thiết và cấp bách.
2.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực ở Hưng Yên lực ở Hưng Yên
a. Thành tựu
Hưng Yên muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT, Đảng bộ Hưng Yên đã xác định quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với quá trình phát triển nguồn nhân lực. Do đó, q trình phát triển nguồn nhân lực của Hưng Yên đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Hưng n là một tỉnh có quy mơ dân số tương đối lớn, Theo niên giám thống kê Hưng Yên (Cục Thống kê Hưng Yên), dân số của tỉnh là 1.131.185, xếp thứ 32 toàn quốc và đứng thứ 5 trong tổng số 11 tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và dân số Hưng Yên ngày càng gia tăng. Dân số đơng thì nguồn lao động càng dồi dào. Nhưng dân số tăng nhanh sẽ gây áp lực về đời sống và việc cải thiện đời sống của nhân dân khơng chỉ ảnh hưởng đến văn hóa, y tế, giáo dục mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, Đảng bộ Hưng Yên đã triển khai thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hóa gia đình, hạ thấp được tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của Hưng Yên từ 0,99% xuống còn 0,96% năm 2009.
Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu dân số, kế hoạch hóa gia đình góp phần thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời, trực tiếp đóng góp mức tăng thu nhập bình qn đầu người, giảm sức ép gia tăng dân số, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
Nguồn nhân lực ở Hưng Yên tương đối dồi dào nhưng chủ yếu tập trung trong nơng nghiệp. Vì vậy, Đảng bộ Hưng Yên sẽ chú trọng thực hiện CNH, HĐH NN, NT. Ứng dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học vào lĩnh vực sản xuất để phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây con có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 3,5%/năm, giữ ổn định lương thực ở mức 450 kg/đầu người. Chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “Sinh” hóa đàn bị, ni cá rơ phi đơn tính xuất khẩu, sản xuất giống lúa xuất khẩu, rau quả chất lượng cao được quan tâm phát triển. Hưng Yên là một trong hai tỉnh trên toàn quốc sớm thực hiện miễn thủy lợi phí cho nơng dân, thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để NN, NT và nơng dân đẩy mạnh sản xuất. Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất làm giảm lao động trong nông lâm thủy sản xuống 7,07% (năm 2009 so với 2006).
Công nghiệp của Hưng Yên phát triển nhanh, giá trị sản xuất bình quân tăng 21%, phát triển một số ngành sản xt có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép với kĩ thuật tiên tiến. Sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn; nhiều sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong 14 khu công nghiệp được quy hoạch đã có 5 khu đi vào hoạt động và 2 khu đã lấp đầy diện tích thu hút 813 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký tương đương 3.590 triệu USD.
Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm . Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,14%/năm và ngành này hằng năm thu hút được một số lượng lớn lao động tham gia.
Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT, Hưng Yên chú trọng phát triển GD - ĐT, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, triển khai phổ cập THCS. Có thể nói trình độ học vấn của nguồn nhân lực Hưng Yên ngày càng được nâng cao, tỉ lệ người biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ngày càng giảm. Năm 2004 là 4,8%; năm 2009 là 2,5%. Trong tỉ lệ này của cả nước là 5,5% người chưa biết chữ và 15,5% người chưa tốt nghiệp tiểu học. Số học sinh trung học cơ sở và học sinh THPT của Hưng Yên ngày càng tăng lên. Tổng số học sinh các cấp phổ thông đỗ tốt nghiệp là trên 80%.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh được nâng lên một bước, không chỉ được thể hiện ở mặt bằng dân trí phổ cập giáo dục phổ thơng mà nó cịn thể hiện ở trình độ học vấn và chuyên mơn, kĩ thuật. Trình độ này cũng được nâng cao không ngừng từ 10,4% năm 2006 lên 13,9% năm 2009 trong tổng số lao động. Có thể nói trong những năm qua, nguồn nhân lực được đào tạo của Hưng Yên mặc dù tăng mạnh cả về mặt số lượng và chất lượng, nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của tỉnh thì vẫn cịn chậm. Yêu cầu này đặt ra với Hưng Yên cần phải phấn đấu hơn nữa, phải đầu tư cho GD - ĐT để nâng cao trình độ chun mơn cho nguồn nhân lực.
Trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn về phát triển kinh tế do chịu sự tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thế nhưng, Hưng Yên vẫn nỗ lực phấn đấu, dành những khoản ngân sách thích hợp cho GD - ĐT nhằm tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2009, Hưng n có 30.389 người có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học, bằng 2,5 lần so với tổng lao động có trình độ chun mơn, kĩ thuật.
Hưng n xây dựng được một hệ thống trường, lớp đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ trường dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ đến đại học, đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ
chun mơn, kĩ thuật nghiệp vụ ngày càng đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh.
Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, việc nâng cao đời sống nhân dân đã có bước chuyển biến tích cực. Lực lượng lao động nói riêng liên tục được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần nhờ kinh tế Hưng Yên vẫn tăng liên tục trong nhiều năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 11,74%. Đặc biệt hơn là sau 14 năm tái lập, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã đạt được những thành tựu kỳ diệu, tăng trưởng bình quân hằng năm đạt trên 12%. So với khi tái lập tỉnh, đến nay giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 50 lần, thu ngân sách tăng gấp 40 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 25 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp sáu lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Nông, lâm, thủy sản năm 2004 là 31,92%, năm 2008 giảm xuống cịn 27,95%, cơng nghiệp và xây dựng là 36,95 và 42,17%. Do tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp giảm, công nghiệp, xây dựng tăng nên đã chuyển được một phần lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành trong cơng nghiệp, góp phần cân đối lực lượng lao động giữa các ngành, các vùng.
Nhìn một cách tổng quát về kinh tế - xã hội, y tế, GD - ĐT, Hưng Yên đã có những bước tiến bộ đáng kể góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng.
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ trên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn thực hiện cuộc cách mạng CNH, HĐH NN, NT, sự phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập.
b. Hạn chế
Một là, dân số Hưng Yên đứng thứ 32 trên toàn quốc và đứng thứ 5/11
tỉnh ở đồng bằng sông Hồng với quy mô và tốc độ không ngừng gia tăng của Hưng Yên, một mặt cung cấp cho thị trường nguồn lao động dồi dào thế nhưng hạn chế lớn nhất ở đây là dân đông đặt ra hàng loạt các vấn đề cần giải
quyết như văn hóa, y tế, giáo dục và mức sống của người dân đều bị thu hẹp và cũng đồng nghĩa với tình trạng số người thất nghiệp sẽ tăng lên, vấn đề giải quyết việc làm cũng sẽ rất khó khăn.
Mặc dù số dân đông nhưng chất lượng dân số ở Hưng Yên còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cao về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của tỉnh cũng như của cả nước. Thế lực, trí lực của người lao động Hưng Yên mới đạt được ở mức hạn chế. Tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng còn rất cao, trên 16%, trẻ em suy dinh dưỡng về cân nặng và gần 30% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Với thực trạng như vậy sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể lực, sức khỏe và hạn chế về phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức lao động hiện tại và tương lai. Đây thực sự là khó khăn, thách thức địi hỏi cơng tác dân số và chăm sóc sức khỏe của Hưng Yên cần phải tập trung giải quyết.
Hai là, số lượng lao động Hưng Yên trong vài năm gần đây tuy đã tăng
tương đối nhanh, chiếm trên 50% dân số, lại là lực lượng lao động có tuổi đời rất trẻ nhưng đa số vẫn là lao động ở khu vực nông thôn.
Các ngành nông, lâm, thủy sản sử dụng trên 80% lực lượng lao động của cả tỉnh, cơ cấu lao động đang chuyển dịch dần theo hướng cơng nghiệp hóa, nhưng sự chuyển dịch diễn ra cịn chậm chạp.
Theo niên giám thống kê - Cục Thống kê Hưng Yên, năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động của Hưng Yên tăng khá nhanh, từ 570.985 người năm 2004 lên 679.930 người năm 2009. Đây là tiềm năng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nếu lực lượng này được đào tạo và sử dụng hợp lý; ngược lại, đó sẽ là một thách thức và áp lực rất lớn đối với sự phát triển.
Ba là, Trong những năm qua, sự nghiệp GD - ĐT của Hưng Yên đã đạt
được rất nhiều thành tựu quan trọng, có bước tiến đáng kể. Song để nhìn lại một cách tổng quát, thì GD - ĐT Hưng Yên vẫn còn nhiều yếu kém, thể hiện ở chỗ: kết quả, chất lượng giáo dục chưa cao, do thiếu về trang thiết bị dạy hoc, cơ sở phịng thí nghiệm cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí đều dạy chay, một số
trường dạy nghề khơng có dụng cụ thực hành. Đây là vấn đề bức thiết nhất cần khắc phục. Song muốn khắc phục được thì phải trơng chờ vào nguồn kinh phí của tỉnh nhưng kinh phí của tỉnh thì lại rất ít, ngân sách thu khơng đủ chi. Nếu Trung ương khơng hỗ trợ phần nào thì sự nghiệp GD - ĐT, nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Hưng Yên sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.
Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực của Hưng Yên còn yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề. Quy mô đào tạo còn nhỏ bé, manh mún. Các trường, các cơ sở dạy nghề hiện nay mới chỉ đáp ứng được 70% yêu cầu đào tạo. Chưa mở rộng đào tạo nghề mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu vực sản xuất, chế biến sản phẩm của nông nghiệp, công nghiệp và xuất khẩu lao động. Chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Việc đào tạo lao động có trình độ trung học chun nghiệp trong những năm gần đây liên tục giảm sút. Nguyên nhân là do hiện nay quy mô các trường đại học mở ra rất nhiều. Hơn nữa, ở Hưng Yên hiện nay chưa có thật nhiều ngành nghề để thu hút lực lượng lao động vào làm việc. Ngay cả lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên cũng giảm là do việc làm chưa có nhiều để thu hút lực lượng lao động có chun mơn, kĩ thuật cao. Đây là một vấn đề đặt ra địi hỏi tỉnh cần phải có giải pháp đồng bộ để phát triển nguồn nhân lực ở Hưng Yên.
Bốn là, nguồn nhân lực ở Hưng n trình độ chun mơn, kĩ thuật cịn
rất thấp. Năm 2009, lao động có bằng sơ cấp trở lên mới chỉ đạt 13,9% mà chủ trương của Hưng Yên là tiến hành CNH, HĐH NN, NT là chủ yếu, thế nhưng lao động được đào tạo tập trung ở vùng nông thôn chỉ đạt 11,6% trong tổng lực lượng lao động, trong khi đó thành thị có tỉ lệ khá cao là 31,8%. Cịn lại là lao động giản đơn chiếm trên 80%. Tuy hàng năm lực lượng lao động này có tăng, nhưng tăng vẫn rất chậm. Với tốc độ tăng như vậy, Hưng Yên khó có thể đuổi kịp các tỉnh và rất hạn chế đến việc cung cấp cho ngành nông
nghiệp những người lao động có trình độ chun mơn, kĩ thuật cao và ảnh hưởng không tốt đến con đường phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để phát triển nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Đại hội IX của Đảng đã đề ra chỉ tiêu “Đưa số lao động đã qua đào tạo đạt 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010” [33, tr.160]. Cả nước phấn đấu chỉ tiêu này đã khó, cịn Hưng n lại càng khó hơn. Đây có thể là một thách thức rất lớn đối với một tỉnh thuần nông khi bước vào cuộc cách mạng CNH, HĐH NN, NT.
Tỉ lệ lao động có trình độ chun mơn, kĩ thuật cịn thấp nên trong q trình tham gia vào các hoạt động sản xuất có chun mơn, kĩ thuật cao thì người lao động rất bỡ ngỡ và khơng làm được. Đây chính là việc thể hiện trình độ yếu kém của lực lượng lao động của Hưng Yên. Hiện nay, lĩnh vực sản xuất đòi hỏi cần lực lượng lao động có tay nghề, có chun mơn, kĩ thuật nhưng thực trạng nguồn nhân lực ở Hưng Yên như vậy nên thị trường luôn xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong doanh nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản phần lớn các nhà quản lý chưa được đào tạo chuyên sâu về kinh tế và kinh doanh nên tiếp cận với thị trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, chưa thích nghi với cơ chế thị trường và làm quen với pháp luật nên hay bị thua thiệt trong kinh doanh.
Như vậy, Hưng Yên đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng lao động kĩ thuật cao thuộc mọi lĩnh vực, nhất là lao động trong nơng, lâm, thủy sản. Nói chung, chất lượng nguồn nhân lực Hưng n cịn thấp so với yêu cầu của CNH, HĐH NN, NT của tỉnh cũng như của cả nước.
Năm là, lao động của Hưng Yên còn thể hiện bất cập ở chỗ sự mất cân
đối giữa các ngành nghề, trình độ chun mơn và các vùng miền.
Sự không cân đối giữa các ngành nghề lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên rất lớn. Số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên tập trung chủ yếu ở các nhóm thuộc các nhà quản lý các cấp, các đơn vị, sau là các nhà
khoa học bậc cao và bậc trung. Cịn trong nơng, lâm, thủy sản lại chiếm một tỉ lệ quá thấp, chỉ 4,3%.
Với một tỉ lệ như vậy thì Hưng Yên rất khó khăn về lao động có chun mơn, kĩ thuật trong các ngành mũi nhọn của tỉnh. Vì thế, tiến trình CNH, HĐH NN, NT sẽ bị chậm lại.
Sự bất hợp lý cịn thể hiện ở trình độ chun mơn, kĩ thuật. Đó là do chúng ta chưa có tầm nhìn chiến lược, nặng về đào tạo cao đẳng, đại học, còn chưa chú ý đúng mức việc đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cơng nhân kĩ thuật và trung cấp chuyên nghiệp. Đây mới chính là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Điều đó dẫn tới tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trên cả nước nói chung và Hưng Yên nói riêng.
Rõ ràng, cơ cấu đào tạo như vây là không hợp lý. Trong CNH, HĐH