Hưng n có diện tích 923,1 km2, là một tỉnh nhỏ nằm giữa đồng bằng sông Hồng. Đây là một phần của đồng bằng châu thổ, khơng có đồi núi và rừng rú. Phía bắc Hưng Yên giáp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, địa giới dài 16km; phía Tây bắc, giáp huyện Gia Lâm, địa giới ngoằn nghèo dài 20km. Phía bắc và Tây bắc khơng cịn ranh giới tự nhiên. Phía Đơng Hưng Yên giáp với tỉnh Hải Dương, địa giới dài 46 km.
Hưng Yên nằm giữa đồng bằng châu thổ sơng Hồng, với địa hình tương đối đơn điệu. Nhìn chung địa hình của tỉnh nghiêng chênh chếch từ Tây bắc xuống Đông nam và khơng thật bằng phẳng. Độ dốc trung bình là 8cm/1km.
Về phía bắc, nổi lên là địa hình cao, có hình vịng cung đi từ đơng bắc sang tây bắc rồi men theo phía tây, dọc sông Hồng, bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu. Đây là vùng đất cao trong đê, có độ cao tuyệt đối từ 4 đến 6m.
Liền kề với vùng đất cao là vùng đất thấp hơn, độ cao trung bình 3m, phổ biến như huyện Ân Thi, Yên Mĩ, Mĩ Hào, nam Kim Động, Tiên Lữ và kéo xuống phía Nam (như Phủ Cừ). Độ cao ở đây chỉ cịn 2m.
Địa hình Hưng Yên ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác. Trước kia
thường xuyên xảy ra hạn hán và úng ngập. Vùng cao khơng giữ được nước, trong khi đó vùng thấp lại tiêu nước không kịp trong mùa mưa. Với từng vùng
đã xây dựng một mạng lưới thủy lợi dầy đặc để kịp thời giải quyết những khó khăn do địa hình gây ra, đảm bảo cho việc sản xuất quanh năm, hạn chế mức thiệt hại do hạn hán và úng lụt.
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sơng Hồng, khí hậu Hưng n có đầy đủ những nét chung của đồng bằng lớn này. Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa Đơng lạnh. Với khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp thâm canh cao.
Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sơng, trong đó có sơng Hồng, con sông lớn nhất miền bắc, chảy qua. Ngồi sơng tự nhiên, Hưng n cịn có nhiều sông đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nơng Bắc Hưng Hải.
Hưng n có nhiều sơng, sơng Hồng chảy qua Hưng Yên theo hướng Tây Bắc - nam Đông Nam với chiều dài 67 km. Đây là đoạn sông lớn nhất của Hưng n. Sơng Hồng có chứa lượng phù sa khá lớn và chính vùng đất Hưng Yên cũng do dịng sơng này bồi tụ nên. Về đến lãnh thổ Hưng Yên, sơng Hồng chảy quanh có uốn khúc, tạo nên nhiều bãi bồi đất rộng (như Phú Cường, Hùng Cường thuộc huyện Kim Động).
Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam. Nó bắt đầu chảy vào địa phận Hưng Yên ở thôn Phi Liệt (xã Liên Nghĩa, huyện Văn Giang), qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, thị xã Hưng Yên từ Ung Lôi (xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ).
Sông Hồng đã đem lại nguồn nước phù sa cho đồng ruộng Hưng Yên. Nó cịn là con đường thuỷ quan trọng nối Hưng Yên với Hà Nội, thị xã Sơn Tây, Việt Trì, Yên Bái, Thái Bình và Nam Định.
Sông Luộc là con sông lớn thứ hai chảy qua Hưng Yên, một nhánh lớn của sông Hồng, nằm vắt ngang phía Nam của tỉnh, gần như vng góc với sơng Hồng. Sơng Luộc dài 70 km, rộng trung bình 200 mét, chảy qua địa phận Hưng Yên với độ dài 26 km. Theo sông Luộc, từ Hưng Yên đến Ninh
Giang (Hải Dương) từ sông Luộc qua các hệ thống sơng khác, có thể đến Thành phố Hải Dương, Thành phố Hải Phịng.
Sơng Kẻ Sặt nằm ở phía Đơng của tỉnh, con sơng này làm nên ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hải Dương, đoạn sông này dài 20 km từ Thịnh Vạn (Mỹ Hào) đến Tơng Hố (Phủ Cừ). Nó có giá trị về mặt dẫn nước (khi có hạn) và tiêu nước khi có úng, vì nhận nước từ sơng Thái Bình (cửa sơng ở phía Nam Thành phố Hải Dương) và xi chiều tiêu thuỷ ra sông Luộc. Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi này, Hưng Yên đã xây dựng hệ thống thuỷ lợi để điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong phạm vi lãnh thỗ Hưng n cịn có các sơng ngang dọc nối với nhau hình thành một mạng lưới dẫn thuỷ khắp từ bắc đến nam, như các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ…
Ngoài nguồn nước ngọt dồi dào, Hưng n cịn có nguồn nước ngầm phong phú, nhất là khu vực quốc lộ 5, từ Như Quỳnh đến phố Nối, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và đô thị.
Về đất đai, tồn tỉnh khơng có loại đất nào phát sinh và phát triển trên đá mẹ. Các loại đất tuy khác nhau nhưng đều do phù sa bồi tụ. Gần hai rìa sơng là đất cát, cát pha tầng dày, rồi tiếp đến là cát pha tầng mỏng hoặc đất thịt nhẹ, đi sâu vào trong đồng là vùng đất sét có phủ một lớp đất thịt rất mỏng. Về đại thể, có thể chia thành hai vùng:
Vùng ngồi đê: đây là vùng đất phù sa trẻ nhất, hàng năm ít nhiều vẫn được phù sa bồi đắp. Vùng đất này nằm chủ yếu ở ngoài đê thuộc các huyện Văn Giang, Kim Động, Tiên Lữ. Ở vùng ngồi đê, có thể trồng màu xen canh, gối vụ liên tiếp, trừ mùa mưa lũ.
Vùng trong đê, đất phù sa khơng được bồi, màu nâu tươi, trung tính, ít chua, khơng glây hoặc glây yếu. Vùng này chiếm tỉ lệ 32 % diện tích đất canh tác của tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Văn Lâm, Tiên Lữ, Ân Thi, Mỹ Hào. Loại đất này có độ phì cao, giàu các chất đạm, lân, tương đối nhiều mùn, thích hợp với việc trồng lúa, các loại
hoa màu và cây cơng nghiệp như mía, đay, dâu, lạc. Đây là vùng trồng lúa tốt nhất của tỉnh.
Đất phù sa không được bồi, màu nâu tươi, glây trung bình hoặc mặn, ít chua. Chiếm 25% đất canh tác của tỉnh, loại đất này nằm ở miền trũng của các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Phù Cừ, Mỹ Hào. Đất thiếu khơng khí, q trình hố sét mạnh, có ảnh hưởng xấu đến cây trồng; phải cày sâu, bón phân nhiều khi trồng lúa.
Vùng cà chua và bí đỏ, có tầng sét dày, bao gồm diện tích đất đai cịn lại của các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Yên Mỹ, Văn Lâm… Đối với loại đất này, phải chống chua, chống glây hoá và cải tạo thành phần cơ giới để đưa vào sử dụng có hiệu quả trong nơng nghiệp.
Về sinh vật, nằm giữa đồng bằng sông Hồng, lại được khai thác từ lâu đời nên Hưng n hầu như khơng cịn thảm thực vật tự nhiên. Về giới động vật cũng tương tự như vậy. Các loài chim muông, cầm thú tự nhiên rất ít, ngồi những lồi cáo, cị, cuốc, ngỗng trời…
Về khống sản, nhìn chung, Hưng Yên có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, song tài nguyên khoáng sản lại rất hạn chế. Ngay cả nguyên liệu thông thường như đá vôi cũng phải nhập ở tỉnh ngoài. Đây là một trong những khó khăn trong q trình phát triển cơng nghiệp hố của tỉnh.
Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, trong đó có sơng Hồng, con sơng lớn nhất miền Bắc chảy qua. Ngồi sơng tự nhiên, Hưng n cịn có nhiều sơng đào nhằm phục vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Những con sông này thuộc hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải.