Tình hình chính trị an ninh nước Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 51 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tình hình chính trị an ninh Mỹ và Nhật

1.2.2. Tình hình chính trị an ninh nước Nhật

Sau chiến tranh Thế giới thứ II, từ một đất nước bại trận, bị tàn phá nặng nề Nhật Bản đã từng bước vươn lên trở thành một đất nước giàu có, vượt qua nhiều nước trên thế giới trở thành một siêu cường quốc hàng đầu thế giới. Nước Nhật đã tiến hành những chính sách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng. Cùng với sự phát triển thành công về kinh tế đã nâng cao vị trí của Nhật bản trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Trải qua nhiều năm tích cực phát triển kinh tế, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Những năm 1950, được sự hậu thuẫn từ Mỹ cùng với nguồn tài nguyên vô giá là nhân lực, người Nhật đã dần khôi phục lại nền kinh tế. Các đời thủ tướng của Nhật Bản vẫn tiếp tục khẳng định quan hệ liên minh Nhật - Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Sức mạnh của Mỹ giảm sút cùng với sự nổi lên của Trung Quốc tạo nên những áp lực lớn từ nhiều phía đối với Nhật Bản, đòi hỏi nước này phải điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại và thể hiện tích cực hơn vai trò, trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu và khu vực.

Từ năm 2001 trở lại đây, nền chính trị Nhật Bản chưa bao giờ ổn định. Trong vòng 14 năm, Nhật Bản đã trải qua 7 lần thay đổi người cầm quyền và sự không ổn định của hệ thống chính trị Nhật còn bộc lộ ở việc hai đảng lớn ở Nhật Đảng Dân chủ và Dân chủ tự do cạnh tranh quyết liệt trong vấn đề nắm chính quyền. Do đó nước Nhật phải nhiều năm chìm trong sóng gió chính trị và chính điều đó làm mất ổn định trong nước nói chung và đường lối đối ngoại của nước Nhật nói riêng. Mỗi một thủ tướng lên nắm chính quyền trong một thời gian ngắn lại đưa ra những cam kết cải tổ. Những đề xuất, những tuyên bố đó đều chưa để lại ấn tượng và rồi chìm nghỉm trong chính trường Nhật Bản.

Chính sự không ổn định về chính trị đã khiến Nhật Bản chịu nhiều biến động và làm giảm sút sức mạnh của nền chính trị Nhật trong những năm qua.

Trong vòng 5 năm kể từ khi lên nắm chính quyền (2001-2006), Thủ tướng Junichiro Koizumi đã đã xây dựng nên “Học thuyết Koizumi” trong hệ thống chính sách đối ngoại Nhật Bản, đặt nền tảng mới cho sự phát triển mối quan hệ truyền thống Nhật Bản - ASEAN trong thế kỷ 21. Chính phủ của Thủ tướng Koizumi đặc biệt thể hiện sự quan tâm đến tiến trình liên kết khu vực Đông Á thông qua việc đề ra ý tưởng xây dựng “Một cộng đồng Đông Á cùng nhau hành động và cùng nhau phát triển” [71, tr.58]. Trong những năm Thủ tướng Koizumi cầm quyền, nước Nhật trung thành với đường lối “Ngoại giao châu Á” tuy nhiên không đạt nhiều kết quả.

Năm 2007, Thủ tướng Yasuo Fukuda lên nắm chính quyền. Trong nhiệm kì của mình (2007-2008) ông Fukuda đã tiến hành một đường lối đối ngoại mới và tạo ra một bầu không khí tích cực hơn trong quan hệ giữa châu Á và Nhật Bản. Kế thừa quan điểm của Học thuyết Fukuda “cha” (1977), Thủ tướng Fukuda đã cho thấy những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản: Nhật Bản tiếp tục duy trì Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, Thủ tướng Fukuda còn muốn mở rộng “Học thuyết Fukuda mới” ra các nước Đông Bắc Á với khẳng định Nhật Bản phải tìm kiếm quan hệ thâm tình không chỉ với các nước ASEAN mà cả với Trung Quốc và Hàn Quốc. Đặc biệt, Thủ tướng Y.Fukuda không hài lòng với chính sách ngoại giao mất cân bằng của Koizumi, độngthái tích cực nhất trong chính sách ngoại giao châu Á của Thủ tướng Fukuda là việc cải thiện mối quan hệ Trung - Nhật. Xây dựng một “Nội các hữu nghị Trung - Nhật”: thái độ phần lớn đều ôn hoà, có chừng mực, mong muốn tăng cường tình hữu nghị Trung -Nhật [13, tr.47].

Năm 2008, ông Taro Aso lên thay ông Fukuda kế nhiệm chức vụ Thủ tướng Nhật Bản. Lần này, trong nhiệm kì 1 năm của mình Thủ tướng Taro Aso cũng không để lại mấy ấn tượng và buộc phải từ chức. Nhiệm kỳ cuối cùng của

đảng Dân chủ Tự do (LDP) do Thủ tướng Taro Aso nắm quyền đã hoàn toàn thất bại trong việc giải quyết ba vấn đề mà người dân Nhật Bản đặc biệt quan tâm là: kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng Tokyo; điều chỉnh địa ốc và cải tổ ngành bưu chính. Uy tín của ông giảm sút nghiêm trọng và cũng buộc phải rút lui khỏi chính trường trong vòng chưa đầy một năm tại nhiệm [32, tr.34-35].

Năm 2009 khi đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) với chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Hạ nghị viện đã lên nắm quyền thay cho đảng LDP. Lần đầu tiên trong nửa thế kỉ, thủ lĩnh của đảng Dân chủ lên nắm chính quyền. Điều này làm cho chính trường Nhật Bản một lần nữa xuất hiện những biến đổi sâu sắc.Với quan điểm xích lại gần Châu Á và giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản khi đó - ông Yukio Hatoyama đã chủ trương di dời căn cứ không quân Futenma của Mỹ ở Okinawa ra khỏi tỉnh này, đồng thời tính đến việc xem xét lại Hiệp ước an ninh Nhật -Mỹ. Quyết định về việc giữ lại căn cứ không quân Mỹ (Futenma) ở lại Okinawa đã làm cho uy tín của ông Hatoyama giảm sút nhiều đồng thời cũng gây mâu thuẫn chính trị nội bộ và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ông Hatoyama đã phải từ chức Thủ tướng Nhật Bản vì không thực hiện được lời hứa đối với cử tri khi tranh cử.

Ngày 4-6-2010, Hạ viện Nhật Bản đã bầu ông Naoto Kan làm thủ Tướng. Về mặt đường lối, nhất là về chính sách đối ngoại, chính phủ mới do Thủ tướng Naoto Kan tiếp tục thực hiện chính sách của cựu Thủ tướng Hatoyama. Mặc dù nhấn mạnh rằng nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là quan hệ đồng minh với Mỹ, nhưng Thủ tướng Kan cũng không quên các lợi ích thương mại với Trung Quốc. Chính phủ của Nhật Bản thời kì này đưa ra chủ trương giảm ngân sách quốc phòng và lực lượng phòng vệ mặt đất.Ông Kan bị hứng chịu làn sóng chỉ trích dữ dội vì bị cho là không chứng tỏ khả năng lãnh đạo tốt sau thảm hoạ kép động đất và sóng thần ngày 11/3/2011

và cuộc khủng hoảng hạt nhân kéo dài sau đó.Uy tín của ông bị giảm sút và buộc phải quyết định rời chính trường sau chưa đầy 15 tháng nắm quyền.

Năm 2011, thủ tướng mới của Nhật Bản Yoshihido Noda được bầu lên nắm quyền thay ông Naoto Kan. Quan hệ với Mỹ vẫn là vấn đề ngoại giao quan trọng nhất của Chính quyền Noda. Ông nhấn mạnh: “Đồng minh Nhật - Mỹ là nền tảng và tài sản lớn nhất của ngoại giao và an ninh Nhật Bản”, phải nhận thức được tầm quan trọng của Mỹ từ hai góc độ lợi ích thực tế và quan niệm giá trị, chủ trương tuân thủ hiệp định giữa Nhật Bản và Mỹ về việc di chuyển căn cứ không quân ở Okinawa, lấy quan hệ đồng minh vững chắc Nhật - Mỹ làm nền tảng, thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng châu Á. Do đó, về mặt ngoại giao, Chính quyền Noda còn tiếp tục phương châm chính sách cơ bản “lôi kéo Mỹ chống Trung Quốc” [77, tr.16]. Cuối năm 2012, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda bị chỉ trích vì quyên góp chính trị và việc cải cách thuế tiêu dùng, khả năng cầm quyền yếu buộc ông phải từ chức.

Ngày 16/12/2012, Đảng LDP trở lại nắm chính quyền sau tổng tuyển cử Nhật Bản với số phiếu áp đảo, một lần nữa chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản lại chịu nhiều thay đổi. Lần này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - người lại một lần nữa đắc cử, là một người lãnh đạo có lập trường cứng rắn nhất đối với vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân đội Nhật Bản đã có những đáp trả tương đối quyết liệt trong vấn đề bảo vệ chủ quyền đảo Senkaku (Điếu Ngư) trước sự xâm phạm của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời kì này, nền kinh tế Nhật Bản lần thứ năm trong vòng 2 thập kỉ trở lại đây lún sâu vào suy thoái. Xuất khẩu của nước này chịu tác động của đồng Yên giá cao và thị trường thu hẹp lại ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhật Bản bị đẩy lùi một bậc khi năm 2011 Trung Quốc vượt lên trở thành nước có nền kinh tế thứ hai trên thế giới.

Dưới sự lãnh đạo trở lại của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản triển khai một loạt các chính sách mới về kinh tế, ngoại giao, quốc phòng. Trong

đó đáng chú ý nhất là việc Nhật Bản mạnh tay tăng ngân sách quốc phòng. Từ ngày 9/1/2013, chính phủ Nhật bắt đầu cho chiến dịch đẩy mạnh chi tiêu cho quân sự bằng cách công bố tăng ngân sách quốc phòng thêm 180,5 tỷ yên (tương đương 1,6 tỷ euro) để hiện đại hóa 4 máy bay tiêm kích F15, mua thêm hệ thống chống tên lửa PAC-3 và máy bay trực thăng. Với khoản tăng này, ngân sách quốc phòng của Nhật đã tăng lên 4700 tỷ yên (tương đương 41 tủ euro) [57, tr.5-6]. Như vậy, việc tăng ngân sách quốc phòng của Nhật đã đánh dấu bước ngoặt mới trong chính sách quốc phòng nước này. Việc tăng ngân sách thể hiện quyết tâm của các nhà lãnh đạo Nhật Bản mong muốn khẳng định vị thế của mình trong khu vực đặc biệt là trong thời kì căng thẳng leo thang với láng giềng Trung Quốc.

Hiện nay, tranh chấp biển đảo đang nổi lên như là một vấn đề mang tính thời sự trong khu vực Đông Bắc Á. Đặc biệt là trong các tranh chấp đó luôn có một bên tham gia là Nhật Bản. Đó là các tranh chấp Nhật - Nga về quần đảo Kuril - Nhật Bản gọi là lãnh thổ phương Bắc, tranh chấp Nhật - Trung về quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) và tranh chấp Nhật - Hàn về quần đảo Takeshima (Dokdo). Những mối đe dọa đối với an ninh Nhật Bản, theo quan điểm của giới lãnh đạo nước này, xuất phát từ ba cường quốc hạt nhân - Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga. Đồng thời, cũng theo các nhà lãnh đạo Nhật Bản thì nước này sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố mối quan hệ với đồng minh chủ chốt của mình - Mỹ. Chính quyền của ông Abe dự báo tình hình an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng do có sự nổi lên của Trung Quốc, và Nhật Bản cần phải đóng một vai trò lớn trong lĩnh vực quân sự để duy trì một liên minh với Mỹ, coi đó như một phương tiện răn đe hiệu quả.

Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản bị vuột mất vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới. Cùng với sự cạnh tranh về kinh tế nước Nhật còn chịu nguy cơ mất an ninh từ những lần xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc. Quan

hệ Trung - Nhật đang trở nên hết sức căng thẳng trong việc tranh chấp quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Cả hai nước đều đơn phương tuyên bố chủ quyền quần đảo này gây ra những bất đồng trong quan hệ ngoại giao Nhật – Trung trong những năm gần đây. Nhật Bản không công nhận chuỗi đảo này là vùng lãnh thổ tranh chấp và đang tăng cường sự hiện diện của lực lượng quân sự để bảo vệ lãnh thổ của mình trước những hành động ngang nhiên từ Trung Quốc. Hiện nay, Nhật đang tiến hành tái vũ trang quân đội, củng cố sức mạnh quân sự đồng thời thúc đẩy quan hệ đồng minh với Mỹ - một trong những bước đi nhằm đối trọng lại Trung Quốc trong vấn đề Senkaku. Ngoài ra, Nhật còn mở rộng ngoại giao với Ấn Độ và các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Như vậy, Nhật đang xây dựng quan hệ ngoại giao với hệ thống các nước đồng minh nhằm chống lại Trung Quốc trong bối cảnh đầy căng thẳng hiện nay.

Nhật Bản và Trung Quốc ngày nay đang bị cuốn vào cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á vốn có tiềm năng trong hợp tác và phát triển.Mối quan hệ Nhật - Trung đang ngày càng trở nên xấu đi trong những năm qua.Nhiều sự kiện đã làm trầm trọng thêm xu hướng này.Nhật Bản đã có những hành động đáp trả một cách cứng rắn và cương quyết đối với các hành động của Trung Quốc trong các vấn đề ở biển Hoa Đông, từ việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông đến việc phái các tàu của nước này đi vào vùng biển tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư). Hành động quyết đoán của Trung Quốc và sự đáp trả cứng rắn của Nhật Bản đã làm căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc đã vượt qua Nhật để trở thành đối tác kinh tế thương mại lớn nhất ở khu vực ASEAN. Dường như cả Trung và Nhật đều đang trong cuộc chạy đua giành tầm ảnh hưởng ở khu vực ASEAN. Trước những bước đi hung hăng về quốc phòng của Trung Quốc, Nhật Bản đã lựa chọn bước đi tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trong khu vực. Quyết định của

Nhật Bản đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam - những quốc gia cùng có mâu thuẫn trong vấn đề chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông.

Bên cạnh vấn đề của Trung Quốc, Nhật Bản cũng phải đối mặt với vấn đề tranh chấp lãnh thổ với hai quốc gia là Nga và Hàn Quốc. Đối với Nga, từ lâu Nhật Bản đã vướng vào một cuộc cạnh tranh lâu dài trong việc giành quyền sở hữu lãnh thổ Phương Bắc (đảo Nam Kuril theo cách gọi của Nga). Đây là nguyên nhân dẫn cản trở hai nước kí một hiệp ước hòa bình từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Hiện nay, vấn đề này vẫn đang được chính phủ hai nước đưa vào chiến lược ngoại giao quốc gia. Chính phủ Nhật Bản đã ra Sách trắng khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo mà hai bên Nhật – Nga đang tranh chấp [95].

Ngoài ra, mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn bởi vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo. Đến nay, quan hệ ngoại giao hai nước vẫn đầy căng thẳng và việc Nhật đang bình thường hóa quân đội nước này làm dấy lên những lo ngại từ Hàn Quốc. Như vậy, triển vọng về việc bình thường hóa quan hệ của Nhật Bản và Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga trong tương lai vẫn còn là dấu hỏi bởi không nước nào chịu nhường bước trong cuộc cạnh tranh chủ quyền biển đảo này. Vấn đề tranh chấp với các quốc gia buộc chính phủ Nhật Bản phải đối diện với nhiều khó khăn khi thực hiện đường lối ngoại giao láng giềng của mình, theo đó đòi hỏi chính phủ phải có những chính sách linh hoạt và mềm mại hơn trong tương lai.

Nhật Bản tìm cách tăng cường an ninh trong khu vực. Chính sách khôi phục quân đội Nhật Bản của Thủ tướng Shizo Abe là một trong những bước đi chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc, đồng thời cũng là để đối phó với sự đe dọa từ vũ khí hạt nhân Triều Tiên và bảo vệ Nhật Bản trước những đe dọa từ bên Ngoài. Ông Abe quyết tâm xây dựng “một Nhật Bản hùng mạnh” có thể khẳng định lợi ích của mình bằng phương tiện kinh tế lẫn quân

sự. Kể từ khi lên nắm chính quyền ông Abe đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch thành lập một quân đội không bị cản trở bởi hiến pháp hòa bình được ban hành sau chiến tranh. Đồng thời chính quyền này còn thông qua thực hiện chính sách tiền tệ nhằm phá giá đồng yên và ủng hộ xuất khẩu. Ngày 9/1/2013, Bộ quốc phòng Nhật cho biết nước này sẽ chi 180,5 tỷ yên (1,6 tỷ euro) cho việc tiến hành hiện đại hóa 4 máy bay tiêm kích, mua hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 và máy bay lên thẳng. Thêm vào đó là khoảng 30 tỷ yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ chính trị an ninh nhật mỹ trong bối cảnh châu á hiện nay (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)