pháp cho phép Lực lượng phòng vệ của nước này có thể tham gia phòng vệ tập thể với các đồng minh khi có chiến sự nổ ra. Điều này có nghĩa là Nhật Bản có thể triển khai quân ra nước ngoài tham chiến khi cần thiết. Quân đội Nhật sẽ có mặt ứng chiến kịp thời cho quân đội Mỹ khi chiến sự xảy ra. Mỹ và Nhật thỏa thuận lại để xác định lại vai trò của Lực lượng quân sự của Nhật Bản trong liên minh (Mỹ muốn Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong liên minh) đồng thời cũng giảm gánh nặng cho quân đội Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.

Từ năm 2015, Nhật Bản và Mỹ đã có một sự phát triển mới trong quan hệ song phương về vấn đề an ninh - quốc phòng. Ngày 27/4/2015, Nhật Bản và Mỹ đã thông qua sửa đổi bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng năm 1997 với những nội dung được sửa đổi để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều thay đổi. Trong sửa đổi lần này, việc xác

định hợp tác quốc phòng Nhật - Mỹ không hạn chế ở vấn đề địa lý, hai bên không chỉ hợp tác hỗ trợ nhau về quân sự ở xung quanh Nhật Bản mà mở rộng phạm vi ra toàn cầu. Việc mở rộng không gian hợp tác quân sự Mỹ - Nhật kết hợp với quyền phòng vệ tập thể mà Nhật Bản vừa thông qua trong việc giải thích lại hiến pháp của nước này làm cho liên minh Nhật - Mỹ có sức mạnh và sức ảnh hưởng lớn hơn. Điều này cũng khẳng định sự thắt chặt hơn nữa quan hệ liên minh Nhật - Mỹ trong bối cảnh thay đổi ở khu vực và quốc tế, đặc biệt là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cùng với những hành động ngang ngược về quốc phòng và đòi hỏi về chủ quyền của nước này ở khu vực Hoa Đông và cả Biển Đông.

Tháng 5/2015, chuyến công du tới Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã một lần nữa tái khẳng định mối quan hệ đồng mình bền vững giữa hai nước Nhật – Mỹ trong vấn đề chính trị - an ninh. Chuyến công du này là cơ hội để hai nước mở rộng quan hệ hợp tác về an ninh, quân sự, cùng chia sẻ những mối quan tâm chung về tình hình an ninh khu vực châu Á. Việc chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe diễn giải lại điều 9 trong Hiến pháp hòa bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)