7. Kết cấu của luận văn
1.2. Tình hình chính trị an ninh Mỹ và Nhật
1.2.1. Tình hình chính trị an ninh nước Mỹ
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành nước duy nhất lãnh đạo cục diện địa chính trị thế giới. Từ những năm 50 của thế kỉ trước, Mỹ đã phát triển trở thành nước lớn mạnh toàn diện về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế, Mỹ thực thi các chiến lược bành trướng ra toàn thế giới.Mỹ trở thành một nước có quy mô quân đội, sức mạnh quốc phòng đứng đầu thế giới. Tuy là một nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới, một siêu cường nhưng tình hình chính trị - an ninh của nước Mỹ chưa thực sự ổn định, trong nước vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng bố, tấn công…
Sự kiện khủng bố 11/9/20014 khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ mất an ninh trầm trọng. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế được nước Mỹ xem như là một trong những mối đe dọa với an ninh quốc gia và an ninh quốc tế. Sự kiện 11/9 đã tạo ra đường hướng mới trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ, với trọng tâm là chiến lược chống khủng bố. Đây là mục tiêu cũng là ưu tiên
4 Sự kiện 11/9/2001 (Sự kiện 11/9): Ngày 11/9/2001 một nhóm không tặc đã cướp bốn chiếc máy bay (hãng Boing) nội địa Mỹ, hai chiếc may bay bị không tặc tấn công đã đâm thẳng vào tòa tháp đôi trụ sở của Tổ chức thương mại thế giới tại Manhattan, New York. Hai giờ sau cả hai tòa tháp đều sụp đổ. Chiếc máy bay bị cướp thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ, Lầu Năm Góc. Chiếc thứ tư bị hành khách khống chế và rơi xuống cánh đồng thuộc bang Pennsylvania. Trong vụ khủng bố đánh bom liều chết này, không tính 19 không tặc, đã có 2974 người thiệt mạng trong vụ tấn công, 24 người được liệt kê mất tích được xem như đã chết.
trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Trong những năm qua, các mối đe dọa an ninh với nước Mỹ dường như tăng theo cấp số nhân, thậm chí ngay cả khi nước Mỹ tin rằng 14 năm chiến tranh sẽ chấm dứt hoàn toàn với việc rút hết lực lượng quân đội tại Afghanistan. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nền an ninh quốc gia. Lực lượng nhà nước Hồi giáo (IS) đã nổi lên từ sự hỗn loạn của các cuộc nội chiến ở Syria như một lực lượng nguy hiểm gây mất ổn định tại khu vực hòa bình khá mong manh của thế giới.
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ bắt đầu thực hiện chủ nghĩa đơn phương về ngoại giao, đặc biệt là quân sự. Trong phương thức chống khủng bố Mỹ không được các đồng minh châu Âu như Đức, Pháp…ủng hộ do đó Mỹ bắt đầu lộ trình chống khủng bố do chính mình chủ đạo. Chính các chiến lược với quy mô lớn cùng các cuộc chiến tranh tại Iraq, Afghanistan…đã khiến Mỹ bắt đầu đi theo hướng suy yếu.
Sự can thiệp quá sâu vào các cuộc tranh chấp của thế giới đã làm nước Mỹ phải tốn một số lượng khổng lồ ngân sách, những can thiệp quân sự liên tiếp ở nước ngoài đã tạo thành gánh nặng quân sự và tài chính cho nước Mỹ. Sau sự kiện 11/9, nước Mỹ phát động một cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu. Cục diện thế giới nhờ đó cũng bị thúc đẩy đi theo một chiều hướng mới: nước Mỹ tiến hành can thiệp vào chủ quyền nhiều quốc gia, tập trung vào khu vực Trung Đông, Trung Á, Trung Âu nhằm thiết lập ảnh hưởng chi phối của Mỹ tại các quốc gia xung yếu như Iraq, Afghanistan, Ukraina… hướng tới mục tiêu thiết lập trật tự chính trị đơn cực do Mỹ chủ đạo.
Các cuộc chiến của quân Mỹ ở Iraq và Afghanistan đã kéo dài hàng chục năm, tiêu tốn của Mỹ tới hàng nghìn tỷ USD. Trong dự toán quốc phòng năm tài khóa 2010 của Mỹ, chi phí dùng cho cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan lên tới 139 tỷ USD, tổng là 1080 tỷ USD [73]. Mặc dù chính phủ Mỹ nhiều lần
tuyên bố rút quân, giảm bớt chi phí cho chiến tranh nhưng xét theo tình hình ở Iraq và Afghanistan hiện nay, thời hạn rút quân vẫn còn rất xa.
Các món nợ nước ngoài kếch sù tích lũy hàng chục năm của Mỹ đã gặm nhấm quỹ tín dụng quốc gia. Tỉ trọng các khoản nợ của Mỹ trong GPD từ 30% những năm 1980 tăng lên 70% những năm gần đây. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kinh tế quốc tế Peter G. Peterson dự đoán, địa vị kinh tế quốc tế của Mỹ sẽ sụt giảm nhanh chóng, tới năm 2030 tỉ trọng thâm hụt trong tài khoản vãng lai của Mỹ trong GDP sẽ từ 8% (năm 2014) tăng lên 15%, mỗi năm sẽ vượt qua 5000 tỷ USD, nợ tịnh sẽ từ 3500 tỷ USD hiện nay tăng lên 50000 tỷ USD tương đương 140% GDP [77, tr.9]. Lúc đó mỗi năm Mỹ phải dùng 7% sản lượng kinh tế ra để trả nợ nước ngoài.Sự thâm hụt thương mại hàng chục năm khiến cho nước Mỹ bị đẩy đến bờ vực của sự phá sản.Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay nhà dưới chuẩn đã làm cho nền kinh tế Mỹ suy yếu.
Ở châu Á, các tranh chấp trên biển tiếp tục gia tăng cùng với các bước đi ngang nhiên của quốc phòng Trung Quốc, những xung đột giữa Nga và Ukraina cũng diễn ra không ngừng…Nước Mỹ với chiến lược toàn cầu không ngừng gây ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự…trên toàn thế giới. Do đó tất cả những vấn đề về an ninh trên thế giới đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự ổn định an ninh quốc gia của đất nước đứng đầu thế giới này.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn, thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 1/1/1979.Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến nay hai nước vẫn không ngừng có cạnh tranh và xung đột trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao. Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi hệ thống quốc tế và trực tuyến thách thức vai trò truyền thống của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà Mỹ đang phải đối phó với các vấn đề ngân sách, hai cuộc chiến kéo dài chưa
có hồi kết và sự chia rẽ chính trị trong nước [43, tr.9]. Quân đội Trung Quốc đang không ngừng hiện đại hóa bằng việc cải thiện năng lực chỉ huy, phát triển hải quân, không quân, xây dựng căn cứ hiện đại trên biển. Quân đội Trung Quốc được trang bị thêm nhiều tàu ngầm, tàu sân bay Liêu Ninh, tên lửa, máy bay tiêm kích. Trung Quốc nổi lên như muốn thách thức vị trí bá chủ thế giới của Mỹ, đẩy mạnh mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á, nhất là biển Đông. Sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với tình hình chính trị - an ninh khu vực châu Á làm cho Chính quyền Mỹ chú ý hơn đến khu vực này. Đặc biệt là việc Mỹ thúc đẩy mối quan hệ đồng minh với các đối tác tin cậy như Nhật Bản, Hàn Quốc…
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ duy trì lực lượng quân sự nòng cốt là căn cứ quân sự tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các đảo Thái Bình Dương. Thế nhưng, khi Mỹ thực hiện chiến lược “xoay trục” thì Mỹ đã mở thêm các căn cứ mới. Bên cạnh đó, Lầu Năm Góc ưu tiên hàng đầu trong việc chiến thắng học thuyết “chống can thiệp” của Trung Quốc. Tháng 11/2011, Ngoại trưởng Mỹ thông báo thay đổi chính sách liên quan đến châu Á Thái Bình Dương. Chiến lược mới này bao gồm các nhân tố can dự ngoại giao, kinh tế như Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, thế nhưng nhân tố bao trùm hơn cả là việc Mỹ can thiệp quân sự ở khu vực. Với mối đe dọa từ sức mạnh hải quân đang gia tăng ở Trung Quốc, Mỹ tăng cường đầu tư nguồn lực để tiếp cận các nền kinh tế châu Á và đảm bảo tự do hàng hải. Mục tiêu của Mỹ là khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực, tìm cách cân bằng lại cán cân quyền lực tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kể từ sau sự kiện 11/9/2001 đến nay, nước Mỹ đã trải qua hai nhà lãnh đạo George W. Bush và Barack Obama. Mỗi một tổng thống lại có cách nhìn nhận khác nhau trước các vấn đề mà nước Mỹ phải đối mặt. Năm 2000, Tổng thống George W.Bush lên nắm chính quyền, ông thực hiện theo những dự định ban đầu khi tuyên bố tranh cử tổng thống vào năm 1999, các vấn đề
trong nước nằm ở hàng đầu chương trình nghị sự chính trị, chính sách đối ngoại là một suy nghĩ đến sau. Tổng thống Bush đặt trọng tâm của chiến lược quốc gia nước Mỹ và các vấn đề trong nước vào 8 tháng đầu ông cầm quyền. Đặc biệt là cả tổ chức khủng bố Al-Qadea lẫn khủng bố đều không được cho là vấn đề nổi bật khi ông chuyển hướng sang chính sách đối ngoại. Sự kiện 11/9 đã thay đổi tính toán đó và cùng với nó là định hướng của chính sách đối ngoại Mỹ. Chiến đấu chống khủng bố đã trở thành một sự ưu tiên hàng đầu.
Vào ngày 12/9/2001, LHQ đã cho phép thực hiện “tất cả những bước cần thiết” [72, tr.9] để trả đũa cuộc tấn công 11/9. Chính quyền của Tổng thống Bush đã dần đầu trong cuộc tấn công Afghanistan vào tháng 10 năm 2001. Lực lượng quân đội do Mỹ dẫn đầu đã nhanh chóng đập tan chính quyền Taliban, tháng 12 Taliban sụp đổ. Sau đó, tháng 10/2002 Quốc hội Mỹ đã cho phép tấn công Iraq. Trước sự phản đối kịch liệt của hầu hết các nước trên thế giới, Mỹ cùng đồng minh của mình là Anh, Australia, Ba Lan đã tấn công vào Iraq vào tháng 3/2003.
Năm 2004, Tổng thống Bush tái đắc cử nhiệm kì thứ hai. Chính quyền của ông tiếp tục triển khai chiến lược chống khủng bố mà trọng tâm là sự can thiệp quân sự ở Afghanistan và Iraq. Trong mối quan hệ với Nhật Bản, Thủ tướng Koizumi và Tổng thống Bush khẳng định mối quan hệ đồng minh ngày càng bền chặt. Đồng thời, Mỹ duy trì chính sách đối ngoại không mấy êm đẹp, thậm chí là đối địch với các nước Iran, Triều Tiên và cả Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, nhiệm kì của Tổng thổng Bush được coi là thời kì “tệ hại” nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Đồng thời ông cũng để lại cho nước Mỹ cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, hậu quả của nó đem lại cho nước Mỹ nhiều nguy cơ về sự sụt giảm sức mạnh siêu cường quốc.
Vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bush, những hạn chế đối với sức mạnh Mỹ đã tỏ rõ. Bất chấp việc tiêu tốn hơn 500 tỷ USD, quân đội Mỹ vẫn đang chiến đấu ở Iraq - vào năm 2007 Mỹ đã cử đi thêm 20.000 binh lính
Mỹ nhằm nỗ lực giảm bớt hành vi bạo lực ở đó. Trong khi đó, ở Afghanistan, Taliban đã giành lại được thế chủ động, tạo áp lực lên Chính quyền và kích động tình trạng bạo lực qua đường biên giới ở Pakistan. Việc phô trương sức mạnh của Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng đã không tạo ra được những lợi ích phụ mà Tổng thống Bush đã dự tính. Iran và Triều Tiên tiếp tục các chương trình vũ khí hạt nhân, vào năm 2006 Triều Tiên đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên của mình. Các nhà lãnh đạo đồng minh không tập trung quanh sự lãnh đạo của nước Mỹ mà tự tách mình khỏi nó, chủ yếu bởi vì sự phản đối của người dân. Và ngân sách đã phải tiêu tốn 814,6 tỷ USD cho cuộc chiến ở Iraq và 685,6 tỷ USD với cuộc chiến kéo dài tại Afghanistan. Ngoài chi phí về ngân sách, nước Mỹ đã phải chịu nhiều tổn thất về nhân mạng, tính đến cuối năm 2008, đã có 4000 lính Mỹ thiệt mạng tại các chiến trường Iraq, Afghanistan, [105]. Cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Tổng thống Bush đã để lại những hậu quả nặng nề không như những dự tính ban đầu. Như vậy, trong suốt hai nhiệm kì kéo dài 8 năm của mình, Tổng thống Bush đã để lại dấu ấn sâu đậm ở khu vực Trung Đông.
Năm 2008, Tổng thống Obama lên nắm chính quyền. Nhiệm kì của ông bắt đầu đầy thử thách với việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của nước Mỹ bắt đầu từ năm 2007 và trở nên bùng phát vào năm 2008. Đồng thời, ông cũng phải có trách nhiệm trong việc tiếp nhận vai trò chống khủng bố của nước Mỹ. Trên cương vị mới, Tổng thống Obama tiến hành chính sách đối ngoại mềm mỏng hơn, từ khi bắt đầu nhiệm kì của mình ông đã tiến hành chiến lược ngoại giao toàn diện, trong đó việc mở rộng và thắt chặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới được chú trọng. Đặc biệt đẩy mạnh mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ở khu vực châu Á.
Sau khi tái đắc cử nhiệm kì hai, tổng thống Obama đã tiến hành chiến lược ngoại giao toàn diện đặc biệt chú trọng đến khu vực châu Á. Chính sách
của Mỹ đối với châu Á hiện nay là tăng cường triển khai quân sự, các mối quan hệ chính trị và quan hệ đối tác kinh tế của Mỹ ở châu Á. Một điều dễ thấy là sự trỗi dậy của Trung Quốc là động lực kích thích nước Mỹ tiến hành các chính sách ngoại giao mới, điều mà Mỹ lãng quên trong những thập kỉ trước. Cốt lõi của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ là muốn thông qua đảm bảo năng lực kiểm soát quân sự của Mỹ ở Đông Á để bảo vệ địa vị lãnh đạo của mình.
Dự toán ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2015 đã được hạ viện thông qua, cho phép quyền chính phủ Mỹ sử dụng 521,3 tỷ USD, chi cho việc mua sắm trang bị mới và nghiên cứu vũ khí, cũng như chi trả chi phí cho nhân viên[86]. Ngoài ra, Hạ viện còn uỷ quyền cho chính phủ Mỹ chi trả kinh phí hoạt động ở nước ngoài là 63,7 tỷ USD, bao gồm kinh phí hoạt động tại Iraq và Afghanistan. So với ngân sách quốc phòng trước đây, dự toán ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2015 giảm 48 tỷ USD, trong đó kinh phí chiến tranh hải quân giảm 16,4 tỷ USD, việc này có liên quan đến việc rút quân khỏi cuộc chiến tại Afghanistan. Ngân sách này bao gồm cả chi phí cho cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS, với tổng chi phí là 5,1 tỷ USD, trong đó gồm chi phí huấn luyện an ninh cho Iraq trong hai năm tới, giúp lực lượng này nâng cao khả năng tác chiến và kinh phí cho việc tăng 1.500 quân đến Iraq [106]. Tuy cắt giảm chi phí, nhưng chính quyền Obama vẫn đảm bảo sự can thiệp số 1 của Mỹ ở Trung Đông.
Đồng thời, trong chiến lược trở lại châu Á, Mỹ thúc đẩy tích cực cơ cấu “Đồng minh Mỹ-Nhật +” [58, tr.13]. Trong quá trình tăng cường và mở rộng hệ thống đồng minh khu vực, không chỉ giới hạn thiết lập quan hệ song phương mà Mỹ còn coi trọng thiết lập hệ thống khu vực. Nền tảng của chiến lược châu Á- Thái Bình Dương của Mỹ là đồng minh quân sự Mỹ - Nhật. Đối với vấn đề biển Đông, Mỹ và Nhật phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển quan hệ với các nước Philippines, Việt Nam… Tháng 5/2014, Tổng thống
Obama thăm Nhật Bản, hai nước đã ra tuyên bố chung đề xuất kết hợp giữa chiến lược “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và “chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Thủ tướng Abe, cùng xây dựng trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông Obama muốn xây dựng lại trật tự khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cốt yếu là muốn thay đổi trật tự hợp tác đang hình thành ở