Tác động đối với khu vực châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 78 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Tác động của quan hệ chính trị an ninh Nhật-Mỹ đến châ uÁ và

2.3.1. Tác động đối với khu vực châ uÁ

Quan hệ chính trị - an ninh Nhật – Mỹ đã, đang và sẽ có những tác động to lớn đối với toàn bộ khu vực châu Á và thế giới. Việc hai cường quốc kinh tế số một và số ba thế giới ngày càng phát triển mối quan hệ song phương bền vững, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quân sự là một vấn đề có tầm ảnh hưởng sâu rộng, trong đó các quốc gia châu Á là những đối tượng chịu tác động nhiều nhất trong tình hình khu vực và thế giới hiện nay. Mối quan hệ này ít nhiều đã tạo ra tác động hai chiều đối với các quốc gia khu vực châu Á.

Sự tác động mang tính tiêu cực của mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật- Mỹ đối với tình hình an ninh trong khu vực khởi điểm từ việc ảnh hưởng của nó đến tình hình chính trị khu vực. Điều này xuất phát từ việc Nhật Bản phụ thuộc vào Mỹ. Chính sự phụ của Nhật vào Mỹ sẽ tác động đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhật Bản luôn phải trông vào thái độ và quan điểm của Mỹ đối với các vấn đề trong khu vực để đưa ra chính sách đối ngoại của mình. Nói cách khác, Mỹ đã chi phối quan hệ chính trị đối ngoại của Nhật Bản. Ở một trường hợp nào đó có thể nói rằng Mỹ chi phối và điều chỉnh mức độ quan hệ giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực, đặc biệt là mối quan hệ Nhật - Trung, tiếp đó là quan hệ Nhật - Nga và cuối cùng là quan hệ Nhật -

Hàn. Ngoài ra, quan hệ Nhật - Mỹ cũng ảnh hưởng đến việc 2 nước này cùng tạo mối quan hệ ngoại giao chung với nhiều nước trong khu vực như Ấn Độ, các nước ASEAN. Do Nhật Bản là một cường quốc trong khu vực nên sự chi phối của Mỹ thông qua Nhật Bản cũng có tác động mạnh đến chính trị và an ninh khu vực trong những năm qua và thậm chí ngay cả trong tương lai thì sự chi phối này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi mà Nhật Bản vẫn muốn dựa vào Mỹ để thực hiện những ý đồ chiến lược của mình còn Mỹ thì vẫn muốn duy trì mối quan hện với Nhật để cân bằng quyền lực trong khu vực.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Nhật Bản với những vũ khí và khí tài hiện đại kết hợp với chiến lược “xoay trục” trở lại trở lại Châu Á của Mỹ đã có tác động lớn tới cục diện an ninh khu vực và chính sách đảm bảo an ninh của các nước châu Á đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Bắc Á. Mặc dù chính sách xoay trục của Mỹ và sự tăng cường khả năng tác chiến trong quan hệ an ninh Nhật - Mỹ xuất phát từ sự trỗi dậy đầy tính đe dọa của Trung Quốc, nhưng việc gia tăng an ninh Nhật - Mỹ lại càng thúc đẩy Trung Quốc tăng cường sức mạnh quấn sự tần xuất cao hơn. Ở một khía cạnh nhất định, điều này cũng làm cho tình hình an ninh khu vực trở nên phức tạp.

Trước những nguy cơ mất an ninh chung, việc các nước đồng loạt đầu tư mua sắm thêm vũ khí quân sự đang trở thành một hiệu ứng. Trước hết phải kể đến Trung Quốc là nước đang có tranh chấp trực tiếp với Nhật Bản và các nước quanh biển Đông về biển đảo. Mặc dù tranh chấp với các nước này nhưng Trung Quốc không thể không tính đến sức mạnh quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản, Philippines trong trường hợp có xung đột xảy ra. Những vũ khí, khí tài hiện đại của Mỹ đã buộc Trung Quốc phải tăng cường sức mạnh quân sự của mình để vừa có khả năng đương đầu với Nhật Bản, gây sức ép với Việt Nam, Philippines…, khuếch trương sức mạnh trước Ấn Độ, vừa có thể chống lại Mỹ. Mà việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, gia tăng sức mạnh quốc phòng lại trở thành một mối lo ngại vô cùng cấp thiết đối với hầu hết các nước trong khu vực.

Tiếp đến là Triều Tiên cảm thấy bị đe doạ về an ninh khi Mỹ có sự hiện diện quân sự ở Nhật Bản. Mỹ và Triều Tiên là hai nước thù địch của nhau và luôn cảnh giác lẫn nhau. Triều Tiên luôn coi Mỹ là mối đe dọa đến an ninh của mình. Mỹ luôn cẩn trọng trước một Triều Tiên tiềm tàng vũ khí hạt nhân. Do vậy, khi Mỹ liên minh với Nhật Bản sẽ khiến Triều Tiên thấy là mối đe doạ thường trực đến an ninh của mình và hệ quả là Triều Tiên sẽ làm mọi cách để đảm bảo an ninh cho mình bằng việc không ngừng nâng cao khả năng quân sự thông qua các vụ thử hạt nhân và tên lửa bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế và lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chính việc thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên là một trong những nguyên nhân làm cho các nước khác trong khu vực phải tăng cường phòng thủ bằng cách nâng cấp các trang thiết bị quân sự qua đó thúc đẩy việc gia tăng sức mạnh quân sự giữa các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á. Chẳng hạn như, Nhật Bản phải bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên còn Hàn Quốc thì phải tăng cường sức mạnh quân sự cả không quân và hải quân.

Như vậy, mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ vô tình đã gián tiếp tạo sức ép về vấn đề mất an ninh đối với nhiều quốc gia châu Á mà trước hết là Trung Quốc, Triều Tiên và tác động hiệu ứng đối với các quốc gia còn lại. Mối quan hệ giữa hai nước đã làm nóng lên những tranh chấp vốn có và gia tăng sức cạnh tranh giữa các quốc gia trong cuộc chạy đua giành ảnh hưởng.

Tuy nhiên, mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ cũng có những ảnh hưởng tích cực đến tình hình của khu vực như là tạo chỗ dựa cho các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, tạo ra môi trường, kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, tạo cú huých thúc đẩy môi trường kinh tế, thương mại của khu vực ngày càng năng động, rộng mở. Thêm vào đó giữ Mỹ, Nhật Bản với các quốc gia trong khu vực ngày càng phát triển hợp tác an ninh tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này ổn định an ninh - chính trị.

Trong những năm gần đây, về phía Nhật Bản đã có nhiều hoạt động ngoại giao tương đối tốt đẹp với các nước ở khu vực Đông Nam Á như: Năm 2014, các nhà lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm mở rộng mối quan hệ an ninh hàng hải. Tháng 3/2015, Nhật Bản và Indonesia ký hiệp ước hợp tác quốc phòng, trong đó Nhật hỗ trợ năng lực xây dựng lực lượng của Indonesia. Hai bên đồng ý khởi động “diễn đàn hàng hải Nhật - Indonesia” để xem xét vấn đề an ninh hàng hải. Tháng 5/2015, Nhật Bản và Malaysia nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng bao gồm “nâng cao quan hệ song phương trở thành đối tác chiến lược, hợp tác trong lĩnh vực thiết bị quốc phòng cũng như đảm bảo an ninh hàng hải”. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tới Nhật Bản vào tháng 6/2015 với dự định đạt thỏa thuận mua bán vũ khí và tăng cường hợp tác quân sự song phương. Một thỏa thuận hợp tác chiến lược giúp Nhật Bản cung cấp cho Philippines các trang thiết bị và công nghệ quân sự nhằm tăng cường khả năng bảo vệ khu vực bờ biển ở Biển Đông.

Về phía Mỹ, Chính quyền Tổng thống Oabama đã thực hiện nhiều chuyến công du tới châu Á, nhấn mạnh trung tâm của chiến lược trở lại châu Á trong giai đoạn hiện nay là khu vực Đông Nam Á. Do đó, đã có nhiều thỏa thuận, hợp tác giữa Mỹ với các nước trong khu vực trong đó nổi bật nhất là Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một trong những sáng kiến quan trọng nhất của chính quyền Washington tại châu Á. TPP sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu của Mỹ ở khu vực này.

Tình hình châu Á hiện nay có nhiều biến đổi. Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khu vực ASEAN đang trỗi dậy nhanh chóng, kinh tế tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, tình hình an ninh - chính trị trong khu vực cũng tăng lên về vấn đề “tranh chấp” dẫn đến hàng loạt các cuộc chạy đua vũ trang về quân sự của các quốc gia từ nhỏ đến

lớn. Môi trường an ninh khu vực đã có nhiều thay đổi và mối quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ đã góp phần không nhỏ vào những biến động đó. Dưới sự tác động cả tiêu cực và tích cực của mối quan hệ này, các quốc gia châu Á sẽ phải có những thay đổi phù hợp trong chiến lược quốc gia để ổn định an ninh - chính trị và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)