7. Kết cấu của luận văn
2.3. Tác động của quan hệ chính trị an ninh Nhật-Mỹ đến châ uÁ và
2.3.2. Tác động đối với Việt Nam
Mối quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ trong bối cảnh châu Á hiện nay không những có tầm ảnh hưởng to lớn đến tình hình chính trị - an ninh của toàn khu vực mà còn có tác động không nhỏ đối với Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, xuất phát điểm là một nền nông nghiệp lạc hậu với nhiều thập kỉ chịu đô hộ, xâm lược bởi thế lực ngoại xâm như Trung Quốc, Pháp, Mỹ. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã dần đi lên thành một nước có nền kinh tế đang phát triển và có tình hình an ninh - chính trị khá ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định “Trong những năm tới, tình hình quốc tế sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường với những tác động to lớn và sâu rộng, vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt với tất cả các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta” [7, tr.9-10]. Trong những diễn biến mới nhất của tình hình quốc tế và khu vực, mối quan hệ chính trị - an ninh Mỹ - Nhật Bản đã có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự.
Mỹ và Việt Nam có mối quan hệ thương mại từ những năm 1990, sau khi kết thúc cấm vận kinh tế. Từ đó đến nay, hai nước đẩy mạnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Đến nay Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao được 25 năm. Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trong những lĩnh vực chính mà Việt Nam và Mỹ tăng cường trong thời gian qua. Trong chuyến thăm Việt
Nam tháng 12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thông báo về khoản viện trợ 18 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam “tăng cường năng lực cho các đội tuần tra trên biển nhằm nhanh chóng triển khai hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, đối phó thảm họa thiên nhiên và các hoạt động khác, bắt đầu bằng việc cung cấp 5 tàu tuần tra cao cấp cho cảnh sát biển Việt Nam” [56, tr.11]. Theo lời ngoại trưởng Mỹ John Kerry, không có hai nước nào nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn và làm được tốt hơn trong quan hệ xích lại gần nhau và thay đổi lịch sử, thay đổi tương lai như Mỹ và Việt Nam [59, tr.7].
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ khá lâu đời, trong lịch sử hai nước có nhiều điểm khá tương đồng về văn hóa và hai nước có quan hệ giao lưu văn hóa, chính trị, thương mại từ rất sớm. Hai nước có nền tảng vững chắc để thiết lập một mối quan hệ ngoại giao bền chặt hơn trong tương lai.Ba thập kỉ qua, quan hệ Việt - Nhật đã có những bước phát triển vượt bậc, nhất là trên lĩnh vực kinh tế.Nhật Bản luôn giữ vai trò là nhà cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu cho Việt Nam. Nhật còn là bạn hàng thương mại liên tục của Việt Nam trong nhiều năm liền, là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong nhiều dự án có số vốn lớn. Nhật Bản từ lâu đã có hoài bão nâng tầm địa vị chính trị của mình tương xứng với địa vị kinh tế trên thế giới và mong muốn trở thành người lãnh đạo trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay Nhật Bản đang đứng trước sự cạnh tranh rất lớn từ Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và đặc biệt là sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngoại giao, quân sự. Để đối phó với với tình hình mới này, một trong những biện pháp mà Nhật Bản hướng tới là tranh thủ lôi kéo các nước ASEAN ủng hộ mình.Việt Nam là một trong những thành viên của ASEAN vì vậy là một đối tác mà Nhật Bản mong muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác. Năm 2014, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược sâu rộng nhằm mở rộng mối quan hệ an ninh hàng hải.
Đối với Việt Nam, mối quan hệ giữa Mỹ - Nhật Bản có ảnh hưởng vừa tiêu cực vừa tích cực. Về mặt tiêu cực, mối quan hệ giữa hai nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đã làm cho những nước nhỏ trong đó có Việt Nam phải đứng trước những tình huống buộc Việt Nam phải lựa chọn trong ngoại giao ở khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc. Ở Việt Nam, từ lâu nước ta đã khẳng đi theo con đường quá độ lên CNXH và có mối quan hệ thân thiện, hòa bình hữu hảo với các nước láng giềng trong khu vực trong đó có Trung Quốc. Việc Mỹ “xoay trục” quay trở lại châu Á và hợp tác với đồng minh Nhật Bản với ý đồ kiềm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về an ninh trong khu vực. Việc đồng minh Mỹ - Nhật tích cực thúc đẩy ngoại giao về an ninh, quân sự trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc đã đẩy Việt Nam ra trước thách thức về vấn đề phát triển an ninh quốc phòng. Giờ đây, từ khi phát triển quan hệ ngoại giao với Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều tình huống khó xử trong quan hệ đối ngoại với nước láng giềng Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đang từng bước thực hiện ý đồ chiếm hữu biển Đông, điều này đã đe dọa đến tình hình an ninh vùng biển và xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Từ ngày 1/1/2014 Trung Quốc đã áp đặt quy định buộc các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép khi tới đánh bắt cá tại ngư trường thuộc vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc còn đưa tàu tuần tra quân sự trên biển đến hòn đảo lướn nhất của quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam gọi là Phú Lâm. Đồng thời Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông đã làm cho Việt Nam cần phải tìm một chỗ dữa vững chắc trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quốc gia này.
Vì vậy, mối quan hệ chính trị - an ninh Mỹ - Nhật có tác động tích cực đến tình hình an ninh - chính trị của Việt Nam, đó là tạo thế cân bằng an ninh trong khu vực, kiềm chế lại tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc lớn này tạo nên chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam
khi tiến hành công cuộc bảo vệ chủ quyền biển Đông. Đồng thời, mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ cùng các chiến lược của hai nước lớn cũng đem lại những luồng gió mới trong quan hệ thương mại tại châu Á, và Việt Nam cũng là một trong số đó.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế còn non trẻ, tiềm lực quốc gia chưa đủ mạnh, do đó đứng trước quá trình hợp tác ngoại giao giữa các nước lớn trên thế giới như Nhật Bản và Mỹ thì nước ta cần phải có những chính sách hợp lý nhằm tận dụng cơ hội, tranh thủ thời cơ.
Về kinh tế, chính phủ Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong đó có vốn đầu tư từ Nhật Bản và Mỹ để phục vụ cho quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước. Theo đó, Việt Nam cần phải đổi mới hệ thống chính sách, luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng một hệ thống chính sách về hợp tác thương mại hợp với từng thị trường, khu vực, trong đó đặc biệt chú ý đến Mỹ và Nhật Bản. Chính phủ nên có những chính tích cực, cụ thể, đáng tin cậy để thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ, Nhật. Đẩy mạnh những cuộc đàm phán để tiến tới kí hiệp định thương mại song phương với Nhật Bản và Mỹ. Chính phủ cũng cần phải đào tạo chuyên sâu về thương mại quốc tế cho các cán bộ nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thương mại Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cũng cần phải có kế hoạch cụ thể cải tạo sơ sở hạ tầng của ngành thương mại nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày một cao của quốc tế.
Về chính trị - an ninh, Đảng Cộng sản Việt Nam cần có chiến lược ngoại giao khôn khéo, năng động trong vấn đề ngoại giao với các nước lớn , một chiến lược lâu dài và cứng rắn đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Từ lâu nước ta đã có mối quan hệ láng giềng hữu hảo với Trung Quốc.Hai nước cùng một chế độ, cùng có duy nhất một Đảng lãnh đạo, có mối quan hệ kinh tế mật thiết, có đường biên gần kề, có lịch sử phát triển
tương tác lẫn nhau hàng nghìn năm. Do đó, đứng trước mối quan hệ Mỹ - Nhật, Việt Nam cần tận dụng thời cơ, tranh thủ sự ủng hộ trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Thêm vào đó cũng phải duy trì quan hệ ngoại giao với Trung Quốc để bảo đảm sự phát triển kinh tế, ngoại thương giữa hai đất nước.Việt Nam cần phải khôn khéo kết hợp ngoại giao song phương với đàm phán đa phương trên cơ sở vận dụng luật quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông. Với phương châm “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước”, chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông bằng phương pháp hoà bình, tận dụng sự ủng hộ của quốc tế nhưng không gây bè phái, chia rẽ giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đã đa dạng hóa quan hệ quân sự với nhiều nước, thực hiện chiến lược ngoại giao đa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước trên trường quốc tế. Trước những tác động hai chiều mà quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ đem lại, Việt Nam sẽ có nhiều động lực lớn hơn để phát triển và ổn định tình hình chính trị - an ninh trong nước và có cơ hội để tham gia tích cực hơn vào việc bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực và quốc tế.
Tiểu kết chƣơng 2
Quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ là mối quan hệ có từ lâu đời được xây dựng trên nền tảng của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển cả phía Nhật Bản và Mỹ đã có nhiều hoạt động đối ngoại song phương để giữ vững mối quan hệ này. Trong bối cảnh châu Á và bối cảnh chính trị - an ninh trong nước Nhật Bản và Mỹ hiện nay, quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng tăng cường mối quan hệ đồng minh lâu đời này. Kể từ những năm 2000 đến nay lãnh đạo hai nước đã có nhiều chuyến công du, cuộc viếng thăm giữa hai nước và tiếp tục sửa đổi, gia hạn Hiệp ước An ninh theo hướng phát triển để đảm bảo giữ vững quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ.
Trong bối cảnh chính trị - an ninh đầy biến động của châu Á hiện nay, Nhật Bản và Mỹ cùng có những giá trị lợi ích cần bảo vệ ở khu vực và cùng chịu nhiều ảnh hưởng từ vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Do đó, Mỹ và Nhật Bản ngày càng thắt chặt hơn cơ chế an ninh nữa hai nước để cùng nhau bảo vệ những quyền lợi và lợi ích của mình. Hai cường quốc hàng đầu thế giới có cùng nền tảng là một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Vì vậy, trước tình hình chính trị - an ninh chung của châu Á và thế giới, Mỹ và Nhật Bản không có lý do nào để từ chối tiếp tục quan hệ chính trị - an ninh bền vững giữa hai nước. Quan hệ chính trị - an ninh Mỹ - Nhật có đủ điều kiện chắc chắn để tiếp tục phát triển trong tương lai.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang là một xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài xu thế đó. Chỉ một biến động nhỏ của một khu vực cũng kéo theo ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày càng phức tạp và có sự đan xen giữa nhiều lợi ích và có sức ảnh hưởng sâu rộng. Trên thế giới hiện nay, quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ là một trong những quan hệ quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Châu Á được xem là khu vực phát triển năng động và nhanh chóng nhất thế giới hiện nay. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh thì châu Á cũng trở thành khu vực có sự phát triển về quân sự, quốc phòng với quy mô lớn. Có nhiều quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực, trong đó Trung Quốc là cường quốc hàng đầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về quốc phòng, an ninh với những hành động táo bạo trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ đã tạo ra môi trường an ninh kém lành mạnh tại khu vực. Sức mạnh quốc phòng Trung Quốc đã đe dọa đến an ninh của các quốc gia láng giềng đặc biệt là Nhật Bản – quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề biển đảo (Senkaku – Điếu Ngư) và trực tiếp ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ ở khu vực. Cùng với đó là các cuộc tranh chấp biển đảo liên tiếp diễn ra ở cả biển Hoa Đông và Biển Đông và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng làm cho tình hình chính trị - an ninh châu Á mất cân bằng trầm trọng.
Trong khi bối cảnh châu Á có nhiều diễn biến mới, tình hình chính trị - an ninh trong nước Nhật Bản và Mỹ cũng tồn tại nhiều vấn đề có ảnh hưởng to lớn đến chiến lược đối ngoại của hai quốc gia này. Nửa đầu những năm 2001, nước Mỹ chìm trong cuộc chiến chống khủng bố và tốn kém quá nhiều tiềm lực tại khu vực Trung Đông, những năm gần đây các nhà cầm quyền nước này đã chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang châu Á. Còn Nhật
Bản, sau những biến động lớn về chính trị, nhất là vào giai đoạn 2009 -2012 đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền thay cho đảng Dân chủ tự do, thì Nhật vẫn đang trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề an ninh, quân sự. Cả hai nước đều có bối cảnh chính trị - an ninh đầy phức tạp nhưng đó chính là điều kiện từ bên trong để Nhật Bản và Mỹ có thể tiếp tục phát triển quan hệ chính trị - an ninh truyền thống của mình.
Mối quan hệ chính trị - an ninh Nhật - Mỹ là một mối quan hệ truyền thống, lâu dài và có nhiều triển vọng để phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh thế giới và châu Á hiện nay, hai nước có chung quan điểm về các vấn đề chính trị - an ninh ở châu Á, đồng thời có chung lợi ích, chung mục tiêu phát triển dựa trên nền tảng hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Xét theo tình hình châu Á và thế giới hiện nay, những nỗ lực của các quốc gia trong việc mở rộng mối quan hệ ngoại giao để cùng chung sức giải quyết những vấn đề chung ngày càng có xu thế gia tăng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật sẽ còn tồn tại lâu dài và có nhiều điều kiện để phát triển trong tương lai.
Trong gần 70 năm phát triển quan hệ ngoại giao, mối quan hệ chính trị - an ninh Mỹ - Nhật cũng có những lúc thăng trầm do nhiều yếu tố tác động. Nhưng chính quyền Washington và Tokyo luôn có những chiến lược mềm dẻo, tiến bộ trong chiến lược phát triển quan hệ ngoại giao. Hiện nay, tình hình châu Á có những nhân tố đầy bất ổn có ảnh hưởng tới cục diện chính trị