Do điều kiện thuận lợi, có quốc lộ 5 chạy qua nối Hà Nội - Hải Phòng, Hưng Yên còn nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ. Hưng Yên có nhiều ưu thế phát triển kinh tế công - nông nghiệp và dịch vụ. Hưng Yên cịn được ví như Bình Dương của miền Bắc. Hưng Yên là địa bàn có nhiều khu cơng nghiệp lớn như khu cơng nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, Khu
công nghiệp Thăng Long II, Khu công nghiệp Như Quỳnh, Khu công nghiệp Minh Đức, Khu công nghiệp Kim Động, Khu công nghiệp Quán Đỏ. Với ưu thế phát triển công nghiệp và dịch vụ, Hưng Yên dần khắc phục lực lượng lao động trong nơng nghiệp cao (90%), diện tích đất nơng nghiệp dần bị thu hẹp, năng suất lao động chưa cao, người dân vẫn cịn thói quen sản xuất manh mún. Bởi vậy, đây là yếu tố tác động đến nguồn nhân lực của tỉnh, đặc biệt là nguồn nhân lực trong nông nghiệp và nông thôn. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế Hưng Yên liên tục phát triển, nhất là những năm gần đây. Theo báo cáo của UBND tỉnh năm 2008, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi tồn thế giới... song với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự cố gắng của nhân dân, kinh tế Hưng Yên vẫn đạt kết quả khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,33%, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt 27,95%, công nghiệp xây dựng đạt 42,17%, dịch vụ đạt 29,88%, thu ngân sách đạt 1.765 tỷ đồng, kim ngạch suất khẩu 443 triệu USD, tổng vốn huy động toàn xã hội 9.100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,8 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 7%, tỉ lệ tăng dân số 0,998%, tạo thêm việc làm mới cho 2,4 vạn lao động, tỉ lệ làng, khu văn hóa đạt 69%.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần được hồi phục, quan hệ giữa các nước càng được tăng cường, kinh tế nước ta có bước phát triển, sản xuất ổn định, dịch bệnh diễn biến ít phức tạp. Kinh tế tăng trưởng khá, sản xuất tiếp tục phát triển, lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, chính trị ổn định, quốc phịng an ninh được giữ vững, trận tự an toàn xã hội được đảm bảo. Các chỉ tiêu được ước tính thực hiện như sau:
Tổng sản phẩm GDP tăng 12,11%
Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng 5,78% Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,65%
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ 25% - 44% - 31%
Thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng Kim ngạch suất khẩu dạt 530 triệu USD
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 300 tỷ đồng, tỉ lệ dân số tự nhiên 0,94%, tỉ lệ hộ nghèo còn 3% tạo việc làm mới cho 2,5 vạn lao động, tỉ lệ chuẩn quốc gia về y tế đạt kế hoạch 90%, tỉ lệ làng, khu phố văn hóa đạt kế hoạch 72% [89] (xem phụ lục 1). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hưng Yên gia tăng liên tục, tuy thấp hơn so với các tỉnh lân cận nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Hưng Yên có thể phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Hưng Yên đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của cả nước, làm giảm dần tỉ lệ ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự chuyển dịch này còn diễn ra rất chậm. Năm 2009 cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Hưng Yên là 27,4% so với năm 1997 là 51,87%, tuy có giảm nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, công nghiệp và xây dựng năm 1997 là 20,26% tăng lên 42,39 năm 2009, dịch vụ có tăng nhưng khơng đáng kể (xem phụ lục 2).
Như vậy từ năm 2007 đến năm 2009, tốc độ tăng trưởng trong công nghiệp đã được năng lên, năm 2009 GDP đạt 42,39%, tăng 1,32% so với năm 2007, dịch vụ có tăng nhưng quá chậm.
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của Hưng Yên tăng liên tục năm 2006 là 4.226 tỷ đồng năm 2007 là 5.271 tỷ đồng, năm 2008 là 6.645 tỷ đồng năm 2009 là 7.843 tỷ đồng [16].
Việc thu chi ngân sách trên địa bàn Hưng Yên đạt gần 2 nghìn tỷ đổng năm 2008 là 1.834 tỷ đồng, nhưng chi ngân sách lại nhiều hơn thu năm 2008 chi hết 1.979 tỷ đồng, thu không đủ chi.