Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực ở Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 63)

Phát triển nguồn nhân lực ở Hưng Yên để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT là một địi hỏi tất yếu, khách quan vì:

Thứ nhất, CNH, HĐH NN, NT là một xu thế tất yếu của lịch sử nhân

loại, nó đã tác động đến tất cả các nước và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở những nước phát triển, hiện đại hóa là q trình tạo ra và sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, kĩ thuật và công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển và làm cho các sản phẩm mang tính thời đại, từ đó đưa con người bước vào một trình độ văn minh mới, đó là nền văn minh tin học, nền văn minh trí tuệ. Ở các nước hiện đang phát triển, khi thực hiện tiến trình phát triển cơng nghiệp hố phải ln gắn chặt với hiện đại hóa. Như Đảng ta đã từng xác định, chúng ta phải tiến hành cuộc cách mạng CNH, HĐH đất nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Có như vậy chúng ta mới có thể rút ngắn thời kì quá độ để tiến tới một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh” và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Phải thơng qua q trình CNH, HĐH mới xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, cơ

sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao…” [54, tr.80].

Hưng Yên là tỉnh mới được tái lập, kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội còn rất non trẻ. Thế nhưng, muốn thúc đẩy kinh tế - xã hội, Hưng Yên cũng khơng nằm ngồi xu thế chung của đất nước. Hưng Yên tất yếu phải tiến hành cuộc cách mạng CNH, HĐH nói chung mà trọng tâm là cuộc cách mạng CNH, HĐH NN, NT nói riêng. Có như vậy, Hưng Yên và cả nước mới phấn đấu đến 2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.

Trọng tâm của Hưng Yên trước tiên phải tiến hành CNH, HĐH NN, NT là vì dân số Hưng Yên vẫn 87,74% sống ở khu vực nông thôn và làm nghề chính là sản xuất nông nghiệp. Mà CNH, HĐH NN, NT là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Thực tiễn cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng những thành tựu KH, CN trước hết là công nghệ sinh học thiết bị kĩ thuật hiện đại vào khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường. Do đó, để tiến hành cuộc cách mạng CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Hưng Yên lần thứ XVI (2006-2011) đã xác định mục tiêu của tỉnh là “Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, khai thác tốt lợi thế, huy động mọi nguồn lực, chủ động hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, phấn đấu đến năm 2010, Hưng Yên trở thành tỉnh khá, tạo cơ sở để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020” [24, tr.37-38].

Hưng Yên tiến hành CNH, HĐH NN, NT cũng chính là thực hiện mục tiêu “tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT. Hình thành các cơ sở sản xuất cây công nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh sản xuất hàng hóa chất lượng cao… Hoàn thành quy hoạch xây dựng

nơng thơn mới gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã Việt Nam” [24, tr.40-41].

Với các mục tiêu mà Đảng bộ Hưng Yên đề ra, phải được thực hiện bằng chính sức mạnh của con người Việt Nam trong đó có sự góp sức của người Hưng Yên. Vì con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, từ năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từ tư cách phẩm chất đạo đức và lịng hăng say, nhiệt tình cơng việc, cần cù chịu thương chịu khó của con người Hưng Yên sẽ sớm thực hiện được mục tiêu trên. Vì vậy, CNH, HĐH NN, NT là phải phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao ở tỉnh.

Thứ hai, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, vật chất quyết định

ý thức, dựa trên một nền tảng vật chất nhất định thì ý thức được phát triển. Nhưng ý thức cũng có tác động trở lại đối với vật chất, ý thức ngày nay mà hạt nhân là KH, KT và CN tiên tiến sẽ làm hạt nhân cho phát triển kinh tế - xã hội. Lao động sản xuất là từ nhu cầu tiêu dùng của con người. Nhu cầu càng phong phú, đa dạng, càng cao bao nhiêu thì sản xuất càng phát triển. Trước đây, nhu cầu của con người là ăn no, mặc ấm thì nền sản xuất mang tính tự nhiên, mang tính chất tự cung, tự cấp. Đến ngày nay, nhu cầu này đã thay đổi tiến tới là ăn ngon, mặc đẹp nên sản xuất của con người phải đa dạng, phong phú. Trong khi đó, lao động phổ thơng của con người khơng thể đáp ứng, địi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ chun mơn, kĩ thuật cao, việc sản xuất của Hưng Yên cũng ln vươn tới cái đích của sự phát triển đó. Vì vậy, Hưng Yên nhất thiết phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Thứ ba, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra rằng cái mới luôn ra đời

trong lòng cái cũ, cái mới ra đời thay thế cái cũ luôn kế thừa những yếu tố hợp thời của cái cũ. Cuộc sống của con người cũng vậy, luôn luôn phấn đấu đến một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Sức khỏe ngày càng được bảo đảm, tri thức ngày càng được mở rộng, tay nghề ngày càng được nâng cao, đồng thời phẩm chất chính trị, đạo đức của con người ngày càng được tu dưỡng và rèn luyện. Việc này

cũng xuất phát từ chính nhu cầu của con người. Điều đó tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng và chất lượng. Đây là mong muốn của tồn Đảng, tồn dân. Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Đảng bộ Hưng Yên đều hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ tư, trong điều kiện hiện nay, cả nước đang tiến hành cuộc cách

mạng CNH, HĐH đất nước, Hưng Yên cũng khơng nằm ngồi xu thế trên. Thế nhưng, Hưng Yên có đặc điểm, điều kiện tự nhiên đặc trưng của mình. Đó là phần lớn người dân sống ở nơng thơn nên tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên vẫn còn thấp, chưa ứng dụng được những thành tựu mới nhất của khoa học, kĩ thuật vào sản xuất, người lao động vẫn sản xuất theo thói quen, dựa vào kinh nghiệm cổ truyền là chính, sản xuất vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ. Điều này cho thấy, nền kinh tế Hưng Yên cần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng và chất lượng, bởi con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là điều kiện tiên quyết nhất cho sự phát triển.

Thứ năm, Hưng Yên cần phải phát triển nguồn nhân lực, vì nguồn nhân

lực ở Hưng Yên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của Hưng Yên nói riêng. Hưng Yên có một lực lượng lao động rất hùng hậu và rất trẻ nhưng khơng mạnh, yếu về trình độ, bất cập về cơ cấu. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo rất cao, chiếm tới 86,1% lực lượng lao động (585.429 người); lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 13,9% (94.374 người); trình độ cao đẳng trở lên chiếm tỉ lệ rất thấp.

Nguồn lao động của Hưng Yên hiện nay chưa đáp ứng được quá trình CNH, HĐH NN, NT. Trước tình hình đó, Hưng n cần phải đầu tư cho GD - ĐT nhằm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực ở nông thôn để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH NN, NT của tỉnh.

Thứ sáu, trong bối cảnh hiện nay, xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa nền

hợp tác, chuyển giao công nghệ và khai thác tốt lợi thế so sánh của nhau, để cùng làm cho nền kinh tế thế giới phát triển. Hưng Yên phải có sự chuẩn bị về nguồn nhân lực có chất lượng cao, nguồn nhân lực vừa nắm được tri thức KH, CN hiện đại, vừa có sức khỏe, vừa có tính tổ chức cao, mạnh dạn trong sáng tạo, biết kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, biết thu lọc những giá trị, tinh hoa văn hóa của thế giới. Nguồn nhân lực phát triển về chất lượng và có chun mơn, kĩ thuật cao được chuẩn bị là để đón nhận, tranh thủ và vận dụng KH, CN vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)